Căn cứ hủy quyết định trọng tài

Một phần của tài liệu Đề tài Thủ tục tố tụng trọng tài (Trang 53 - 58)

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

2.7 Hủy quyết định trọng tài

2.7.2 Căn cứ hủy quyết định trọng tài

Một bên không thỏa mãn với quyết định trọng tài có thể quyết định khước từ quyết định bằng cách đưa đơn đề nghị hủy quyết định.

Theo Điều 34 Luật mẫu UNCITRAL, một quyết định trọng tài có thể bị hủy nếu bên nộp đơn xin hủy có thể cung cấp bằng chứng khẳng định rằng:

Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không đủ năng lực ký kết thỏa thuận đó; hoặc thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo luật mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo luật của quốc gia nơi quyết định trọng tài được tuyên trong trường hợp mà các bên không ghi rõ; hoặc

Bên làm đơn yêu cầu không được thông báo một cách đầy đủ về việc chỉ định trọng tài viên hoặc tố tụng trọng tài hoặc nói cách khác không thể trình bày vụ việc của mình; hoặc

Quyết định trọng tài giải quyết tranh chấp không được quy định hoặc không nằm trong phạm vi các điều khoản của thỏa thuận đưa ra trọng tài giải quyết, hoặc quy định này bao gồm những quyết định về các vấn đề vượt quá phạm vi của thỏa thuận đưa ra trọng tài giải quyết với những điều kiện là những quy định về các vấn đề đưa ra trọng tài giải quyết có thể tách ra khỏi những vấn đề không đưa ra trọng tài và chỉ có phần của quyết định chứa đựng các quyết định về vấn đề không được nêu ra trọng tài giải quyết có thể bị hủy bỏ; hoặc

Thành phần của Hội đồng trọng tài hoặc tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận giữa các bên hoặc, trong trường hợp không có thoả thuận đó, không phù hợp với luật của nước nơi tiến hành trọng tài; hoặc

Toà án phát hiện rằng:

Theo luật của quốc gia đó, vấn đề nội dung tranh chấp không thể giải quyết bằng trọng tài được; hoặc

22 Khoản 7 Điều 53 PLTTTM.

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Xét về hình thức, số lượng các căn cứ để huỷ quyết định trọng tài nêu tại điều khoản về huỷ quyết định trọng tài trong pháp luật Việt Nam là không nhiều (6 điểm).

Tuy nhiên, về bản chất, các lý do để huỷ quyết định trọng tài theo pháp luật Việt Nam là rất rộng, do rất nhiều điều khoản khác đã được dẫn chiếu đến từ bản thân những căn cứ đó.

Điều 54 Pháp lệnh Trọng tài quy định: “Toà án ra quyết định trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Không có thoả thuận trọng tài;

Thoả thuận trọng tài vô hiệu theo quy định tại Điều 10 của PLTTTM;

Thành phần Hội đồng Trọng tài tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên theo quy định của PLTTTM;

Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng Trọng tài trong trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì phần quyết định này bị huỷ;

Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của PLTTTM;

Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Căn cứ thứ nhất, “không có thỏa thuận trọng tài”. Đây là một căn cứ được coi là cơ sở chung ở các quốc gia để từ chối công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài. Không có thỏa thuận trọng tài thì có nghĩa là trọng tài không có thẩm quyền.

Bởi vì nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là các bên phải có thỏa thuận trọng tài “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài” (khoản 1 Điều 3 PLTTTM). Nếu như không có thỏa thuận mà trọng tài vẫn giải quyết thì sẽ vi phạm thủ tục tố tụng trọng tài, và quyết định của trọng tài trong trường hợp này cần phải hủy.

