Những đóng góp về kinh tế của người Việt ở Lào

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người việt ở lào từ năm 1976 đến năm 2012 (Trang 55 - 75)

Chương 2 VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở LÀO TỪ NĂM 1976 ĐẾN NĂM 2012

2.2. VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở LÀO TỪ NĂM

2.2.2. Những đóng góp về kinh tế của người Việt ở Lào

Cách đây gần 40 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nhân dân Lào anh hùng đã tiến hành cuộc đấu tranh anh dũng, kiên cường và đầy gian nan, thử thách, lật đổ ách thống trị thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên nước CHDCND Lào (ngày 2-12-1975). Từ đó đến nay, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, nhân dân các bộ tộc Lào khẩn trương bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, một trong những nhiệm vụ cốt yếu hàng đầu của Nhà nước Lào là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng nhân dân cách mạng Lào sớm đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm khóa II (tháng 2-1978) Đảng nhân dân Cách mạng Lào nhấn mạnh: Ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng; đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế, nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết của nhà nước và của nhân dân, làm cho tình hình kinh tế tài chính và đời sống nhân dân ổn định. Theo chủ trương đó, nhân dân các bộ tộc

Lào đã phát huy hết tinh thần, trách nhiệm của mình, khai thác mọi thế mạnh, tiềm năng sẵn có vào phát triển sản xuất, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn sau chiến tranh.

Dù trong hoàn cảnh khó khăn phức tạp nhiều mặt, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và sự quản lý, điều hành của Chính phủ, nhân dân các bộ tộc Lào đã đoàn kết thành một khối trong Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc, đã vượt qua khó khăn, gian khổ, phấn đấu thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm lần thứ nhất (1981-1985), đã đạt được những thành quả chính rất quan trọng trong các mặt như:Tổng sản phẩm xã hội Lào năm 1985 tăng 54%.

Về nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng năm đều phát triển. Đến năm 1985 thành lập được 2.900 hợp tác xã, tăng 21% so với các năm trước.

Diện tích trồng trọt nông nghiệp đã tăng lên 655 ngàn ha, so với năm 1976 tăng 1,2 lần. Năm 1985, sản lượng thóc đạt 1,3 triệu tấn, bình quân đầu người đạt 375 kg thóc/ năm, đủ khả năng tự túc lương thực về cơ bản. Trong sản xuất nông nghiệp đã có những nhân tố mới, như một số địa phương chuyển trồng lúa từ một vụ lên hai vụ trong một năm, từ chỉ trồng một thứ là lúa sang trồng nhiều loại hoa màu khác và bắt đầu biết làm nông nghiệp thâm canh.

Về công nghiệp: Trong cả nước đã xây dựng được 295 nhà máy xí nghiệp, so với năm 1976 tăng 2,9 lần. Tổng sản phẩm công nghiệp năm 1985 tăng 42% so với năm 1976. Trong năm 1985, các loại sản phẩm hàng hóa đều tăng như gỗ, cao lanh, thiếc, gạch ngói, tôn tấm, vải, xà phòng,… đều tăng.

Nghề thủ công nghiệp truyền thống của nhân dân được phục hồi và phát triển, có nhiều sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Về thương nghiệp: tổng giá trị xuất khẩu trong năm năm (1980-1985) tăng 3,2 lần, nhập khẩu tăng 13%. Xuất siêu ngoại thương từ 80% giảm xuống còn 50% trong năm 1985.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ hai (1986-1995), ngay từ năm đầu (1986), Nhà nước Lào bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới mọi mặt, theo đường lối của Đại hội lần thứ IV của Đảng đề ra. Đặc biệt, đổi mới về hệ thống chính trị và kinh tế.

Đổi mới hệ thống cơ chế kinh tế được đánh giá là bước ngoặt mới, chuyển từ cơ chế quản lý kinh tế tập chung, quan liêu, hành chính, bao cấp sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường có sự điều chỉnh của nhà nước, sản xuất kinh doanh theo pháp luật. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, có chính sách mở cửa, nhằm khuyến khích nước ngoài vào đầu tư tại Lào.

