Chương 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGUỜI VIỆT Ở LÀO 1.1. KHÁI NIỆM
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở LÀO
1.2.3. Giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1975
Từ khi ký hiệp định Lào - Việt vào tháng 10 năm 1945, Liên quân Lào Việt chính thức ra đời. Thủ đô Viên Chăn và ở các tỉnh khác như Thà Khẹc -
Khăm Muộn, Savannakhét đều có bộ tham mưu chung cho quân đội của cả hai nước.
Sau hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, chúng ta không dùng danh hiệu
“Liên quân Lào - Việt” nữa mà các đơn vị bộ đội vũ trang của Việt kiều chuyển sang với danh nghĩa là những chiến sĩ quân tình nguyện giúp nhân dân Lào. Từ cuối năm 1945 đến tháng 3 năm 1946, quân đội Lào Việt ở các tỉnh đều có những hoạt động vũ trang chống lại quân Pháp, bảo vệ độc lập chủ quyền của nhân dân Lào. Chính vì thế mà số lượng Việt kiều ở Lào có tăng lên.
Tuy nhiên đây cũng chính lại là năm có nhiều thay đổi cơ bản về số lượng Việt kiều ở Lào. Bởi lẽ tháng 3 năm 1946 khi thực dân Pháp mở cuộc hành quân lớn càn quét đầu tiên vào thị xã Thà Khẹc, tiếp theo sau là hai tỉnh Savanakhet và Viêng Chăn khiến hầu hết Việt kiều ở những nơi này buộc phải tấp cập tản cư sang vùng đất Isản của Thái Lan mà sau đó nhiều người đã miễn cưỡng ở lại vùng đất Isản, trở thành Việt kiều trên đất Thái Lan.
Có thể thấy đây là đợt nhập cư đông nhất của người Việt sang Thái.
Nhiều gia đình Việt kiều phải chịu những biến động to lớn vì sự bắt buộc phải chuyển cư này. Cùng với bốn vạn Việt kiều đã sinh sống từ trước, số lượng Việt kiều ở Thái đã tăng lên đến gần mười vạn người. “Lòng căm thù không độ trời chung với giặc Pháp đã kết 10 vạn Việt kiều thành một khối. Họ càng tha thiết yêu quê hương đất nước Việt Nam, càng gắn bó đoàn kết với nước bạn Lào. Chính vì vậy, từ năm 1946 đến năm 1949 đã có hơn 6.000 con em Việt kiều lên đường chiến đấu cho tổ quốc mình và cho độc lập tự do của hai nước bạn Lào, Campuchia.” [12; 75].
Như vậy cho đến những năm 40, người Việt ở Lào có đến hơn 30.000 người tập trung ở các trung tâm đô thị lớn như Viêng Chăn, Savanakhet, Thà Khẹc… Đến giai đoạn 1939-1942, số lượng người Việt Nam ở Lào ước tính
khoảng 40.000 người. Sang đến những năm 50, số lượng người Việt tăng lên đến khoảng trên 50.000 người. Tuy nhiên sau những cuộc đàn áp người Việt của Pháp thì số lượng người Việt ở Lào giảm hẳn. Phần lớn chiếm khoảng hơn 80% chạy tản cư và tị nạn sang Thái Lan qua sông Mê Kông và một số tiếp tục định cư hoặc quay trở về Việt Nam. Chỉ có một phần nhỏ trong số đó quay lại Lào nhưng không chiếm số đông và họ cũng không tạo được thành đa số áp đảo so với người Lào trong những năm Pháp thuộc ở các trung tâm đô thị lớn nữa.
Có thế nói những năm giữa thế kỷ XX là những năm chiến tranh liên miên, nối tiếp nhau diễn ra ở Việt Nam, chiến tranh Đông Dương của thực dân Pháp vừa kết thúc đã lại tiếp tục với chiến tranh Việt Nam của đế quốc Mỹ. Một thời kỳ dài loạn lạc, giặc giã lại tiếp tục ảnh hưởng không chỉ đến Việt Nam - chiến trường trực tiếp mà còn ản hưởng đến nhiều nước lân cận, đặc biệt là các nước Đông Dương trong đó trực tiếp chịu nhiều tác động là ở Lào - nơi có số đông Việt kiều sinh sống và tiếp tục là điểm đến của các luồng di dân người Việt.
Tiếp sau thời kỳ chiến tranh Đông Dương là đến giai đoạn chiến tranh Việt Nam chống đế quốc Mỹ. Sau khi người Pháp rút khỏi Lào, người Mỹ tiếp quản và bắt đầu viện trợ cho chính phủ Lào để trả lương cho khoảng từ 12.800 - 15.000 người trong bộ máy quân sự, cảnh sát và hành chính. Vào giữa những năm 50, người Mỹ giải thích cho việc viện trợ của họ đó là: chính phủ Lào không thể có đủ tiền để trả lương cho quân đội, cảnh sát, giáo viên và công chức dân sự. Nước Mỹ quyết định giúp không phải thông qua việc trả cho những người này bằng tiền đôla nhưng thong qua việc đổi tiền đôla cho chính phủ Lào theo đó chính phủ Lào được viện trợ tiền Kíp với tỉ giá 35 Kíp một đôla. Tỷ giá này cao hơn nhiều so với tỷ giá thị trường là 100 Kíp.
Việc này đã tạo ra sức hấp dẫn thúc đẩy sự phát triển của thị trường chợ đen buôn bán về đôla do mạng lưới buôn bán của người Hoa lũng đoạn, chính vì vậy đây cũng là thời kỳ Hoa kiều chiếm vị trí áp đảo, Việt kiều không còn giữ được vị trí như trước đây chủ yếu do số lượng người giảm nhiều do chạy loạn và tản cư trong chiến tranh thêm vào đó thực lực về kinh tế không mạnh bằng người Hoa.
