HIỆN TRẠNG MỘT SỐ HỘI NGƯỜI VIỆT NAM Ở LÀO

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người việt ở lào từ năm 1976 đến năm 2012 (Trang 37 - 43)

Chương 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGUỜI VIỆT Ở LÀO 1.1. KHÁI NIỆM

1.3. HIỆN TRẠNG MỘT SỐ HỘI NGƯỜI VIỆT NAM Ở LÀO

Hiện nay có 10 hội người Việt Nam ở Lào, trong luận văn tôi chỉ xin đưa ra một số nhận xét về các hội người Việt Nam tại ba tỉnh: Viên Chăn, Champasắc và Luổng phabang.

Thứ nhất về Hội người Việt Nam Viên Chăn.

Viên Chăn là thủ đô lâu đời của nước Lào, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của đất nước. Cũng như Việt kiều trên đất nước Lào, thì ở Viên Chăn Việt kiều có mặt và tập chung rất sớm. Tuy nhiên sau năm 1975, nhiều gia đình Việt kiều khá giả ở Viên Chăn đã đi ra nước ngoài. Bù vào đó là nhiều gia đình Việt kiều ở các thành phố, tỉnh khác đã kéo về Viên Chăn sinh

sống. Trong đó tỉnh Khăm Muộn (đông nhất vùng Xiềng Vang) có khoảng 200 gia đình, tỉnh Xiêng Khoảng có từ 150 đến 200 gia đình và khoảng 100 gia đình Việt kiều từ Thái Lan trở về Viên Chăn. Ngoài ba nơi trên, còn có một số gia đình Việt kiều từ Pắc Sế (Chămpasắc). Savanakhét, Luổng Phabang… cũng kéo về Viên Chăn làm ăn sinh sống.

Trong thời gian này một số lớn người Việt Nam sang định cư ở thủ đô, trong đó nhiều nhất từ Huế, Đà Nẵng, Nghệ An , Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hà Nội... Từ huế sang có khoảng 500 người; Nghệ An, Hà Tĩnh có khoảng 200 người; Quảng Bình có 100 người… Những người mới sang này chủ yếu là những người buôn bán nhỏ, lao động phổ thong, nhiều nhất là làm nghề xây dựng, nghề mộc; một số sang thăm gia đình rồi ở Lại Lào. Hiện trong số những người này có khoảng 100 gia đình xin ở lại Lào làm ăn sinh sống. Số Việt kiều ở Viên Chăn hiện có 4.715 người, trong đó nữ chiếm 2.220 người.

Đây là số người sinh sống ổn định ở Lào (có hộ khẩu và chứng minh thư Lào). Số người Việt Nam mới sang gần đây nhất khoảng vài ngàn người (Theo tài liệu của Hội người Việt Nam Viên Chăn cung cấp tháng 4/ 2005).

Hiện nay, người Việt cư trú rải rác ở 10 điểm quanh thủ đô Viên Chăn.

Đó là Wat Chăn, Thông Con khăm, Sỉ Xawắt, Sỉ Mơng, Bản Phải (Đông Pala), Phôn Xavẳn, Khủa Luổng, Wạt Tầy, Noỏng Tên và Phôn Xay.

Những người Việt di dân tự do sang Lào tìm kiếm công ăn việc làm ở Viên Chăn tập trung thành ba nhóm: nhóm ở Bản Phải; nhóm ở Thông Conkhăm; nhóm ở Phôn Xavẳn.

Trước năm 1975, người Việt Nam ở Viên Chăn đã có Hội ái hữu. Trên cơ sở đó, năm 1977, Hội người Việt Nam ở Viên Chăn đã được thành lập.Từ đó đến nay, tuy Hội hoạt động lúc mạnh lúc yếu, nhưng Hội đã duy trì hoạt động liên tục và đã trải qua 7 kỳ Đại hội.

Mục đích của Hội là đoàn kết rộng rãi những người Việt Nam đang sống ở Viên Chăn để đùm bọc, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Mục đích lớn nhất của Hội là giáo dục cho bà con Việt kiều và tôn trọng Luật pháp bạn, hòa nhập tốt vào cuộc sống của Lào; giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình, quê hương.