Do có những chính sách đúng đắn kinh tế Lào đã có bước phát triển đáng kể. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng hàng năm là 8%. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng từ 211 USD năm 1990, đến năm 1995 tăng lên 350 USD trong một năm.

Từ 1996 đến nay, Đảng và nhà nước Lào tiếp tục đổi mới, phát huy những thành quả đạt được trong những thập kỷ vừa qua, bước sang những năm cuối thế kỷ XX, nhân dân các bộ tộc Lào nguyện đoàn kết thành một khối sức mạnh, quyết tâm ra sức thực hiện để mang lại những hiệu quả cao và đạt được những chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội. Với chủ trương phát triển nông - lâm - nghiệp gắn chặt với công nghiệp, dịch vụ một cách mạnh mẽ và có trọng điểm, kinh tế Lào luôn đạt mức tăng trưởng cao. GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008: 7,9%, năm 2009: 7,6%.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, mặc dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng GDP của Lào vẫn đạt mức tăng trưởng 7,6%. Mục tiêu phấn đấu của Lào đến năm 2020 là thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển, GDP bình quân tăng khoảng 7,5% - 8%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.700 - 1.800 USD.

Như vậy, ta có thể thấy rằng tình hình kinh tế Lào tương đối ổn định và có những bước phát triển đáng kể trong những năm qua. Đưa đất nước Lào ngày càn tiến gần với trình độ phát triển của các nước trong khu vực. Có được những thành quả rực rỡ đó cũng là nhờ một phần đóng góp không nhỏ của cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Lào.

Để hiểu rõ hơn về những đóng góp của người Việt đối với sự phát triển kinh tế xã hội Lào, chúng ta cần phải đi sâu tìm hiểu trên các lĩnh vực cụ thể.

Trong sản xuất nông nghiệp

Những người Việt đầu tiên đến Lào phần lớn làm nghề nông, thợ thủ công ( thợ mộc, thợ may…), phu đồn điền, rất ít người là công chức của Pháp;

những năm sau này bổ sung thêm một số công nhân được cử sang Lào thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án hợp tác kinh tế với Lào, khiến bức tranh nghề nghiệp của người Việt ở Lào khá đa dạng.

Mặc dù xuất thân chủ yếu từ nông dân ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, nhưng đến Lào tỉ lệ bà con người Việt làm nông nghiệp rất ít. Trong điều tra thực địa của Việt nam tại Lào với 326 phiếu điều tra ngẫu nhiên chỉ có 15 hộ làm ruộng, chiếm khoảng 4,6%; 4 hộ làm vườn, chiếm khoảng 1,22%; chăn nuôi 1 hộ, chếm khoảng 0,69%. (xem bảng 1).

Bảng 1:Thống kê cơ cấu ngành nông nghiệp của người Việt ở Lào năm 2005 STT Các nghề trong nông nghiệp Số lượng Phần trăm(%)

1 Làm ruộng 15 4,6

2 Làm vườn 4 1,22

3 Chăn nuôi 1 0,69

Nguồn: [14;139].

Nguyên nhân nào đã dẫn đến thực trạng này? Có thể do nền kinh tế của Lào khi đó chưa phát triển, hàng hóa chưa nhiều và người Lào không quen với nghề buôn bán, chạy chợ. Do vậy khi đến Lào bà con người Việt có điều kiện