Có thể nói, đây là thời kỳ chính phủ cầm quyền ở Lào phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ của Mỹ và vì thế nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhiều lực lượng phe phái khác nhau nổi lên cũng khiến cuộc sống của bà con Việt kiều ở Lào có nhiều xáo trộn và ảnh hưởng như cuộc binh biến của Koong Lê những năm đầu thập kỷ 60.
Ở Lào, Sananikon của Mỹ gấp rút thành lập nhiều toán quân biệt kích thám báo để mở màn cho các cuộc chiến tranh đặc biệt, đánh phá sâu vào các khu giải phóng và đàn áp nhân dân Lào cũng như Việt kiều. Nhiều Việt kiều và một số gia đình cơ sở người Lào hoạt động cách mạng bị bắt. Mặc dù địch dùng mọi thủ đoạn cũng không khai thác được gì, kết hợp với sự đấu tranh của các cơ sở Việt kiều và phong trào học sinh sinh viên Lào xuống đường biểu tình đấu tranh đòi đuổi Mỹ, giành độc lập chủ quyền lên buộc địch phải thả số anh chị em bị bắt. Hướng hoạt động của các tổ chức cơ sở Việt kiều lúc đó là giúp đỡ phong trào nói trên, lúc này các cán bộ Neo Lào Hắc Xạt và cả cán bộ Việt Nam đã bí mật trực tiếp lãnh đạo phong trào, phối hợp với các tổ chức cơ sở Việt kiều tham gia ủng hộ học sinh sinh viên cùng với nhân dân Lào.
Sang đến những năm 1960 và 1970 khi miền Bắc Việt Nam đẩy mạnh quá trình thống nhất miền Nam của mình thì việc tiếp tế cho miền Nam Việt Nam đánh Mỹ phụ thuộc nhiều vào con đường mòn Hồ Chí Minh mà còn có một phần đi bên Lào với những trận chiến khốc liệt giữa liên quân Việt Lào và quân Mỹ. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã leo thang và ảnh hưởng đến toàn
Đông Dương đặc biệt đến Lào và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con Việt kiều đang sinh sống ngay trên đất Lào đặc biệt ở những vùng đất được gọi là căn cứ địa cách mạng như Xiêng Khoảng hay Xiềng Vang.
Những nơi này bị bom Mỹ đánh phá ác liệt, ngay cả chùa chiền cũng bị trúng bom đổ nát còn lại tàn tích như chùa của người Lào trên Mường khun chỉ còn lại pho tượng phật rất lớn, hiện nay vẫn được thờ phụng và không dựng lại ngôi chùa mới như một chứng tích chiến tranh nhắc nhở mọi người.
Tuy nhiên do cuộc chiến tranh ở Việt Nam quá ác liệt nên cũng có một số người Việt đã chạy sang Lào, những nơi ít bị chiến tranh tàn phá hơn, để tránh nạn, khi chiến tranh kết thúc họ ở lại làm ăn sinh sống tại Lào. Mặc dù đây là thời kỳ ít có người Việt di cư mới sang Lào nhưng vẫn có một số không nhiều do trốn tránh sự đàn áp quá mạnh tay của Mỹ Ngụy ở miền Nam Việt Nam cũng đã tỵ nạn chiến tranh sang Lào.
Trong giai đoạn này bộ đội Việt Nam và quân đội Pathét ở Lào cả hai bên cùng chiến đấu chống Mỹ và chi viện cho nhau trên cùng một địa bàn đã được phân công. Thời gian này hai lực lượng đã cùng liên minh về cả chính trị và quân sự. Mặc dù mỗi lực lượng vẫn tồn tại độc lập, mỗi bên tự tổ chức, chỉ huy lực lượng của mình nhưng cả hai đã cùng thống nhất hoạt động theo cương lĩnh chung dưới sự chỉ huy của Ủy ban liên minh các lực lượng yêu nước.
Có thể thấy đây là thời kỳ vô cùng khó khăn cho người dân Lào nói chung và Việt kiều sống ở Lào nói riêng bởi chiến tranh liên miên, bom đạn ác liệt. Cuộc sống dân thường của cả Lào lẫn Việt đều chịu ảnh hưởng, không được hưởng cuộc sống bình yên, làm ăn yên ổn bởi họ đều phải chạy giặc, tản cư trốn tránh mong tìm con đường sống. Có thể tổng kết lại thời gian này theo lời kể của một Việt kiều đó là “… Ở Lào này làm gì có gì mà chống đỡ, không có gì để chống cự đâu nên Mỹ cứ thoải mái, tự do ném bom xuống đây…lực lượng Mỹ hồi ấy quá đông, ném bom thoải mái, nó chuyên đánh đòn phủ đầu
mà… Những năm 67,68,69… nhiều quân đánh nhau quá nào là quân trung lập, nào là Pa thét Lào…đánh nhau nhiều lắm…nên nhiều người cũng phải chuyển sang làm ruộng…” [12;79].
Nhìn chung trong một thời gian dài chống Pháp và chống Mỹ, những hoạt động của Việt kiều sống trên đất nước Lào đã có nhiều đóng góp nhất định.
Tóm lại, Việt kiều đã hoàn thành nhiệm vụ mà hai Đảng giáo phó cho trong khi hoạt động ở vùng địch tạm thời kiểm soát, cho đến hôm nay đất nước ta đã hoàn toàn giải phóng,Tổ quốc ta đã hoàn toàn thống nhất, đất nước Lào đã hoàn toàn giải phóng, hòa bình đã được lập lại. Nhận dân hai dân tộc đang ra sức thi đua lao động xây dựng Xã hội chủ nghĩa và bảo vệ đất nước.