Nguyên tắc ra quyết định trọng tài

Một phần của tài liệu Đề tài Thủ tục tố tụng trọng tài (Trang 45 - 51)

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

2.6 Quyết định trọng tài

2.6.1 Nguyên tắc ra quyết định trọng tài

Ra quyết định trọng tài theo nguyên tắc đa số là nguyên tắc phổ biến được quy định và áp dụng trong pháp luật về trọng tài tại Việt nam và hầu hết các nước. Tuy

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ nhau19.

Theo quy tắc tố tụng trọng tài của ICC, với những Hội đồng trọng tài gồm 3 trọng tài viên, thì phán quyết được tuyên theo nguyên tắc đa số; tuy nhiên trong trường hợp không đạt được sự nhất trí đa số, thì chủ tịch Hội đồng trọng tài tự ra phán quyết.

Theo quy tắc này thì gánh nặng không đặt lên Chủ tịch Hội đồng trọng tài mà lên các trọng tài viên khác trong việc thống nhất với Chủ tịch Hội đồng để tạo thành đa số.

Điều này là cần thiết bởi lẽ nếu không đạt được sự nhất trí đa số, chủ tịch Hội đồng trọng tài sẽ tuyên phán quyết theo ý kiến của riêng mình. Tuy nhiên, nếu điều này xảy ra, thì những người phán xét sự lựa chọn của các bên không phải là các bên của phán quyết, mà thay vào đó phán quyết sẽ được tuyên do một người mà các bên đã buộc phải chịu chấp nhận theo sự chỉ định của Cơ quan trọng tài hay cơ quan có thẩm quyền chỉ định chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Theo Điều 29 Luật mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại, “Trong tố tụng trọng tài gồm nhiều Trọng tài viên, nếu các bên không có thỏa thuận khác, mọi quyết định của Hội đồng Trọng tài được đưa ra theo nguyên tắc đa số của các thành viên trong Hội đồng. Tuy nhiên, vấn đề về tố tụng có thể được quyết định bởi chủ tịch ủy ban (chủ tịch hội đồng trọng tài) nếu được các bên hoặc các thành viên khác của hội đồng trọng tài trao quyền”. Như vậy, trong trường hợp không đạt được sự nhất trí hoàn toàn, thì hai trong ba trọng tài viên cần phải thỏa thuận với nhau để có thể ra được phán quyết.

Trên cơ sở đảm bảo tính chung thẩm và tính được cưỡng chế thi hành, Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam tại Điều 42 đã quy định nguyên tắc ra quyết định của Hội đồng trọng tài như sau: “Quyết định trọng tài của Hội đồng Trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số, trừ trường hợp vụ tranh chấp do Trọng tài viên duy nhất giải quyết. Ý kiến của thiểu số được ghi vào biên bản phiên họp”.

Trường hợp thứ nhất, Hội đồng Trọng tài chỉ có một Trọng tài viên duy nhất.

Trong trường hợp này, trọng tài viên đó phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc ra quyết định trọng tài. Sau khi tiến hành các thủ tục tố tụng trọng tài như nhận đơn kiện

19Đặng Hoàng Oanh, Vụ Hợp tác Quốc tế- Bộ Tư pháp, Một số điểm bất cập của Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam về quy định tuyên quyết định trọng tài theo nguyên tắc đa số,

http://www.moj.gov.vn/p/tag.idempotent.render.userLayoutRootNode.target.n414.uP?uP_root=me&cmd=item&I D=8555, [tc: 11/12/09].

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ gặp gỡ, nghe các bên trình bày ý kiến, thu thập chứng cứ, trọng tài viên duy nhất sẽ nghiên cứu, phân tích và quyết định vụ việc bằng cách ra phán quyết trọng tài.

Trường hợp thứ hai, Hội đồng Trọng tài gồm ba thành viên. Trong trường hợp này thì quyết định trọng tài được lập dựa trên ý kiến của đa số thành viên có nghĩa là ý kiến của hai trên ba (2/3) thành viên. Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam chỉ quy định nguyên tắc chung của việc ra quyết định trọng tài là nguyên tắc đa số mà chưa tính đến trường hợp ngoại lệ khi nguyên tắc này không đạt được. Theo quy tắc tố tụng của ICC, trong trường hợp không đạt được sự thống nhất của đa số thành viên thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài quyết định. Theo Luật mẫu UNCITRAL, hai trong ba trọng tài viên cần thỏa thuận với nhau để ra quyết định cuối cùng. Theo người viết, trong trường hợp quyết định trọng tài không được sự nhất trí đa số thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài và một trọng tài viên khác thỏa thuận với nhau quyết định cuối cùng, nếu như không thỏa thuận được thì quyết định trọng tài theo ý kiến của Chủ tịch hội đồng trọng tài.

2.6.2 Nội dung phán quyết trọng tài

Quyết định trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Ngày, tháng, năm và địa điểm ra quyết định trọng tài trong trường hợp việc giải quyết vụ tranh chấp do Trung tâm Trọng tài tổ chức thì quyết định trọng tài phải có tên Trung tâm Trọng tài;

Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn;

Họ, tên các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất;

Tóm tắt đơn kiện và các vấn đề tranh chấp;

Cơ sở để ra quyết định trọng tài;

Quyết định về vụ tranh chấp, quyết định về phí trọng tài và các chi phí khác;

Thời hạn thi hành quyết định trọng tài;

Chữ ký của các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất.

Đối với quy định về cơ sở để ra quyết định trọng tài hay còn gọi là lý do để ra quyết định trọng tài, đây là điều kiện bắt buộc trong nội dung quyết định trọng tài.

Khoản 2 Điều 31 Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quy định:

“Trừ khi các bên thỏa thuận rằng không nêu lý do hoặc quyết định là quyết định về các

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ ban hành”. Đây là nguyên tắc về cơ bản đã được công nhận trong pháp luật về trọng tài của hầu hết các quốc gia như pháp luật về trọng tài của Liên bang Nga và Ukraine thậm chí còn quy định bắt buộc, mọi phán quyết đều phải nêu rõ lý do cụ thể và có căn cứ, không cho phép các bên thỏa thuận ngoại lệ về việc không nêu lý do. Ngay cả pháp luật án lệ trước đây cho phép không cần nêu lý do trong quyết định trọng tài nhưng trong những năm gần đây quy định cần phải nêu lý do là bắt buộc và làm cơ sở để ra quyết định trọng tài.

Theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại thì cơ sở để ra quyết định trọng tài là bắt buộc. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra trong thực tế đó là khi áp dụng cơ sở để ra quyết định trọng tài lại hoàn toàn thiếu việc nêu lý do hoặc lý do được nêu chưa đầy đủ.

Trường hợp Tòa án xem xét lý do được đưa ra cho phán quyết đã đầy đủ hay chưa, có thể xem xét lại nội dung của vụ việc, trong khi điều này lại chính là hành vi vượt quá thẩm quyền của Tòa án, trừ trường hợp quyết định của trọng tài vi phạm trật tự công cộng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho cả số lượng quyết định trọng tài bị yêu cầu hủy gia tăng khi mà vấn đề được đặt ra là hoàn toàn thiếu việc nêu lý do hay chỉ thiếu một phần lý do, hoặc nói cách khác, khi lý do được nếu chưa đầy đủ21.

Đối với quy định về chữ ký của Trọng tài viên. Một trong những yêu cầu về mặt nội dung của quyết định trọng tài theo pháp luật Việt Nam là cần phải có chữ ký của các Trọng tài viên hoặc Trọng tài viên duy nhất. Đây là yêu cầu được áp dụng phổ biến cho pháp luật về trọng tài của hầu hết các nước. Tuy nhiên, nếu nguyên tắc này được áp dụng một cách cứng nhắc, rất có thể sẽ xảy ra trường hợp một quyết định của trọng tài sẽ bị hủy đơn giản chỉ bằng một hành động của một trong các trọng tài viên cố ý từ chối ký vào quyết định. Vì vậy, bất kỳ pháp luật nước nào quy định “chữ ký” của trọng tài viên là điều kiện bắt buộc mà không tính đến các trường hợp ngoại lệ, sẽ không được coi là phù hợp với trọng tài quốc tế.

20 Điều 30: Hòa giải

1. Nếu trong quá trình tố tụng trọng tài, các bên giải quyết được tranh chấp, hội đồng trọng tài sẽ chấm dứt tố tụng khi các bên có yêu cầu và hội đồng trọng tài không phản đối, và ghi nhận việc giải quyết này dưới hình thức quyết định trọng tài về các điều kiện thoả thuận.

2. Quyết định về điều kiện được thoả thuận sẽ được lập theo với qui định tại điều 31 và sẽ được tuyên như là một quyết định. Quyết định này có vị trí và hiệu lực tương tự như quyết định về nội dung vụ kiện.

21 Bản tin trọng tài thương mại, số 8/2009, Một số bất cập trong các quy định pháp luật Việt Nam về quyết định trọng tài.

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ được ký, nhưng chỉ cần chữ ký của đa số trọng tài viên, hoặc trong trường hợp không đạt được đa số chữ ký của các trọng tài viên, thì chỉ cần chữ ký của Chủ tịch Hội đồng trọng tài là đủ. Điều 31 Luật mẫu UNCITRAL cũng có quy định, “quyết định phải được lập bằng văn bản và phải được trọng tài viên hoặc các trọng tài viên ký. Trong tố tụng trọng tài gồm nhiều trọng tài viên, chữ ký của đa số các trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài là đủ, nếu như có nêu lý do về chữ ký khuyết”.

Pháp lệnh trọng tài thương mại cũng quy định chữ ký của Trọng tài viên là điều kiện bắt buộc trong quyết định trọng tài. Tuy nhiên, để tránh trường hợp có Trọng tài viên cố ý làm hỏng hiệu lực của quyết định trọng tài bằng cách không ký vào quyết định trọng tài, Khoản 2 Điều 44 Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam đã quy định bổ sung “trường hợp có trọng tài viên không ký vào quyết định trọng tài, Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ghi việc này trong quyết định trọng tài và phải nêu rõ lý do”.

So sánh với pháp quy định pháp luật của các nước, quy định tại khoản 2 Điều 44 Pháp lệnh Trọng tài thương mại về chữ ký của Trọng tài viên như vậy là chưa đủ, vẫn chưa rõ ràng rằng việc nêu lý do trường hợp vẫn có Trọng tài viên không ký vào quyết định trọng tài như vậy đã đủ căn cứ để quyết định trọng tài có hiệu lực hay không.

Pháp luật Việt Nam nên áp dụng cách quy định rõ ràng rành mạch như quy tắc tố tụng của ICC, Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại trong xây dựng Luật Trọng tài.

2.6.3 Hiệu lực của quyết định trọng tài

Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp thương mại là nhanh chóng, dứt điểm, tránh dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Để các tranh chấp thương mại giữa các nhà kinh doanh có thể được giải quyết nhanh chóng và dứt điểm, các tổ chức trọng tài phi chính phủ đã ra đời để đáp ứng yêu cầu đó của các nhà kinh doanh. Bởi vì, thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản, thời gian giải quyết nhanh chóng, quyết định trọng tài có giá trị chung thẩm.

Một trong những điểm nổi bật của Pháp lệnh trọng tài Thương mại năm 2003 so với pháp luật về trọng tài trước đây là tính được cưỡng chế thi hành của các phán quyết trọng tài. Điều 6 Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã khẳng định hiệu lực của quyết định trọng tài, “Quyết định trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ các trường hợp Toà án huỷ quyết định trọng tài theo quy định của Pháp lệnh này”.

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đều mong mỏi quá trình tố tụng sẽ được kết thúc bằng một quyết định trọng tài, trừ trường hợp họ đạt được sự hoà giải hoặc cách giải quyết nào khác trong quá trình tố tụng. Họ đương nhiên cũng hy vọng quyết định đó là chung thẩm và được các bên tự nguyện thi hành, mặc dù vẫn ý thức được quyền sửa đổi hoặc huỷ quyết định trọng tài.

Điều 32 Luật mẫu UNCITRAL quy định: “Tố tụng trọng tài sẽ được chấm dứt bởi quyết định chung thẩm hoặc bởi yêu cầu của Hội đồng trọng tài…”. Và theo quy định của Quy tắc tố tụng UNCITRAL thì “Quyết định trọng tài sẽ phải lập thành văn bản và là chung thẩm và ràng buộc các bên, các bên cam kết thực thi quyết định không chậm trễ” (khoản 2 Điều 32).

Mặc dù quy định phán quyết trọng tài là chung thẩm và mang tính ràng buộc, tuy nhiên trong Chương VI của Pháp lệnh Trọng tài 2003 có quy định về quyền yêu cầu toà án huỷ phán quyết trọng tài nếu một bên tranh chấp không đồng ý với phán quyết đó (Điều 50 PLTTTM). Trong thực tế, quy định này trong hầu hết các trường hợp giúp cho bên thua kiện, ít nhất là có cơ hội trì hoãn việc thi hành phán quyết trọng tài bằng việc khởi kiện về giá trị pháp lý của phán quyết đó. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, toà án có quyền xem xét rất nhiều lý do để huỷ phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 54 PLTTTM. Các lý do này được liệt kê một cách rộng rãi, kể cả bao gồm trường hợp liên quan đến một khái niệm có nội hàm không rõ ràng là

“thương mại” như đã đề cập tức là khi tranh chấp không phải là “thương mại” thì thoả thuận trọng tài sẽ vô hiệu.

2.6.4 Thi hành quyết định trọng tài

Pháp luật về trọng tài của hầu hết các nước cho thấy khi một quyết định trọng tài có hiệu lực pháp luật thì các bên phải thi hành quyết định đó, trong trường hợp các bên không thi hành thì bên còn lại có quyền yêu cầu tòa án công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài. Sở dĩ phải qua tòa án vì quyết định của Trọng tài là quyết định không mang quyền lực nhà nước do đó cần phải có một cơ quan nhà nước hộ trợ, đó là Tòa án.

Tuy nhiên, theo Điều 57 Pháp lệnh Trọng tài, “Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu hủy theo quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh này, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi

Một phần của tài liệu Đề tài Thủ tục tố tụng trọng tài (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)