Để thực hiện mục tiêu đó từ sau Đại hội VII (28/4/2002) đến nay, hội đã củng cố lại tổ chức. Huy động được tiền của của bà con, tu sửa lại trụ sở hội, xây dựng mới hội trường hội. Đặc biệt hội ưu tiên công tác giáo dục và đào tạo.

Thứ hai về Hội Người Việt Luổng Phabang.

Người Việt ở Luổng Phabang có mặt ngay từ thời Lê Thánh Tông, thế kỷ XV, tiếp đến là triều đại Tây Sơn, thế kỷ XVIII, rồi đến vương triều nhà Nguyễn, người Việt liên tiếp kéo đến định cư ở cố đô này.

Theo báo cáo của Ông phó chủ tịch hội người Việt Nam ở Luổng Phabang khó VII, Chu Ngọc Đương, hiện nay ở Luổng Phabang có hơn 80 gia đình người Việt, với khoảng hơn 300 nhân khẩu. Người Việt chủ yếu sống trong nội thị thành phố Luổng Phabang, một số rất ít sống ở ngoại vi thành phố.

Hội người Việt Nam ở Luổng Phabang được thành lập từ sau năm 1975. Trước đây Hội người Việt Nam ở Luổng Phabang hoạt động rất mạnh.

Mỗi khi chính quyền tỉnh có công việc gì đều mời hội Việt kiều và Hội Hoa kiều đến dự. Không những thế, hội Hoa kiều còn luôn học hỏi kinh nghiệm hoạt động của hội Việt kiều.

Tuy nhiên hiện nay hội người Việt ở Luổng Phabang đang gặp một số khó khăn, nhất là việc xây dựng các trường sở cho con em người Việt.

Thứ ba về Hội người Việt ở Chăm pasắc.

Người Việt ở Chăm pasắc Hiện nay có khoảng hơn 1.000 hộ gia đình với khoảng gần 5.000 người. Hội người Việt ở Chăm Pasắc được thành lập

năm 1975. Hội có 8 chi hội : (1) Chi hội xóm Tân An; (2) Chi hội xóm Sân Bay; (3) Chi hội xóm Nhà Đèn; (4) Chi hội xóm Đá; (5) Chi hội xóm Tân Phước; (6) Chi hội xóm Bản Thung; (7) Chi hội thĩ xã Pắc Sế; (8) Chi hôi huyện Pắcsống.

Hội người Việt ở Chăm Pasắc là một hội mạnh. Hoạt động của hội khá ổn định và đa dạng. Hội có trường Phổ thông cơ sở, có trường mẫu giáo, nghĩa trang và các chùa Việt đều do hội quản lý. Bà con người Việt đoàn kết quy tụ về hội. Nguyên nhân của hiện trạng tốt đẹp này, cũng theo bà Huệ, là do hội Chăm pasắc chỉ có người Việt đinh cư từ lâu trong tỉnh, không có người Việt từ các nơi khác chuyển về. Sự đoàn kết nhất trí trong hội được thể hiện rõ khi cần đóng góp tiền bạc để làm một việc gì đó, hội có thể huy động các doanh nghiệp, các công ty của người Việt trong tỉnh và bà con người Việt cũng sẵn sàng giúp đỡ.

Không những thế nhiều trí thức người Việt luôn sẵn sàng giúp đỡ cố vấn cho hội. Các ban của Hội hoạt động mạnh và khá đều tay, và mạnh nhất là các ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, văn thể.

Hội Chăm pasắc mạnh, ổn định và ngày càng phát triển còn là vì sự quan tâm của chính quyền tỉnh Chăm pasắc và nhất là sự chỉ đạo sát sao của Tổng lãnh sứ quán Việt Nam tại Lào.

Với các tổ chức hội như trên, thì hiện nay có khoảng hơn 40.000 người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Lào. Các thế hệ Việt kiều tại Lào đã đóng góp nhiều công sức, cả về vật chất lẫn tinh thần trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước, hợp tác tốt với các doanh nghiệp của nước bạn, phát huy tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái và truyền thống tốt đẹp của dân tôc, cùng xây dựng Việt Nam và Lào ngày càng phát triển.

