Giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Đề tài Thủ tục tố tụng trọng tài (Trang 42 - 45)

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI

2.5 Giải quyết tranh chấp

2.5.1 Chuẩn bị giải quyết tranh chấp

Để tiến hành giải quyết tranh chấp mà Trung tâm Trọng tài đã nhận đơn, các Trọng tài viên, sau khi được chọn hoặc chỉ định phải tiến hành các công việc cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp.

Thứ nhất, nghiên cứu hồ sơ, xác minh sự việc

Trên cơ sở đơn kiện và các tài liệu, chứng cứ của nguyên đơn, bản tự bảo vệ và các tài liệu, chứng cứ của bị đơn, các Trọng tài viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ và các văn bản pháp luật có liên quan đến vụ kiện để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Hội đồng Trọng tài có quyền gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên hoặc theo sáng kiến của mình, Hội đồng Trọng tài có thể tìm hiểu sự việc từ người thứ ba, với sự có mặt của các bên hoặc sau khi đã thông báo cho các bên.

Thứ hai, thu thập chứng cứ

Sau khi đọc hồ sơ, nếu thấy chưa đủ chứng cứ thì Hội đồng Trọng tài có quyền yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp. Các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh sự việc mà mình nêu ra. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Trọng tài có thể tự mình thu thập chứng cứ, mời giám định theo yêu cầu của một bên hoặc các bên và phải thông báo cho các bên biết. Bên yêu cầu giám định phải nộp tạm ứng phí giám định, trường hợp các bên mời giám định thì cùng phải nộp tạm ứng phí giám định. Trọng tài có quyền yêu cầu các bên cung cấp chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp.

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ Hòa giải là việc các bên tự thương lượng giải quyết tranh chấp với nhau mà không cần có quyết định của trọng tài. Có thể nói hòa giải là một biện pháp tối ưu trong việc giải quyết tranh chấp thương mại và giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong cuộc sống.

Hòa giải góp phần giải quyết nhanh chóng tranh chấp, không gây mâu thuẫn, căn thẳng, không phí tổn tiền bạc và thời gian của các bên tranh chấp. Trong tố tụng Tòa án, khi xét xử các vụ án kinh tế, Tòa án có nghĩa vụ hòa giải để các bên có thể thương lượng được với nhau. Chỉ khi nào các bên không thể hòa giải được, Tòa án mới đưa vụ tranh chấp ra xét xử. Nếu Tòa án không hòa giải mà đưa vụ tranh chấp ra xét xử ngay là vi phạm thủ tục tố tụng. Trong tố tụng trọng tài, hòa giải không phải là nguyên tắc, là thủ tục bắt buộc, song Hội đồng Trọng tài vẫn tôn trọng việc tự hòa giải của các bên. Mặc dù các bên đã có đơn yêu cầu giải quyết, các bên vẫn có thể tự hòa giải.

Quy tắc UNCITRAL quy định như sau: “ nếu, trước khi quyết định trọng tài được thành lập, các bên thỏa thuận được việc giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định chấm dứt tố tụng trọng tài hoặc, nếu được hai bên yêu cầu và hội đồng trọng tài đồng ý, ghi nhận thỏa thuận dưới hình thức một quyết định trọng tài về các điều khoản thỏa thuận. Hội đồng trọng tài không bắt buộc phải đưa ra các lý do cho một quyết định trọng tài như vậy”17.

Theo Quy tắc tố tụng của ICC có quy định tương tự: “Nếu các bên đạt được thỏa thuận hòa giải, sau khi hồ sơ vụ kiện được gửi cho hội đồng trọng tài thì thỏa thuận hòa giải sẽ được ghi nhận dưới hình thức của một quyết định được lập với sự chấp thuận của các bên khi có yêu cầu của các bên và hội đồng trọng tài đồng ý làm như vậy” (Điều 26 Quy tắc tố tụng của ICC). Như vậy, theo Luật mẫu UNCITRAL và Quy tắc tố tụng của ICC, nếu các bên thỏa thuận được việc giải quyết tranh chấp thì hội đồng trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng, hoặc, nếu các bên tự thỏa thuận được và có yêu cầu hội đồng trọng tài ghi nhận kết quả thỏa thuận thì hội đồng trọng tài ghi nhận thỏa thuận dưới hình thức một quyết định trọng tài.

Theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại, nếu các bên tự hòa giải được với nhau thì theo yêu cầu của các bên, Hội đồng Trọng tài sẽ đình chỉ tố tụng. Các bên cũng có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài tiến hành hòa giải. Trong trường hợp hòa giải thành các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định

17 Khoản 1 Điều 34 Luật mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại.

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ viên ký. Quyết định công nhận hòa giải thành của Hội đồng Trọng tài là chung thẩm và được thi hành theo quy định. Như vậy, sau khi nguyên đơn đã có đơn yêu cầu Trọng tài giải quyết vẫn có thể có hai tình huống xảy ra.

Thứ nhất, Các bên tự hòa giải, không có sự tham gia của Trọng tài, nên không có quyết định công nhận hòa giải thành của Trọng Tài;

Thứ hai, Các bên yêu cầu Trọng Tài hòa giải, tức là việc hòa giải có sự tham gia của Trọng tài nên trong trường hợp hòa giải thành thì Hội đồng Trọng tài ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có giá trị chung thẩm. Nếu bên phải thi hành quyết định này không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định đó của Trọng tài.

2.5.3 Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

Trong tố tụng trọng tài, như đã nói trên, các bên có tranh chấp được đảm bảo quyền tự định đoạt tối đa, các bên có thể thỏa thuận cả thời gian giải quyết tranh chấp18, tức là các bên quyết định khi nào thì tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.

Hội đồng Trọng tài phải tôn trọng sự thỏa thuận đó của các bên. Chỉ khi không có thỏa thuận của các bên về thời gian tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp, Hội đồng Trọng tài mới có quyền quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết.

Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng Trọng tài quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết tranh chấp thì giấy triệu tập các bên tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp phải gửi cho các bên chậm nhất ba mươi ngày trước ngày mở phiên họp.

Về nguyên tắc, phiên họp giải quyết vụ tranh chấp không công khai. Đây là một trong những lý do khiến các nhà kinh doanh ưa chuộng việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài để có thể giữ bí mật kinh doanh của họ, bởi vì trong phiên họp chỉ có họ với các Trọng tài viên. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng Trọng tài mới có thể cho phép người khác tham dự phiên họp. Nếu giải quyết tại Tòa án thì về nguyên tắc thì phải công khai, nên nhiều người cơ thể tham dự và thường có sự tham gia của Viện kiểm sát.

Các bên có thể trực tiếp tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp hoặc có thể ủy quyền cho người đại diện của mình. Các bên có quyền mời nhân chứng, luật sư bảo vệ

18 Thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp do Chủ tịch Hội đồng Trọng tài quyết định, nếu các bên không có thoả thuận khác (khoản 1 Điều 38 PLTTTM).

GV hướng dẫn: TS. Dư Ngọc Bích SV thực hiện: Nguyễn Thị Huệ họp giải quyết vụ tranh chấp mà không tham dự phiên họp không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thì được coi là đã rút đơn kiện. Song Hội đồng Trọng tài có thể vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn yêu cầu hoặc có đơn kiện lại, tức là Hội đồng Trọng tài không giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của nguyên đơn nữa mà giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của bị đơn hay có thể gọi là nguyên đơn mới.

Nếu bị đơn đã được triệu tập tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp mà không tham dự phiên họp không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng Trọng tài đồng ý thì Hội đồng Trọng tài vẫn tiến hành giải quyết vụ tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.

Trong trường hợp các bên yêu cầu, Hội đồng Trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để giải quyết vụ tranh chấp mà không cần các bên có mặt. Còn nếu họ không yêu cầu thì họ phải tham dự phiên họp giải quyết.

Các bên có thể yêu cầu Hội đồng Trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng. Hội đồng Trọng tài phải hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp nếu xét thấy chưa đủ cơ sở để giải quyết vụ tranh chấp.

Toàn bộ diễn biến của phiên họp giải quyết tranh chấp do Hội đồng Trọng tài lập biên bản. Biên bản phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng Trọng tài. Các bên có quyền tìm hiểu nội dung biên bản, yêu cầu sửa chữa, bổ sung biên bản. Nếu Hội đồng Trọng tài không chấp nhận yêu cầu sửa chữa, bổ sung biên bản thì Hội đồng Trọng tài phải ghi vào biên bản.

Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp, Hội đồng Trọng tài phải đưa ra được quyết định trọng tài.

Một phần của tài liệu Đề tài Thủ tục tố tụng trọng tài (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)