Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
2.1 Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
2.1.2 Có thỏa thuận trọng tài
Thỏa thuận trọng tài là hình thức pháp lý trong đó các chủ thể của các quan hệ kinh tế thể hiện sự nhất trí về việc sẽ đưa các tranh chấp đã hoặc có thể phát sinh đến
GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ thuận trọng tài là nội dung đầu tiên trong trình tự, thủ tục trọng tài. Nó đóng vai trò nền tảng tạo cơ sở xác lập cả một quá trình trọng tài mà các bên phải tuân thủ khi một tranh chấp phát sinh. Nói cách khác, không có thỏa thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài9.
Điều 2 khoản 2 PLTTTM quy định: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”. Như vậy, các bên có thể thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi có tranh chấp. Khác với việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án, cơ quan tài phán nhà nước, khi có tranh chấp phát sinh, bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết mà không cần có sự thỏa thuận với ai, việc giải quyết bằng trọng tài đòi hỏi có sự thỏa thuận của các bên.
Về hình thức của thỏa thuận trọng tài, khoản 1 Điều 9 PLTTTM quy định:
“Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản”.
Điều này khác với một số nước theo luật án lệ. Tuy nhiên, Luật Trọng tài của nhiều nước khác trên thế giới và Luật mẫu UNCITRAL và Công ước quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đều đòi hỏi thoả thuận trọng tài phải làm văn bản. Pháp lệnh trọng tài thương mại dùng cụm từ “hình thức văn bản khác” như vậy là quá chung chung có thể gây khó khăn khi áp dụng. Tham khảo Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại Quốc tế, khoản 2 Điều 7 có giải thích “ thỏa thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên ký kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, telex, điện tín hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thỏa thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thỏa thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận”.
Để khắc phục những hạn chế và tiếp cận những chuẩn mực quốc tế, các nhà làm luật đã soạn thảo Dự thảo Luật trọng tài và sẽ được thông qua trong kỳ họp Quốc hội sắp tới.
Thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc có thể là một thỏa thuận riêng. Điều khoản trọng tài độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia
9 Giáo trình luật thương mại 3, Ths. Dương Kim Thế Nguyên, Khoa luật, Đại học Cần Thơ,2008
GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ điều khoản trọng tài.
Khi nộp đơn kiện cho Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải nộp kèm theo thỏa thuận trọng tài. Nếu không có thỏa thuận trọng tài, Trung tâm trọng tài sẽ không có thẩm quyền giải quyết. Ngay cả khi có thỏa thuận trọng tài, nhưng nếu thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thì Trọng tài cũng không có thẩm quyền giải quyết. Theo Điều 10 PLTTTM, thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong những trường hợp sau:
Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại. Trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp nếu tranh chấp giữa các bên là tranh chấp phát sinh trong hoạt đông thương mại. (đã phân tích ở mục 2.1.1)
Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, chỉ có người đại diện theo pháp luật10 và đại diện theo ủy quyền11 mới có thẩm quyền đại diện cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức ký kết hợp đồng. Theo đó, người không có thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài sẽ vô hiệu. Tuy nhiên, theo Điểm a1, mục 1.2 của Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại thì, về nguyên tắc chung nếu người ký thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật thì thoả thuận trọng tài đó vô hiệu. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp mà một bên có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án yêu cầu người có thẩm quyền ký kết thoả thuận trọng tài cho biết ý kiến bằng văn bản có chấp nhận thoả thuận trọng tài do người không có thẩm quyền ký kết trước đó hay không. Nếu họ chấp nhận thì trong trường hợp này thoả thuận trọng tài không vô hiệu và vụ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng Trọng tài theo thủ tục chung.