Căn cứ thứ hai, “Thỏa thuận trọng tài vô hiệu”. Đây cũng là căn cứ được áp dụng phổ biến ở các quốc gia trong việc xét công nhận và cho thi hành hoặc hủy quyết định trọng tài. Một thỏa thuận trọng tài vô hiệu thì không có giá trị pháp lý. Do

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ mẫu UNCITRAL cũng quy định tương tự: Một quyết định trọng tài có thể bị tòa án hủy trong trường hợp bên làm đơn yêu cầu đưa ra những bằng chứng khẳng định rằng “Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không đủ năng lực ký kết thỏa thuận đó; hoặc thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý …”. Tuy nhiên PLTTTM quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ ràng đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp là không đủ cơ sở và càng không thể là căn cứ để hủy quyết định trọng tài.

Căn cứ thứ ba, “Thành phần Hội đồng Trọng tài tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên theo quy định của PLTTTM”, đây có thể hiểu là hai trường hợp tố tụng. Trường hợp thứ nhất, các bên thỏa thuận chọn trọng tài vụ việc để giải quyết, nhưng Hội đồng Trọng tài trên thực tế lại là Hội đồng trọng tài được thành lập từ các Trung tâm Trọng tài hoặc ngược lại. Trường hợp thứ hai, các bên thỏa thuận chọn Trung tâm Trọng tài cụ thể giải quyết tranh chấp và thỏa thuận trọng tài xác định rõ ràng vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất của Trung tâm Trọng tài giải quyết nhưng trên thực tế Hội đồng Trọng tài lại bao gồm ba Trọng tài viên hoặc ngược lại.

Căn cứ thứ tư, “Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của hội đồng Trọng tài trong trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài…”. Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp khi giữa các bên có thỏa thuận trọng tài và tranh chấp đó phải là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Nếu tranh chấp không phát sinh từ hoạt động thương mại thì yêu cầu hủy quyết định trọng tài trong trường hợp này cũng cần được chấp nhận, bởi khi đó vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.

Trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Điều này thường có trong trường hợp điều kiện thỏa thuận của các bên gắn với thẩm quyền của trọng tài. Ví dụ các bên ký kết với nhau hợp đồng thương mại về mua bán nhiều loại hàng hóa, song chỉ có thỏa thuận tranh chấp phát sinh từ việc mua bán thép. Trong khi đó quyết định trọng tài không chỉ đề cập tới mua bán thép mà còn cả việc mua bán các loại hàng hóa trên. Khi đó nếu có yêu cầu hủy toàn bộ quyết định trọng tài trên thì khi đó chỉ phần quyết định trọng tài về các loại hàng hóa trong hợp đồng đó trừ thép là bị hủy với lý do phần quyết định đó không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Theo khoản 2 Điều 13 PLTTTM, Trọng tài viên có các nghĩa vụ sau:

Tuân thủ các quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại. Với quy định này thì chỉ cần Trọng tài viên không tuân thủ một trong các quy định của Pháp lệnh, quyết định của họ có thể bị hủy mà những quy định này trong Pháp lệnh thì rất nhiều. Do đó, bên không chấp nhận quyết định có thể viện dẫn nhiều lý do để hủy quyết định trọng tài và buộc Tòa án phải xem xét.

Vô tư, khách quan trong việc giải quyết vụ tranh chấp. Vấn đề đặt ra ở đây là khi nào được hiểu là Trọng tài viên không vô tư, khách quan. Trên thực tế rất khó khăn có thể chứng minh các trường hợp Trọng tài viên không vô tư, khách quan ngoài các quy định của pháp luật như: Trọng tài viên là người thân thích của một bên hoặc đại diện của bên đó; hoặc Trọng tài viên có lợi ích trong vụ tranh chấp; Trọng tài viên nhận hối lộ…Do vậy, quy định này cần phải có văn bản hướng dẫn áp dụng.

Từ chối giải quyết vụ tranh chấp trong các trường hợp quy định của Pháp lệnh Trọng tài. Trong trường hợp Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp nhưng Trọng tài viên không từ chối thì yêu cầu hủy quyết định trọng tài cần phải được chấp nhận.

Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết. Một trong những ưu điểm của Trọng tài so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác đó là nội dung vụ tranh chấp được giữ bí mật. Do đó, Trọng tài viên cũng phải có nghĩa vụ giữ bí mật nội dung tranh chấp mà mình giải quyết, tuy nghĩa vụ giữ bí mật nội dung tranh chấp không nhất thiết cần phải được chấp hành như một nguyên tắc bắt buộc hay có tính cưỡng chế. Nghĩa vụ của các trọng tài viên là giữ bí mật vụ tranh chấp giữa các bên để khỏi ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của họ. Đây chính là một ưu thế của cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, do các trọng tài viên mang lại. Do vậy không thể coi đây là quy định bắt buộc đối với các trọng tài viên, càng không thể vô lý khi đem việc một trọng tài viên không giữ bí mật về nội dung vụ tranh chấp giữa các bên kinh doanh ra làm căn cứ để huỷ quyết định trọng tài.

Không được nhận hối lộ hoặc có hành vi khác vi phạm đạo đức Trọng tài viên. Trong trường hợp này, bên yêu cầu chứng minh được rằng Trọng tài

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ định pháp luật thì khi đó yêu cầu hủy quyết định trọng tài cần được chấp nhận.

Căn cứ thứ sáu, “Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Quy định này về cơ bản là phù hợp với Luật Mẫu UNCITRAL và quy tắc tố tụng của các thiết chế trọng tài quốc tế, cũng như pháp luật của các nước khác. Tuy nhiên vấn đề ở đây là chưa có văn bản nào giải thích như thế nào là trái lợi ích công cộng, do đó, điểm này cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể, “trái với lợi ích công cộng” cần được định nghĩa sao cho càng giảm bớt càng nhiều càng tốt khả năng hủy quyết định trọng tài. Ví dụ, một quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng nếu nó vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam như quyền bình đẳng trước pháp luật, vi phạm việc tham gia một cách công bằng của các bên khi giải quyết tranh chấp…

Như vậy, căn cứ hủy quyết định trọng tài theo PLTTTM là rất rộng so với Luật mẫu UNCITRAL. Bất kỳ sơ suất nào của Trọng tài cũng có thể làm cho quyết định của họ bị hủy23. Điều đó cho thấy, chúng ta quá nghi ngờ Trọng tài. Đây là một lý do không nhỏ làm nản lòng những ai muốn đưa tranh chấp ra Trọng tài. Hiện nay, Quốc hội đang thảo luận để thông qua Dự thảo Luật Trọng tài, tuy nhiên những căn cứ hủy quyết định trọng tài cũng không mấy gì khác so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại.

Kiến nghị, các nhà làm luật khi xây dựng Luật Trọng tài nên rút bớt danh sách căn cứ hủy quyết định trọng tài và loại bỏ những căn cứ không phù hợp, góp phần hoàn thiện căn cứ hủy quyết định trọng tài.

Tóm lại, thủ tục tố tụng trọng tài theo PLTTTM hiện nay là tương đối gần với chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một số về vấn đề như thỏa thuận trọng tài vô hiệu, hủy quyết định trọng tài… Tiếp thu kinh nghiệm của các nước trong việc thành lập, ban hành pháp luật về trọng tài cũng như Luật Mẫu UNCITRAL. Các nhà làm luật nước ta nên sửa đổi, bổ sung PLTTTM sao cho nó tiến gần hơn các chuẩn mực quốc tế.

23Theo số liệu của VIAC:

Tổng số vụ thụ lý từ 2003-2009: 241 vụ

Tổng số vụ được giải quyết có phán quyết: 167 vụ

Tổng số quyết định trọng tài bị yêu cầu hủy: 19 vụ (chiếm 11%).

Chấp nhận đơn yêu cầu hủy: 7/19 vụ (chiếm 36,8%)

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đề tài Thủ tục tố tụng trọng tài (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)