Tình hình nước Lào từ 1976 đến nay

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người việt ở lào từ năm 1976 đến năm 2012 (Trang 43 - 46)

Chương 2 VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở LÀO TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 2012

2.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

2.1.1. Tình hình nước Lào từ 1976 đến nay

Thắng lợi lịch sử của cuộc nổi dậy cướp chính quyền về tay nhân dân trên toàn quốc và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào năm 1975 đã đưa đất nước Lào bước vào thời kỳ mới, thời kỳ tiếp tục sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển chế dộ dân chủ nhân dân, để tạo những tiền đề cơ bản, từng bước đưa đất nước Lào phát triển mọi mặt theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sau khi giành độc lập năm 1975, đến năm 1976 chính phủ Lào bắt tay vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bước vào những năm đầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bọn đế quốc và các thế lực thù địch đã tập chung chống đối quyết liệt, liên tiếp phá hoại về mọi mặt nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào non trẻ.

Tuy nhiên những âm mưu nham hiểm và các hoạt động chống phá của kẻ thù đã bị quân, dân Lào kịp thời ngăn chặn và đập tan.Các tổ chức “ngầm”

của địch bị triệt phá. Âm mưu gây bạo loạn, lật đổ chính quyền cách mạng bị dập tắt. Đưa nền kinh tế - xã hội Lào ngày một đi lên.

Năm 1986, Nhà nước Lào bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới mọi mặt, theo đường lối của Đại hội lần thứ IV của Đảng đề ra.

Trong chính sách đối nội: Tiến hành đổi mới hệ thống chính trị, nổi bật là cuộc bầu cử Hội đồng nhân khóa II (1989) đã chuyển thành Quốc hội và ban hành hiến pháp đầu tiên. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị mới, Quốc hội khóa III tuyển chọn bầu cử được 85 vị đại biểu vào cuối năm 1992, trở

thành cơ quan lập pháp của đất nước Lào. Đồng thời, cơ quan chính quyền nhà nước các cấp cũng được củng cố mới.Cấp trung ương được đổi từ hội đồng bộ trưởng thành chính phủ và thủ tướng chính phủ. Các địa phương được thay đổi từ các cấp ủy ban chính quyền sang tỉnh trưởng, đô trưởng (thành phố), huyện trưởng và trưởng bản. Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là nguyên tắc trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đồng thời Đảng cũng ra sức chống phá các thế lực tay sai, bọn phản cách mạng trong nước, vững vàng vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển, đưa đất nước Lào vững bước tiến lên.

Về đối ngoại: Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới về mọi mặt như nghị quyết của Đại hội IV, Đại hội V của Đảng đề ra. Trên mặt trận đối ngoại, đảng và nhà nước Lào nhất quán theo đường lối ngoại giao hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; tích cực đẩy mạnh hoạt động đối ngoại cả về mặt Đảng và nhà nước; phát triển và tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng, các nước bạn bè gần xa và các tổ chức quốc tế ngày càng đạt nhiều hiệu quả to lớn.

Mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa Lào - Việt Nam - Campuchia anh em tiếp tục ngày càng được củng cố, tăng cường. Với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đảng và nhà nước Lào luôn chủ trương đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác các mặt, và năm 1997 trở thành thành viên chính thức của khối ASEAN. Đến nay Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã có quan hệ ngoại giao với 92 nước trên thế giới.

Bên cạnh chính sách đối ngoại trên, chính phủ Lào còn có những chính sách cụ thể đối với người ngoại kiều. Điều này được thể hiện rõ trong một số tài liệu sau:

Điều 36, trang 11, Hiến pháp Lào quy định: “Những ngoại kiều mà chưa có quốc tịch Lào đều có quyền được bảo vệ nhân quyền và quyền tự do

theo như Hiến pháp Lào quy định, có quyền khiếu kiện trước tòa án và các cơ quan nhà nước Lào. Mặt khác, họ phải tuân thủ luật pháp cũng như các quy định của pháp luật của nhà nước Lào” [14;100].

Người Việt cũng như người nước ngoài khác đang sống ở Lào phải thực hiện pháp luật của chính phủ Lào và tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Lào, nghiêm cấm những hành vi xâm hại đến sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước Lào và mọi hành vi trái với đường lối chính sách đối nội, đối ngoại của Lào.

Trong chỉ thị số 110/97, ngày 20/02/1997 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lào về việc tổ chức quản lý người nước ngoài trong điều 4 trang 3 đã nêu: “ Những người nước ngoài mà được Bộ Nội vụ đồng ý định cư và làm ăn sinh sống tự do vĩnh viễn ở Lào thì được cấp chứng minh thư tạm thời của Cục Quản lý xuất- nhập cảnh và được Cục An ninh kiểm soát. Nếu trong 7 năm những người đó có biểu hiện tốt thì giao cho Cục Quản lý dân số thuộc văn phòng Quản lý người nước ngoài, cho phép được nhập hộ khẩu và làm chứng minh thư ngoại kiều được quyền cư trú ở Lào” [14;101].

Bên cạnh đó Chính phủ Lào còn đưa ra một số luật định của Lào liên quan đến ngoại kiều ở Lào như: Luật định Lào quản lý người nước ngoài, những điều khoản cho ngoại kiều nhập quốc tịch Lào. Trong đó Chính phủ Lào quy định những điều kiện để được hưởng quốc tịch Lào của công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch; việc trình đơn về vấn đề quốc tịch Lào; quốc tịch của trẻ em khi mang về làm con nuôi. Luật định Lào quản lý người nước ngoài: những điều khoản nhằm quản lý người nước ngoài cư trú lâu dài ở Lào. Luật định Lào nhằm quản lý người nước ngoài: Những điều khoản về người nước ngoài cư trú tạm thời tại Lào.

Từ những quy định chung đối với người ngoại kiều như vậy khi đem áp dụng đối với người Việt ở Lào thì người Việt có nhiều ưu ái, lợi thế hơn bởi

lẽ so với một số nước trong khu vực thì quan hệ giữa Việt và Lào từ trong lịch sử là khá tốt đẹp. Giữa hai nước lại đang trong mối quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện. Do vậy về cơ bản người Việt đến Lào làm ăn sinh sống khá thoải mái. Họ được Chính phủ Lào quan tâm giúp đỡ để người Việt sớm có đủ điều kiện hòa nhập vào xã hội Lào.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người việt ở lào từ năm 1976 đến năm 2012 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)