Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng du lịch

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác tiềm năng du lịch ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 24 - 31)

2.1. Cơ sở lý luận về khai thác tiềm năng du lịch

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng du lịch

Các ngành từ kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu sự ảnh hưởng, sự hỗ trợ của các yếu tố, điều kiện, hoàn cảnh liên quan đến ngành. Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khai thác tiềm năng du lịch là một hoạt động kinh tế - xã hội phức tạp, vì thế hoạt động khai thác tiềm năng du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:

2.1.5.1. Chủ trương, quan điểm của Nhà nước, địa phương về khai thác tiềm năng du lịch

Chính sách của Nhà nước có vai trò định hướng, tạo ra môi trường thuận lợi đảm bảo phát huy hết được khả năng du lịch của quốc gia và địa phương. Do vậy, các chính sách phải được xây dựng và triển khai hợp lý để đảm bảo sự phối hợp giữa chính sách và khả năng thực thi. Nhằm đáp ứng nhu cầu càng cao của khách du lịch, cũng như tiềm năng du lịch sẽ không thể khai thác có hiệu quả nếu công tác quy hoạch và quản lý du lịch thiếu đồng bộ và không khoa học. Chính sách phát triển du lịch bao gồm những chính sách chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; chính sách của quốc gia, cơ quan quyền lực tại địa phương và những chính sách này có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực khai thác tiềm năng du lịch bởi tùy thuộc vào điều kiện, khả năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia mà có từng chính sách tác động phù hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13

2.1.5.2. Tổ chức thực hiện khai thác tiềm năng du lịch

Tổ chức thực hiện khai thác tiềm năng du lịch là tiến trình chuyển các chiến lược, quy hoạch và dự án khai thác tiềm năng du lịch thành những hoạt động khai thác tiềm năng du lịch trên thực tế nhằm thành đạt các mục tiêu về du lịch đã đề ra một cách có hiệu quả. Trong khi việc phân tích và hoạch định chiến lược du lịch là xác định một cách rõ ràng “cái gì” và “tại sao” của những hoạt động du lịch, thì việc thực hiện nhằm tìm câu trả lời: “ai, ở đâu, khi nào” và “làm thế nào” để biến các ý tưởng chiến lược trở thành hiện thực. Chiến lược, quy hoạch, dự án và việc thực hiện có quan hệ mật thiết với nhau. Thứ nhất, chiến lược xác định những hoạt động thực thi nào là cần thiết. Thứ hai, sự lựa chọn chiến lược tùy thuộc rất nhiều vào khả năng đảm bảo các nguồn lực của vùng lãnh thổ để thực thi chiến lược.

Thành tích nghèo nàn có thể là kết quả từ những chiến lược nghèo nàn, hoặc từ những chiến lược tốt nhưng được thực hiện không hiệu quả.

2.1.5.3. Nhận thức, ý thức của các tác nhân về khai thác tiềm năng du lịch Những tác nhân ảnh hưởng đến việc khai thác tiềm năng du lịch bao gồm:

khách du lịch, nhà kinh doanh cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng dân cư địa phương, các tổ chức truyền thống, chuyên gia và thành phần Nhà nước.

Khách du lch là những người quyết định lựa chọn điểm đến để nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu, tham quan thưởng ngoạn, nghỉ dưỡng chữa bệnh… trong một thời gian nhất định, có thể một hoặc nhiều ngày, chi tiêu bao nhiêu tiền ở nơi đến du lịch và có quyết định trở lại hoặc kéo theo người thân, bạn bè hay không. Đồng thời ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch của du khách sẽ quyết định đến độ bền vững của tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường. Tất cả những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến khai thác tiềm năng du lịch của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.

Nhà kinh doanh và cung ng dch v du lch là các doanh nghiệp và thương nhân hoạt động kinh doanh trực tiếp từ khách du lịch.

Doanh nghiệp lữ hành (bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa, kể cả các doanh nghiệp lữ hành bán lẻ)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14

Doanh nghiệp vận tải (các đơn vị kinh doanh vận tải hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ...)

Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ khác (các bảo tàng, các tụ điểm văn hoá, khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng...).