thực hiện ước vọng ngàn đời “phi thương bất phú” của mình. Nhưng do không có vốn, lại chưa quen với nghề, đồng thời trong điều kiện nền kinh tế Lào chưa phát triển nên buôn bán của người Việt ở Lào chủ yếu là buôn bán nhỏ.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, nông nghiệp Lào có sự thay đổi khá lớn.Đó chính là nhờ sự hợp tác đầu tư giữa hai nước. Cả phía Lào và phía Việt Nam đều biết phát huy lợi thế của mỗi bên trong lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt về thủy lợi với lợi thế trên 4 triệu ha đất có thể canh tác nông nghiệp của Lào và kỹ thuật và kinh nghiệm lâu đời làm lúa nước của người Việt. Mặc dù diện tích canh tác tương đối rộng lớn nhưng Lào mới chỉ sử dụng được khoảng 50% số diện tích đất đó do phần lớn đất nông nghiệp của Lào không có hệ thống thủy lợi tưới tiêu năng suất lúa trồng không được cao.

Trong những năm gần đây, Chính phủ mà Lào đã tiếp nhận nhiều chuyên gia Việt Nam sang giúp nghiên cứu thu thập tài liệu, khảo sát phân tích đất, thiết kế hệ thống thủy lợi… giúp đỡ về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cũng như giúp Lào đào tạo nguồn nhân lực, tập huấn cán bộ trồng trọt, chăn nuôi cũng như giúp đỡ bước đầu trang bị công cụ máy móc trong nông nghiệp, thủy lợi, các loại giống cây trồng và vật nuôi cùng với việc chuyển giao áp dụng kỹ thuật trồng lúa bằng nhiều hình thức… giúp Lào giải quyết được các vấn đề an ninh lương thực và phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Đặc biệt, trong lĩnh vực thủy lợi, Lào nhận được nhiều viện trợ và trợ giúp từ phía Việt Nam để phát triển thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Chẳng hạn như theo hiệp định ký kết giữa hai nước vào ngày 6/2/2001, phía Lào nhận được gần 100 tỷ VNĐ viện trợ không hoàn lại của Việt Nam để đầu tư vào việc thúc đẩy sản xuất lương thực tại bảy vựa lúa lớn của Lào ở Viên Chăn, Bôlikhămsay, Khăm Muộn, Savannakhet, Sê Đôn, Chămpasắc, Salavăn và Attapư, mở rộng trung tâm nông nghiệp hợp tác giữa Viên Chăn và Hải Dương và đầu tư xây dựng công trình thủy lợi Đông Phô sỷ - đã được hoàn thành và bàn giao năm 2007. Ngoài ra, về nghiên cứu cơ bản thì Cục thủy lợi

Lào đã phối hợp cùng Viện quy hoạch thủy lợi của Việt Nam tiến hành lập quy hoạch tổng thể tại các tỉnh Chămmpa sắc , Salavăn, Attapư…

Ngoài ra, còn có ngiều dự án hợp tác đầu tư như dự án công ty nông nghiệp Sài Gòn - Pắc Sế đầu tư sản xuất giống ngô quy mô diện tích 1.000 ha với số vốn đầu tư 1,5 triệu USD. Hay như, mặc dù là liên doanh sản xuất thuốc y tế nhưng xí ngiệp liên doanh sản xuất thuốc y tế CBF - một liên doanh của Công ty Dược tỉnh Bình Định với ngành Dược của tỉnh Chămpasắc từ năm 1995, đã mở rộng và triển khai lĩnh vực sang trồng cà phê tại huyện Ba Chiêng và huyện Pạc Sòng tỉnh Chămpasắc và tiếp tục mở rộng sang dự án cao su và sắn tại tỉnh Sê Kông. Ngoài việc tổ chức khai hoang trồng cao su tại huyện Thateng của tỉnh Sê Kông. Xí nghiệp CBF còn giúp cung cấp giống cây sắn để đồng bào dân tộc trồng và xí nghiệp bao tiêu sẳn phẩm nhằm cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn sản xuất cồn ét xăng tại Sê Kông. Hoặc như, công ty Huỳnh Phước của tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất tinh bột sắn tại huyện Lao Ngam tỉnh Salavăn với mục đích có sản phẩm tinh bột sắn đầu tiên của tỉnh CHNCND Lào được sản xuất để xuất khẩu.