Tiểu kết chương

Như vậy, cho đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, Việt kiều qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ đã tạo thành một cộng đồng người Việt khá đông đảo với gần 20.000 người sinh sống tại Lào. Có thể tổng kết lại theo phát biểu của ông Trần Văn Chương - Chủ tịch Hội Việt kiều Viêng Chăn tại Hội nghị Việt kiều Xuân Quý Dậu - 1993 như sau:

“… Gần 20 ngàn Việt kiều chúng tôi từ các miền quê…ra đi trong những năm tháng tối tăm dưới ách thực dân thủa trước…trải qua những thời kỳ bị kìm kẹp của bộ máy thống trị…trong suốt chặng đường kháng chiến lâu dài đầy hy sinh gian khổ của hai dân tộc, cùng chiến đấu cùng giành thắng lợi.

Việt kiều chúng tôi đã không tiếc sức người, sức của và cả sự hy sinh xương máu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do của mỗi nước.Việt kiều chúng tôi tự hào về sự đóng góp tích cực của mình, được nhân dân Lào yêu mến chính quyền Lào khen ngợi. Từ sau giải phóng…, toàn thể Việt kiều đùm bọc lẫn nhau, làm ăn sinh sống, một long một dạ hướng về Tổ quốc thân yêu, gắn bó thủy chung với nhân dân Lào…” [12; 85 - 86].

Tuy nhiên, có thể nói, đây mới chỉ là con số mà các Hội Việt kiều thống kê được trên cơ sở những người mà Hội có thêt quản lý và biết. Hầu hết đó là những người đã nhập quốc tịch Lào, Việt kiều hoặc những người nhập cư hợp pháp. Số lượng này không bao quát được những người làm ăn theo mùa vụ và di cư tự do. Số người Việt này chiếm tỉ lệ không nhỏ có thể lên đến từ 10.000 đến 20.000 người đặc biệt ở những thành phố đông người Việt sinh sống, làm ăn và đi lại dễ dàng như Viêng Chăn, Xiêng Khoảng, Thà Khẹc, Savanakhet, hay Pắc Sế.

Do vậy, đến thời điểm hiện tại có thể ước tính người Việt ở Lào với tổng số trong khoảng từ 40.000 đến 50.000 người. Với dân số hiện nay của Lào là 6.1 triệu dân năm 2006 thì cứ một triệu dân Lào có tới hơn năm nghìn

người Việt sinh sống. Đây là một tỷ lệ không nhỏ giữa người di cư và người bản địa. Điều này có thể tạo ra những tác động nhất định đối với đời sống của nước sở tại và của chính cộng đồng người di cư Việt Nam.

Nhìn chung thì do nhiều nguyên nhân khiến người Việt Nam di cư đến Lào nhưng tựu trung lại có thể rút ra hai nguyên nhân chính đó là vì chiến tranh và các yếu tố chính trị: các đợt di dân trong quá khứ; và vì kinh tế: các đợt di dân gần đây. Cho dù vì nguyên nhân gì thì hiện tại ước tính có khoảng gần 50.000 người Việt Nam đang sinh sống tại Lào được phân thành ba bộ phận: một bộ phận (chiếm số lượng không nhiều) đã trở thành người Lào, mang quốc tịch Lào; một bộ phận được công nhận là Việt kiều, hưởng quy chế Việt kiều, được cư trú và làm ăn sinh sống tại Lào; bộ phận khác bởi nhiều lý do chưa có đầy đủ các quy định để trở thành Việt kiều và những người mới đến Lào làm ăn theo mùa vụ.

Do đó, có thể thấy với một cộng đồng người Việt khá đông đảo ở Lào thì quá trình di dân của người Việt đã có những tác động không nhỏ đến hầu hết các khía cạnh đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị của đất nước Lào cũng như đến quan hệ giữa hai nước và hai Chính phủ Việt Nam và Lào trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người việt ở lào từ năm 1976 đến năm 2012 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)