Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ PHAN BỘI CHÂU
2.3.5. Trong vườn thơ Phan Bội Châu, nhất là thời kỳ ông già Bến Ngự, ta đã thu hái nhiều
Câu kinh, quyển kệ, hình bóng Phật, Thánh xuất hiện với mật độ ngày một dầy hơn , nhất là những năm về cuối:
Mụ hỡi còn trời còn Phật, Thánh (Mụ bán cá) Vì say, tin Phật nặng vai tu
(Vô đề) Cối Phật ta đi thoát cõi phàm
(Cầu chết)
có lẽ vì thế mà có người cho rằng Phan Bội Châu đi tu. Sự thực không phải thế, có khi Phan Bội Châu cũng chẳng tin gì Phật:
Hết duyên thời Phật cũng "zê - rô"
(Mười bài thơ giấy đề mục) Sẵn bột rồi ta nặn Phật chơi
(Mừng báo Kim Lai)
Những ý như thế tuy không nhiều nhưng thể hiện tinh thần, tình cảm của Phan Bội Châu, đặc biệt những năm cuối đời không phải lúc nào cũng sáng trong khỏe mạnh. Vì thế tác dụng tích cực của thơ ông già Bến Ngự cũng phần nào bị hạn chế.
Ta còn thấy trong thơ Phan Bội Châu một vài hạn chế trong nhận thức về bản chất giai cấp:
Kẻ cùng cực ra tay tế độ Hổ hào nhau bần phú tương tư
(Cải lương hương tục ca)
124 về cũ, mới:
Tuồng đời đau nỗi tân đè cựu Đài múa ghê phen tớ địch thầy
(Họa nguyên vận người khác đề) Về tác dụng của tôn giáo, thần thánh:
Ai ơi mưa gió đen hem mực Nhờ đuốc Quan Âm dọi bóng đèn
(Họa nguyên vận bài thơ không đề)
Là bậc thầy về nghệ thuật, nhà thơ luôn cách tân sáng tạo, thế nhưng đây đó ta vẫn bắt gặp tuy không nhiều những câu thơ sáo cũ:
Mày mặt chẳng hèn thân bảy thước Sách đèn quyết trả nợ ba sinh
(Họa bài "Tham học mà nhiễm bệnh") Giang sơn đối gánh chưa xong nợ
Hương lửa ba sinh trót phải duyên
(Họa nguyên vận bài thơ không đề)
Trong hoàn cảnh sống tù túng, chật hẹp, những hạn chế trên là tất yếu, khách quan khó tránh khỏi đối với một người như Phan Bội Châu.
125
KẾT LUẬN
Thơ Phan Bội Châu hấp dẫn, kích thích người đọc bằng những cảm xúc nồng nàn, mãnh liệt, chân thành, bằng một giọng thơ trữ tình mà hùng tráng. Những hình tượng thơ mà Phan Bội Châu sử dụng đều bắt nguồn từ thực tại bi đát của cuộc sống nô lệ đọa đày nên càng làm tăng thêm giá trị biểu cảm. Hình ảnh "Đảo Côn Lôn rực lửa oan cừu", "Thành Hà Nội ùn ùn mây ác độc" làm ta đau đớn căm giận.