Về thương nghiệp và dịch vụ

Nhìn chung hoạt động buôn bán của cộng đồng người Việt ở Lào chủ yếu là buôn bán nhỏ. Theo điều tra của đoàn thực địa của Việt Nam tại lào, trong số 326 phiếu điều tra có tới 84 hộ buôn bán nhỏ, chiếm tới 25,8 %, những thương nhân lớn hơn có cửa hàng buôn bán khá lớn là 24 hộ, chiếm 7,36%. Những công ty buôn bán lớn rất ít, chỉ có 3 hộ, chiếm 0,92%. Bà con người Việt tập trung buôn bán chủ yếu trong các thành phố lớn. Chỉ tính riêng ở Viên Chăn, số Việt kiều buôn bán trong các chợ, nhất là chợ Sáng chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 50%) gồm những quầy hàng vừa và nhỏ, kinh doanh đủ các mặt hàng như vàng, bạc, đá quý, quần áo, vải vóc, giầy dép, tạp hóa, đồ điện, điện tử, ăn uống…( xem bảng 2).

Bảng 2: Thống kê cơ cấu ngành buôn bán của người Việt ở Lào năm 2005 STT Các nghề Số lượng Phần trăm (%)

1 Buôn bán nhỏ 84 25,8

2 Cửa hàng 24 7,36

3 Hàng rong 17 5,21

4 Công ty 3 0,92

Nguồn:[14; 142].

Bên cạnh buôn bán là dịch vụ, trong đó bán hàng ăn uống chiếm tỉ lệ cao nhất, khoảng 62 hộ, chiếm 19%, tập chung nhiều nhất ở khu Naxay, Viên Chăn. Tuy có nhiều cửa hàng ăn như vậy nhưng tỉ lệ nhà hàng ăn cao cấp chỉ có 4 nhà hàng, chiếm 2,45 %. Số còn lại phần lơn là các cửa hàng cơm bình dân.

Một ngành dịch vụ đang rất phát đạt là khách sạn. Trong số 326 hộ được điều tra có 8 hộ kinh doanh khách sạn, chiếm 2,45%, trong đó có một số khách sạn tiêu biểu ở Viên Chăn như Chaleunxay, Khamkhoun, Chương Vannavong, Saysomboun, Sengsavanh… các khách sạn này thuộc loại trung bình, giá cả phù hợp với khách người Việt đi công tác tại Lào nên hàng đêm số phòng khách thuê chiếm tỷ lệ cao từ 70% đến 80% số phòng, thậm chí có những thời điểm không đủ phòng cho thuê.

Tiếp đến là các nghề sửa chữa ôtô, thợ điện, thợ hàn, thợ tiện, thợ xây.

Các hộ làm nghề cơ khí và thợ điện là 9 hộ, chiếm khoảng 2,6%. Riêng hai nghề thợ mộc và thợ may theo phiếu điều tra là xấp xỉ 15, 16 hộ, chiếm khoảng 4,7%. Lái xe và một số nghề dịch vụ khác cũng là nghề kiếm sống của Việt kiều, nhưng chiếm tỉ lệ không đáng kể. (xem bảng 3)

Bảng 3: Thống kê các nghề dịch vụ của người Việt ở Lào năm 2005.

STT Các nghề Số lượng Phần trăm (%)

1 Cửa hàng ăn uống nhỏ 62 19

2 Nhà hàng 4 1,30

3 Khách sạn 8 2,45

4 Thợ may 15 4,6

5 Thợ mộc 16 4,9

6 Lái xe 5 1,53

7 Thợ sửa chữa 10 3,06

8 Dịch vụ khác 9 2,76

Nguồn: [14; 144].