Cng đồng dân cư địa phương tham gia vào hệ thống du lịch dưới nhiều hình thức như cung cấp nhân lực hoặc trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch và bản thân họ có thể là điểm hấp dẫn du lịch. Cộng đồng địa phương là những người trực tiếp tiếp nhận những tác động kinh tế – xã hội – môi trường cả tiêu cực và tích cực. Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong quy hoạch và quản lý du lịch nói chung là thấp hoặc chỉ trong phạm vi nhỏ do trình độ nhận thức và hiểu biết chưa thật cao. Tuy nhiên, mục tiêu tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình ra chính sách phát triển du lịch bền vững được thừa nhận rộng rãi và có ý nghĩa quan trọng, bởi vì cộng đồng địa phương người được hướng lợi trực tiếp thông qua việc phát triển du lịch bền vững.

Các t chc truyn thông đóng vai trò quan trọng trong tác động tới hành vi tiêu dùng và là cấu thành thiết yếu trong tính năng động của du lịch. Không chỉ quá trình tiếp thị du lịch phụ thuộc nhiều vào truyền thông, mà cả chiến lược cạnh tranh, chương trình giáo dục và thâm chí quyết định các chính sách phát triển du lịch cũng bị ảnh hưởng bởi truyền thông. Dù tốt hay xấu, truyền thông được biết đến là phương tiện có thể tác động làm thay đổi quy luật cung cầu của thị trường tự do.

Chuyên gia là các nhà tư vấn, các cộng tác viên, giới học thuật và các chuyên gia khác là những yếu tố thường xuyên hoặc không thường xuyên có ảnh hưởng định tính đến du lịch. Hiện nay, hầu hết chuyên gia tư vấn đếu đến từ các nước phát triển, mặc dù phần nhiều công việc của họ thực hiện ở các nước đang phát triển, người dân địa phương có thể cho rằng tư vấn nước ngoài quan tâm đến du lịch của các nước đang phát triển chỉ nhằm nâng cao chất lượng trải nghiệm ngày nghỉ cho khách du lịch của các nước phát triển. Có những trường hợp cách tiếp cận hoài nghi này là đúng. Tuy nhiên, hỗ trợ quốc tế đang ngày càng gia tăng trong hợp tác quốc tế bình đẳng về du lịch, tư vấn nước ngoài, thông thường là từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15

các nước phát triển họ có nhiều mặt trong nhận thức vấn đề, định hướng phát triển, nhưng giải pháp thường phải do các chuyên gia trong nước đưa ra mới có tính khả thi cao.

Thành phn nhà nước có vai trò quy hoạch, quản lý và xúc tiến du lịch.

Vai trò này có thay đổi rất lớn trong cách tiếp cận và kết quả đạt được. Ở các nước phát triển, các cơ quan Nhà nước không sở hữu hoặc kiểm soát nhiều quan hệ trọng yếu trong hệ thống du lịch. Những tập đoàn xuyên quốc gia có sức mạnh ngày càng lớn và có phạm vi ảnh hưởng mở rộng vượt ra ngoài biên giới địa lý của các nước. Tốc độ hành động và phản ứng của thành phần nhà nước và tốc độ phát triển du lịch hiếm khi gặp nhau dẫn đến những hoạt động bất thường. Chính vì vậy, cách tiếp cận đối tác nhà nước – tư nhân ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây.

2.1.5.4. Nguồn lực cho khai thác tiềm năng du lịch Tài nguyên du lch

Một quốc gia dù có phát triển đến đâu nhưng tài nguyên du lịch hạn chế thì khó có thể có một ngành du lịch phát triển. Tiềm năng kinh tế là vô hạn nhưng tiềm năng về du lịch thì có hạn, du lịch chỉ phát triển khi có tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên bởi không phải quốc gia, lãnh thổ nào cũng được thiên nhiên ưu ái ban tặng những tài nguyên vô giá như vậy. Ngoài tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với khai thác tiềm năng du lịch:

Tài nguyên du lch t nhiên: trong du lịch tự nhiên tác động đến người quan sát, khám phá qua hình ảnh mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ hình dáng, sắc màu, tạo khối bên ngoài của tự nhiên, những hình ảnh đó được gọi là phong cảnh bao gồm bề mặt đất, động thực vật và nguồn nước. Bên cạnh đó, khí hậu đóng vai trò quan trọng trong du lịch. Khu vực nào có phong cảnh tự nhiên đa dạng, khí hậu thuận lợi và tốt cho sức khỏe thì sẽ có sức hấp dẫn khách du lịch đến nghỉ ngơi, thụ hưởng. “Phần lớn các địa điểm du lịch được xây dựng ở phong cảnh tự nhiên” (Trần Hữu Nam, 2011). Cũng có một số điểm du lịch được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16

xây dựng trong phong cảnh nhân tạo. “Các thành phần của tự nhiên có tác động mạnh nhất đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tiềm năng thực động vật” (Trần Hữu Nam, 2011).

