Các hình thức trọng tài

Một phần của tài liệu Đề tài Thủ tục tố tụng trọng tài (Trang 20 - 23)

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

1.3 Các hình thức trọng tài

Để đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp vốn đa dạng và phức tạp, tạo điều kiện cho các bên tranh chấp thực hiện quyền lựa chọn các hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình. Trọng tài tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài quy chế (trọng tài thường trực).

1.3.1 Trọng tài vụ việc (trọng tài ad- hoc)

Trong lịch sử, Trọng tài vụ việc là hình thức tài phán xuất hiện sớm nhất so với Trọng tài thường trực và Tòa án. Trọng tài vụ việc là hình thức trọng tài do các bên

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ thành lập để giải quyết vụ tranh chấp theo trình tự, thủ tục do họ thỏa thuận (khoản 6 Điều 3 Dự thảo Luật Trọng tài thương mại).

Trọng tài vụ việc do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài sẽ tự chấm dứt sự tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi tranh chấp phát sinh và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.

Tính chất “vụ việc” hay “ lâm thời” của hình thức trọng tài này thể hiện ở chỗ trọng tài chỉ được thành lập theo thỏa thuận của các bên tranh chấp để giải quyết vụ tranh chấp cụ thể giữa các bên. Hình thức trọng tài chỉ tồn tại và hoạt động trong thời gian giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên, khi giải quyết xong vụ tranh chấp, trọng tài tự động chấm dứt hoạt động.

Thứ hai, trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành (vì chỉ được thành lập để giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận của các bên) và không có danh sách trọng tài viên riêng.

Trọng tài viên được các bên lựa chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên trong danh sách hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào.

Thứ ba, trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình.

Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi các bên phát sinh tranh chấp nên quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng. Tuy nhiên, để tránh lãng phí thời gian cũng như công sức đầu tư vào việc xây dựng quy tắc tố tụng, các bên tranh chấp có thể lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào, mà thông thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín trong nước và quốc tế.

So với trọng tài thường trực thì trọng tài vụ việc có một số ưu thế sau đây:

- Có thể giải quyết một cách nhanh chóng vụ tranh chấp và ít tốn kém, bởi xét cho cùng trọng tài vụ việc vẫn chủ yếu dựa vào ý chí của các bên tranh chấp.

- Quyền lựa chọn trọng tài viên của các bên đương sự không bị giới hạn bởi danh sách trọng tài viên sẵn có như hình thức trọng tài thường trực mà có

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ thể chọn bất kỳ trọng tài viên nào trong và ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ trung tâm trọng tài nào.

- Các bên tranh chấp có quyền rộng rãi trong việc xác định quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Trong khi đó, ở hình thức trọng tài thường trực, các bên chủ yếu chịu ràng buộc bởi quy tắc tố tụng của chính trung tâm trọng tài mà các bên đã lựa chọn.

1.3.2 Trọng tài quy chế

Bên cạnh loại hình trọng tài ad- hoc, còn có loại hình trọng tài hoạt động thường xuyên, theo thông lệ quốc tế được gọi là Trọng tài quy chế hay Trọng tài thường trực.

Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được tiến hành tại một Trung tâm Trọng tài và theo quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài.

Trọng tài quy chế có nghĩa là các bên chọn cách thức tiến hành tố tụng trọng tài theo quy tắc của một tổ chức trọng tài quy chế và dưới sự trợ giúp của tổ chức trọng tài đó5.

Để nhận được sự trợ giúp của tổ chức trọng tài quy chế, các bên phải thỏa thuận rõ ràng bằng điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài được ký vào thời điểm phát sinh tranh chấp.

Trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy trụ sở làm việc thường xuyên, có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy chế tố tụng riêng. Hầu hết các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới các tên gọi như: trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài. Các trung tâm trọng tài có một số đặc trưng cơ bản sau:

- Là tổ chức phi Chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan Nhà nước. Trung tâm trọng tài hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước. Khi giải quyết tranh chấp, trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết.

- Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân. Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với các trung tâm trọng tài khác.

5 Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn, VIAC- Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới như hệ thống cơ quan tài phán nhà nước.

- Cơ cấu tổ chức của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm. Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài nhìn chung rất đơn giản và gọn nhẹ. Ban điều hành của trung tâm trọng tài gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài cử. Bên cạnh ban điều hành, trung tâm trọng tài còn có các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của trung tâm trọng tài. Các trọng tài viên tham gia vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định6.

- Trung tâm trọng tài có thể tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng. Trong quá trình hoạt động, các trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động, nhưng phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc điểm này cho phép các trung tâm trọng tài có thể tổ chức và hoạt động với tính chất trọng tài chuyên ngành (chỉ giải quyết những loại tranh chấp thương mại nhất định).

Trong cơ cấu tổ chức của Trọng tài quy chế, hạt nhân quan trọng nhất là Trọng tài viên. Bởi lẽ uy tín của trọng tài chủ yếu là thông qua uy tín chất lượng công tác của trọng tài viên. Trên thực tế không ít các tổ chức trọng tài thành lập ra nhưng không có việc làm, vắng “khách”. Do vậy, khi thành lập Trọng tài quy chế điều đầu tiên là phải xây dựng cho đội ngũ trọng tài viên mạnh về chất lượng, đủ về số lượng.

Một phần của tài liệu Đề tài Thủ tục tố tụng trọng tài (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)