Hiện nay, với xu hướng tăng cường quan hệ trao đổi thương mại và phát triển kinh tế trên cơ sở tận dụng khai thác lợi thế về đường biên của hai nước, Lào và Việt Nam đã mở rộng và phát triển không chỉ trao đổi hàng hóa qua đường biên mà quan hệ ngoại thương của hai quốc gia thông qua hệ thống 15 cửa khẩu, trong đó có hai cửa khẩu quốc tế - gồm cửa khẩu Đensavẳn – Lao Bảo và cửa khẩu Nậm Phao - Cầu Treo ( Hà Tĩnh ) và đường 27 đường mòn qua lại gao lưu buôn bán giữa các tỉnh, huyện, xã bản cùng với 11 chợ đường biên do Việt Nam xây dựng.

Về thương mại chính ngạch thì các hoạt động trao đổi thương mại qua các cửa khẩu Lào - Việt thường chiếm khoảng 50-70% tổng kim ngạch ngoại thương của hai nước. Các mặt hàng xuất khẩu chính ngạch chủ yếu của Lào được thực hiện thông qua các cửa khẩu Lao Bảo, Cầu treo, Nậm Cắn… vào Việt Nam gồm có xe máy, gỗ, thạch cao, xe ô tô…đặc biệt là xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy có kim ngạch xuất khẩu lớn chiếm khoảng 40% tổng giá trị xuất khẩu, loại hàng này chủ yếu là xe máy sản xuất tại Thái Lan được chuyển qua Lào và tái xuất vào Việt Nam.

Về thương mại tiểu ngạch, nhiều năm trở lại đây, Lào thường xuất siêu trong buôn bán tiểu ngạch với nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú gồm trên 35 nhóm mặt hàng trong đó kim ngạch lớn nhất là gỗ, rồi đến lúa gạo, xe máy, đồ điện gia dụng, hàng bách hóa tiêu dùng, hàng lâm thổ sản, các sản phẩm nông nghiệp như ngô hạt, sắn khô… phế liệu kim loại, đồ sành sứ, vải vóc…

Về công nghiệp

Ở Lào tuy chưa xuất hiện những nhà máy lớn của Việt kiều nhưng cũng đã có những cơ sở sản xuất đáng kể như : sản xuất tôn, giấy, sắt , luyện thép, sản xuất ống nước PVC… Bên cạnh đó là một số cơ sở sản xuất hàng công nghiệp như: lắp ráp quạt điện, bếp điện, xe đạp. Riêng ở Viên Chăn có khoảng 5 cơ sở lắp ráp, chiếm 1,53%.

Một trong những cơ sở sản xuất bậc chung ở Viên Chăn là gia đình bà Điển Thị Kỷ (Kỷ keo) và ông Đặng Tiến Thành. Ông bà Kỷ - Thành có cơ sở lắp ráp quạt Jiplai, có cổ phần khoảng 100.000 USD.

Ngành xây dựng cũng được Việt kiều ở Lào quan tâm. Họ cũng kiếm sống bằng nghề thợ nề, nhưng tỉ lệ không cao, khoảng 8 hộ, chiếm 2,45%.

Giới chủ thầu chỉ có 2 người, kiến trúc sư 4 người. Một số công ty xây dựng đã ra đời như Chaluenxay construction company, Tuyết, Ngọc… Một số xưởng cưa, xưởng đóng gỗ cũng hoạt động khá nhộn nhịp.

Ở Lào, Việt kiều cũng đã thành lập một số công ty xuất nhập khẩu như cà phê (Pắc sế) , gỗ Viên Chăn- Hồ Chí Minh, xuất khẩu sợi mì; một số Việt kiều còn là đại diện cho các công ty lớn.

Đất nước Lào khá phong phú về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và có tiềm năng lớn về thủy điện nên việc hợp tác phát triển lĩnh vực trong ngành công ngiệp của hai nước Lào và Việt Nam không ngừng mở rộng như trong ngành thăm dò khai thác mỏ kali ở Viêng Chăn, mỏ thạch cao ở Savannakhet … Đặc biệt hai nước đã phát huy thế mạnh của mình trong quá trình trồng, khai

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người việt ở lào từ năm 1976 đến năm 2012 (Trang 55 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)