Tài nguyên du lch nhân văn: Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do con người sáng tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu. Tiềm năng du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn, là đầu mối giao thông và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đại bộ phận tài nguyên du lịch nhân dân không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách, số ngày khách đến).

Ngày nay, việc phát huy các thế mạnh về tiền năng du lịch nhân văn để phát triển du lịch được Nhà nước quan tâm, ngay Điều 1 pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999) chỉ rõ du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, quan trọng, mang nội dung văn hoá sấu sắc. Việc phát triển du lịch nhân văn (Du lịch văn hoá) là cách để giáo dục lòng yêu nước, nhận thức trách nhiệm bảo vệ tài sản công của quốc gia, quảng bá về hình ảnh của đất nước ra thề giới.

H thng cơ s h tng

Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải; hệ thống cung cấp thông tin liên lạc và các công trình điện, nước có vai trò quan trọng đối với việc đẩy mạnh khai thác tiềm năng du lịch.

Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải, đó là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Một khu vực khu lịch có thể có tài nguyên du lịch hấp dẫn nhưng điều kiện về mạng lưới và phương tiện giao thông bị hạn chế thì hoạt động khai thác tiềm năng du lịch sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Nhìn chung, mạng lưới giao thông vận tải trên thế giới và từng quốc gia không ngừng được hoàn thiện. Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17

Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế. Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế. Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc.

Các công trình cung cấp điện, nước, khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên. Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách.

Cơ s vt cht k thut du lch

Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau, ngoài cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch còn có cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu

“cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và cung ứng các dịch vụ và hàng hóa du lịch” (Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang, 2005) nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.

Ngun nhân lc

Những nhân viên trong ngành du lịch là tác nhân quan trọng, sử dụng các công cụ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để khai thác các tài nguyên du lịch. Họ là những người hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch tìm hiểu, khám phá về khu vực du lịch, đặc biệt là khách người nước ngoài để họ hiểu rõ về văn hóa Việt Nam và quảng bá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

hình ảnh đất nước Việt Nam. Do đó, những nhân viên đó cần được đào tạo và rèn luyện để đảm bảo các yêu cầu: có tri thức, có kỹ năng tổ chức và xử lý tình huống, có phong cách chuyên nghiệp, thông thuộc địa bàn du lịch. Thực tế, nhân lực ngành du lịch Việt Nam được đào tạo ra còn yếu về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghiệp vụ thiếu, đã hạn chế các đơn vị ngành du lịch không khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài. Vậy, để khai thác tiềm năng du lịch có hiệu quả thì việc thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng là cần thiết để hỗ trợ, khai thác nguồn khách du lịch và đã được xác định là một nhiệm vụ chiến lược của ngành du lịch nước ta hiện nay.

2.1.5.5. Quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch

Khai thác tiềm năng du lịch đòi hỏi gắn liền với ý thức quản lý bảo tồn, tôn tạo và phát triển tất cả các dạng tài nguyên để có thể đáp ứng cho các nhu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường, thẩm mỹ hiện tại mà vẫn duy trì được bản sắc văn hoá dân tộc, sự đa dạng sinh học, đảm bảo sự phát triển bền vững ở thế hệ hiện nay và mai sau.

2.1.5.6. Sự phối hợp, liên kết của tổ chức, tác nhân trong khai thác tiềm năng du lịch

Việc liên kết là hết sức cần thiết để khai thác và bổ sung những mặt mạnh, mặt yếu lẫn nhau giữa các vùng, các khu du lịch giữa các doanh nghiệp hoạt động du lịch với nhau để cùng phát triển làm nổi bật được những nét đặc trưng của từng địa phương, hạn chế trùng lặp sản phẩm du lịch để lại cảm giác nhàm chán cho khách du lịch.

Việc liên kết giữa cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp hoạt động du lịch thông qua sự hưởng lợi của người dân với các doanh nghiệp như giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cá nhân, nâng cao trình độ giao tiếp với khách, ngược lại cộng đồng dân cư chính là người bảo vệ các điều kiện, môi trường để khai thác tiềm năng du lịch có hiệu quả, hợp lý.

2.1.5.7. Khả năng cạnh tranh

Cụm từ “khả năng cạnh tranh” đã, đang và sẽ được các nhà kinh tế, đặc biệt là các nhà làm marketing quan tâm hàng đầu trong điều kiện hội nhập sâu rộng hiện nay, bởi cạnh tranh là đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường và khái niệm cạnh

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác tiềm năng du lịch ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)