Một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
10 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2005) Người đại diện theo pháp luật gồm:
Cha, mẹ đối với con chưa thành niên Người giám hộ đối với người được giám hộ
Người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Người dứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Chủ hộ đối với hộ gia đình
Tổ trưởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác Những người khác theo quy định pháp luật
11 Đại điện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự thỏa thuận giữa người đại diện và người được đại diện
GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Để chứng minh người ký thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Toà án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ ràng đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung. Để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì một trong những nội dung quan trọng của thỏa thuận trọng tài là các bên cần phải lựa chọn xem thủ tục trọng tài sẽ áp dụng khi có tranh chấp là trọng tài quy chế hay trọng tài vụ việc và do trung tâm trọng tài nào giải quyết (vì hiện cả nước có tổ chức trọng tài thương mại khác nhau chứ không chỉ có Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (ngoài Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam còn có Trung tâm Trọng tài khác như Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Thương mại Tp.HCM, Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu…). Trong trường hợp nếu theo thoả thuận trọng tài mà không thể xác định được đối tượng tranh chấp cụ thể là gì hoặc không thể xác định được Hội đồng Trọng tài nào, Trung tâm Trọng tài nào của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp này, nếu sau đó các bên không có thoả thuận hoặc không thoả thuận bổ sung được về việc xác định đối tượng tranh chấp cụ thể hoặc Hội đồng Trọng tài cụ thể nào của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết thì thỏa thuận trọng tài đó sẽ vô hiệu. Tuy nhiên, Việc quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi thỏa thuận trọng tài “không xác định rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp” là không hợp lý và không phù hợp với pháp luật và thực tiễn trọng tài quốc tế. Nguyên tắc giải quyết bằng trọng tài là phải dựa trên ý chí của các bên. Vì vậy, bằng việc dẫn chiếu đến Trọng tài, các bên đã có chủ ý và thể hiện ý định đưa ra giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các bên đã diễn đạt chưa chuẩn xác tên một tổ chức trọng tài cụ thể. Do đó, trong mọi trường hợp, khi các bên đã có thỏa thuận trọng tài, pháp luật trọng tài các nước đều ưu tiên giải quyết bằng Trọng tài. Luật Mẫu UNCITRAL và luật trọng tài các nước không đưa ra tiêu chí phải xác định tên tổ chức trọng tài cụ thể và không có quy định về
12 Điều 17, Bộ luật Dân sự.
GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho thấy, số lượng các thỏa thuận trọng tài không diễn đạt chính xác tên gọi của tổ chức trọng tài chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Việc PLTTTM đưa ra yêu cầu các bên phải thỏa thuận bổ sung để xác định tên tổ chức trọng tài cụ thể là điều không khả thi, vì khi tranh chấp đã phát sinh thì các bên rất khó có cơ hội để thỏa thuận lại, đặc biệt là bên vi phạm hợp đồng sẽ tìm mọi cách để lẩn tránh nghĩa vụ của mình.
Thỏa thuận trọng tài không được lập theo quy định của PLTTTM. Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản. Thỏa thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản.
Thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc có thể là một thỏa thuận riêng
Bên ký kết thỏa thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu; thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp.
Sự tự nguyện là một trong những yếu tố quan trọng để thành lập thỏa thuận trọng tài nói riêng và các giao dịch dân sự nói chung. Nếu vì bị lừa dối, đe dọa mà dẫn đến ký kết thỏa thuận thì thỏa thuận đó không thể hiện ý chí tự nguyện của một trong các bên. Trong trường hợp này bên bị lừa dối đe dọa có quyền yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu, và ngược lại nếu bên bị lừa dối, đe dọa vẫn chấp nhận thỏa thuận trọng tài thì thỏa thuận trọng tài đó đương nhiên có hiệu lực.
Pháp lệnh trọng tài quy định, “thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu là sáu tháng, kể từ ngày ký kết thỏa thuận trọng tài”. PLTTTM cũng như những văn bản hướng dẫn thi hành không có một điều khoản nào giải thích thời hạn 6 tháng để yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu là áp dụng riêng cho khoản 6 Điều 10 (trường hợp bị lừa dối, đe dọa) hay cho cả Điều 10 PLTTTM. Nếu áp dụng riêng cho khoản 6 thì các trường hợp còn lại có được hiểu là vô thời hạn hay không? Nếu áp dụng cho cả Điều 10 thì cách thực hiện kỹ thuật lập pháp của Điều 10 không thể hiện điều đó, đương sự sẽ gặp khó khăn khi kiếu nại giải quyết.
GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ ký kết thỏa thuận trọng tài, nhưng phải trước ngày Hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh chấp. Thoả thuận trọng tài thường được các bên ghi vào trong hợp đồng khi ký kết. Thời hạn của hợp đồng có thể là 6 tháng nhưng cũng có thể còn dài hơn rất nhiều. Vậy khi hợp đồng đang còn hiệu lực, các bên chưa tranh chấp về hợp đồng họ có thể gửi đơn đến Trọng tài để yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu mà không yêu cầu giải quyết tranh chấp hay không? Nếu không được thì chờ đến khi tranh chấp hợp đồng mới yêu cầu thì lại hết thời hạn 6 tháng, lúc này sẽ giải quyết thế nào? Theo người viết, việc quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo Khoản 6 Điều 10 là không cần thiết, bởi lẽ Điều 30 PLTTTM “xem xét thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài” đã bao gồm quy định việc yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu.