Trong nền kinh tế thị trường, trọng tài thương mại là công cụ bảo vệ quyền lợi của các nhà doanh nghiệp do chính các nhà doanh nghiệp tạo nên thông qua thỏa thuận.
Các tổ chức trọng tài được lập ra để đáp ứng nguyện vọng của các nhà doanh nghiệp.
Do vậy, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài phải được xác lập hoàn toàn trên cơ sở tôn trọng quyền tự do định đoạt của các bên, giúp đỡ các bên tranh chấp khả năng loại trừ các tranh chấp đã phát sinh trong quan hệ kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hữu hiệu nhất.
Mặc dù những quy định về thủ tục tố tụng trọng tài còn nhiều bất cập song nó đã chứng minh một điều: với tính cách là một phương thức giải quyết tranh chấp trong nền kinh tế, mang bản chất và nội dung có tính đặc thù, việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài đã thu được những kết quả không thể phủ nhận được, đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu giải quyết tranh chấp của các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế quốc tế, góp phần tạo sự ổn định, lành mạnh và thông suốt trong các quan hệ kinh tế quốc tế và trong toàn bộ nền kinh tế.
Ở Việt Nam, thủ tục tố tụng trọng tài hiện nay được quy định trong PLTTTM 2003. Có thể nói, so với các trình tự, thủ tục ở các phương thức giải quyết tranh chấp khác thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài ở Việt Nam là khá mới mẻ đối với nhiều nhà doanh nghiệp và công chúng.
Thủ tục tố tụng trọng tài khá mềm dẻo, đơn giản hơn so với tố tụng tại Tòa án.
Mỗi trung tâm trọng tài có thể có quy tắc tố tụng riêng cho mình nhưng đều phải dựa trên những quy định của PLTTTM. Đây cũng chính là một trong những ưu thế của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài. Trên thực tế nếu so sánh với hệ thống tòa án thì số lượng vụ tranh chấp được giải quyết tại các trung tâm trọng tài ở VN hiện nay vẫn là con số khiêm tốn, tuy nhiên, quyết định trọng tài bị hủy thì nhiều. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến các nhà doanh nghiệp và dân chúng không tin tưởng vào trọng tài và không tìm đến trọng tài để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
Từ những nhận xét trên, người viết xin đưa ra một vài đề xuất sau:
Về trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi thỏa thuận trọng tài “không xác định rõ tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp…”, quy định này cần
GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ thỏa thuận của các bên, điều này có nghĩa là tôn trọng ý chí, sự lựa chọn của các bên.
Vì những nguyên nhân khác nhau mà các bên không nêu chính xác tên trung tâm trọng tài thì khi đó nên dựa vào ý chí của các bên để xác định chính xác tên trung tâm trọng tài mà các bên đã lựa chọn.
Về thời hiệu khởi kiện, PLTTTM quy định thời hiệu khởi kiện đối vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định là hai năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp. Điều này có thể gây khó khăn đương sự bởi PLTTTM quy định thời hiệu khởi kiện tính từ ngày xảy ra tranh chấp nhưng BLTTDS thì quy định thời hiệu khởi kiện tính từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Điều này có thể dẫn đến tình trạng theo PLTTTM thì còn thời hiệu nhưng theo BTTTDS thì đã hết thời hiệu khởi kiện vì không phải lúc nào ngày xảy ra tranh chấp cũng là ngày quyền lợi ích bị xâm phạm. Theo người viết, điều này nên quy định “…đối với vụ tranh chấp mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện bằng trọng tài là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại”.
Về nguyên tắc ra quyết định trọng tài, trong trường hợp quyết định trọng tài không đạt được nhất trí của đa số thì khi đó cần phải có sự thỏa thuận của Chủ tịch Hội đồng trọng tài và một thành viên khác trong Hội đồng trọng tài để có thể đưa ra kết quả cuối cùng, nếu không thỏa thuận được thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài quyết định.
Về quy định chữ ký của trọng tài viên, Pháp lệnh trọng tài quy định “quyết định trọng tài được lập theo nguyên tắc đa số”. Quy định như vậy là chưa đủ. Nếu như không có chữ ký của đa số trọng tài viên thì quyết định trọng tài có hiệu lực hay không thì Pháp lệnh chưa đề cập đến. Theo người viết, trong trường hợp quyết định trọng tài không có được chữ ký của đa số trọng tài viên thì quyết định trọng tài chỉ cần có chữ ký của Chủ tịch hội đồng trọng tài.
Về các căn cứ hủy quyết định trọng tài:
Căn cứ “Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của trọng tài”. Trọng tài viên được hưởng một số quyền thì cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên nếu trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ nhưng không liên quan, không ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp mà quyết định trọng tài bị hủy thì điều này không hợp lý. Do đó, quy định này cần phải sửa đổi theo hướng loại bỏ những căn cứ không phù hợp như quy định
GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ đức trong tài viên.
Căn cứ “Quyết định trọng tài trái với trật tự công cộng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, quy định này quá chung chung nên cần phải quy định cụ thể hơn.
Tóm lại: Hiện nay, với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường, việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài là không thể thiếu được. Tuy nhiên, để việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài phát huy tác dụng, phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường thì việc xác định nội dung của trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp thương mai một cách đầy đủ, chi tiết là hết sức cần thiết. Quá trình này phải đảm bảo được sự kế thừa của những quy định về thủ tục tố tụng trước đó, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của nước ta, thể hiện rõ bản chất của phương thức giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài, đảm bảo tính công bằng khách quan trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, phù hợp với thông lệ quốc tế.
GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