Đọc thơ Phan Bội Châu, ta thấy hiện lên nhân vật trữ tình (tác giả) lúc thì chau mày kể lại nỗi khổ nhục của giống nòi, lúc như quắc mắt vạch tội kẻ thù, lúc thì buồn bã đau xót đến cùng cực, lúc lại phân khởi không để đâu cho hết, đang chảy nước mắt vì thảm trạng của đồng bào lại hớn hở như muốn nhảy lên khi nghĩ tới tương lai tươi sáng của tổ quốc. Nếu chỉ mới nhìn qua đề tài thì thấy thơ Phan Bội Châu còn mang dấu ấn truyền thống : Nhớ bạn; Tiễn...; Cảm tác...; Từ giã... nhưng đọc kỹ mới thấy chủ đề, ý tưởng sáng tác đã vượt xa đề tài và bắt nhịp được cùng thời đại. Phan Bội Châu rất ít viết những gì dành riêng cho cá nhân mình, dù viết:
Khóc bạn; Nhớ bạn; Viếng đồng chí . . . cũng là để nói về đất nước. Ý thức dùng văn chương phục vụ đất nước đã trở thành máu thịt của tác giả, là tình cảm thường trực, canh cánh tới mức tự nhiên mà viết ra. Thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu giúp ta rút ra được một qui luật sáng tác : Muốn "dậy sóng" trong lòng người đọc thì trước hết lòng mình phải có sóng dậy. Yếu tố chân thành và nghệ thuật bậc thầy của Phan Bội Châu khiến thơ ông có nội dung yêu nước cách mạng, nồng nhiệt, khiến người đọc không thể thờ ơ, bàng quan.
Qua việc phân tích và tìm hiểu các phương diện của đề tài, chúng tôi rút ra được những kết luận sau đây.
1. Đặt trong bối cảnh văn học trung đại những năm cuối thế kỷ XIX, thơ Phan Bội Châu phản ánh người nho sĩ có hoài bão, có chí khí lớn lao. Không gian tương xứng để người nho sĩ ấy hoạt động là vũ ưu bao la, khoáng đạt. Con người đặt vào vũ trụ không bị hòa tan, mất hút mà trái lại càng được nâng cao đến vô cùng. Nội lực của tình yêu nước sôi sục, của ý chí chiến đấu kiên cường đã tạo ra những vần thơ lãng mạn kỳ vĩ. Thêm vào đó, bút pháp của Phan Bội Châu thích hợp với những đề tài, chủ đề lớn, hướng tới cái toàn thể, cái cộng đồng nên có sức thu hút lớn. Thời gian nghệ thuật cũng được đặt trong xu hướng vận hành biến đổi tích cực : từ
126
quá khứ tự hào đến hiện tại đau thương nhưng bất khuất anh dũng và tương lai tươi sáng, rạng rỡ , thống nhất.
Ngôn ngữ thơ Phan Bội Châu tuy có những nét độc đáo, đặc sắc của cá nhân qua cách dùng từ, đặt câu và ngắt nhịp nhưng nhìn chung vẫn nằm trong mạch của văn chương trung đại.
Lý giải điều này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phan Bội Châu bị sự hạn chế tất yếu của giai cấp. cần khẳng định , hoàn cảnh của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chưa thể khác được, muốn hiệu ừiệu cả dân tộc làm công việc cứu nước lớn lao, văn thơ phải thể hiện bản sắc của dân tộc trong thời điểm đó thì mới không bị cho là "ngoại lai". Các nhà nho mang tinh thần chung là dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu, thơ văn không thể khác ngoài những gì đã rèn được từ "cửa Khổng sân Trình". Thế nhưng hàng loạt từ ngữ mà Phan Bội Châu sử dụng không còn giống y như những người đi trước, có nghĩa là viết thơ, làm thơ không chỉ để cho giai cấp mình đọc và hưởng thụ nó, mà thơ Phan Bội Châu đã hướng đến đại chúng rộng rãi.
Nhìn chung thơ văn Phan Bội Châu đã làm nhiệm vụ kết thúc vẻ vang - một kết thúc có chiều hướng phát triển trong sự vận động nội tại của văn chương trung đại, đồng thời đã góp vào đó tiếng nói riêng rất phù hợp với hoàn cảnh. Thơ Phan Bội Châu vừa giương cao ngọn cờ yêu nước hòa nhập với nguồn cảm hứng lớn xuyên suốt tiến trình phát ữiển của văn học dân tộc, vừa giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa nhân đạo mới: khao khát được bộc lộ và ước mơ đến cháy lòng. Hơn bao giờ hết, Phan Bội Châu xứng đáng là nhà thơ nho sĩ chân chính, nói theo Vũ Đình Liên "Những người muôn năm cũ" đầy tự hào của đất nước, của dân tộc.
2. Đặt trong bối cảnh văn học hiện đại đầu thế kỷ XX, "Phan Bội Châu đã trở thành nhà khai sáng của văn chương Việt Nam thế kỷ XX khống phải chủ yếu sáng tạo nên những hình thức mới mà trước hết bởi vì cùng với nhà thơ, đã xuất hiện trong lịch sử những con người mới, tiêu biểu cho thế kỷ XX. Đó là người yêu nước, anh hùng kiêm nhà cách mạng, nhà duy tân, xả thân vì độc lập tự do, vì tương lai hạnh phức cửa dân tộc Việt Nam. Con người đó, kiểu người đó đã đi suốt lịch sử Việt Nam thế kỷ XX, đồng thời cũng trở thành hình tượng trung tâm của văn chương từ đầu đến cuối thế kỷ"(Trần Thanh Đạm "Phan Bội Châu nhà khai sáng lịch sử và văn chương Việt Nam thế kỷ XX").
Trong thơ Phan Bội Châu, tuy con người được đặt vào mối quan hệ to lớn của cộng đồng, của đất nước nhưng đậm đà tiếng nói sáng tạo cá nhân với những trăn trở, suy tư lo lắng rất đời
127
thường. Ở Phan Bội Châu vừa có cái cao cả lồng lộng của con người kiệt xuất vừa có hình ảnh ông già Bến Ngự bình dị xuôi thuyền dòng Hương Giang, ông già ôm chồng sách bị mưa ướt. . khiến nhiều thế hệ người đọc Việt Nam rất xúc động tự hào. Những hình ảnh thân thương ấy khiến người ta như bắt gặp chính mình trong đó. Gợi quá khứ không thiếu cái khí phách hào hùng, gợi hiện tại đầy nỗi trăn trở day dứt nhưng không mất đi tinh thần quả cảm, tinh thần lạc quan ngời sáng, thơ Phan Bội Châu ghi nhận sinh động cuộc đời hoạt động cách mạng hào hùng và cuộc đời riêng đơn giản: có thất bại, có thành công, có đau khổ tuyệt vọng, có phấn chấn tinh thần... Thật đa dạng và độc đáo. Không gian nghệ thuật tuy đậm đà chất truyền thống nhưng không gian ấy đã lộng gió thời đại. Một không gian tâm lý bao trùm lên cảnh vật và con người. Khi nói đến vũ trụ bao la, đến đất nước rộng lớn ta vẫn thấy "tiểu vũ trụ" qua hình ảnh
"con thuyền", "vầng trăng", "chiếc bóng", không gian tâm cảnh hòa quyện, lồng ghép, rất đẹp, rất hữu tình.
Thời gian nghệ thuật cũng có sự kết hợp hài hòa trong sự vận hành và biến đổi tâm lý.
Vừa đứng ở hiện tại nhà thơ lại thả hồn về kí ức : "mấy chục năm tung hoành", đồng thời hướng đến tương lai mà tin tưởng, nhắn gửi, kỳ vọng.
Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Phan Bội Châu: có Hán ngữ trang trọng; có tiếng Việt dân dã đậm đà bản sắc; có Pháp ngữ xen kẽ với mục đích trào lộng; có thành ngữ tục ngữ quen thuộc;
có đối; có điệp; có hình ảnh tưởng tượng sinh động, đa dạng ... Tất cả hòa quyện, tô đậm khắc sâu lòng yêu nước mãnh liệt, và cũng đồng thời khẳng định tài năng nghệ thuật bậc thầy của Phan Bội Châu trong nền thơ Việt Nam .
128
PHỤ LỤC PHỤ LỤC I: Những bài thơ dùng để khảo sát