Kết quả đạt được từ bước đầu khai thác tiềm năng du lịch

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác tiềm năng du lịch ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 99)

4.1. Thực trạng khai thác ti ềm năng du lịch ở huyện Cẩm Xuyên

4.1.3. Kết quả đạt được từ bước đầu khai thác tiềm năng du lịch

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành các cấp nên hoạt động du lịch Cẩm Xuyên đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được một số nguyên tắc khai thác tiềm năng du lịch nhất định; mặc dù, mấy năm gần đây suy thoái kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng nhưng du lịch Cẩm Xuyên vẫn đạt một số kết quả đáng khích lệ. Trong đó khai thác tiềm năng du lịch huyện Cẩm Xuyên cơ bản đạt được một số nguyên tắc như: Khai thác tiềm năng du lịch nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương; Khai thác tiềm năng du lịch biển đảo Thiên Cầm đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương; Công tác tiếp thị du lịch Thiên Cầm một cách có trách nhiệm; Đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

4.1.3.1. Khai thác tiềm năng du lịch nằm trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương

Dựa trên các quy hoạch phát triển tổng thể kinh tê – xã hội của quốc gia trong khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2020, UBND tỉnh đã ký Quyết định số 4210/QĐ-UBND, ngày 25 tháng 12 năm 2009 phê duyệt đồ án quy hoạch phát triển Khu du lịch quốc gia Thiên Cầm. Khu đất quy hoạch thuộc 4 xã, thị trấn của huyện Cẩm Xuyên: thị trấn Thiên Cầm, xã Cẩm Dương, Cẩm Lĩnh và xã Cẩm Nhượng, quy mô: 1.557 ha.

Từng bước cụ thể hóa Quyết định số 4210/QĐ – UBND ngày 25 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đồ án quy hoạch Khu du lịch quốc gia Thiên Cầm và Quyết định số 4135/QĐ – UBND ngày 23 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất Khu du lịch Bắc Thiên Cầm với quy mô 226,45ha, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có các quyết định: Quyết định số 1968/QĐ – UBND, ngày 11 tháng 7 năm 2012 về phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch bãi Bắc Thiên Cầm, tại khu du lịch quốc gia Thiên Cầm; Quyết định số 2744/QĐ – UBND, ngày 20 tháng 9 năm 2012 về phê quyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch biển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73

Nam Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 2473/QĐ – UBND, ngày 24 tháng 8 năm 2012 về phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch sinh thái núi Cẩm Lĩnh thuộc Khu du lịch quốc gia Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Tiếp tục bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ Quyết định số 40/2005/QĐ/UB- TM1, ngày 24 tháng 5 năm 2005, của UBND tỉnh Hà Tĩnh về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Hà Tĩnh thời kỳ 2005 – 2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra Quyết định 3599/QĐ – UBND, ngày 30 tháng 11 năm 2012 về phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ huyện Cẩm Xuyên đến năm 2020. Tiến hành triển khai các bước quy hoạch phân khu xây dựng Khu thương mại, du lịch, dịch vụ tổng hợp Nam Cẩm Xuyên phù hợp với xu thế phát triển chung của Tỉnh

Bên cạnh đó, Cẩm Xuyên xác định khai thác phát triển du lịch là mũi đột phá để đưa kinh tế huyện phát triển nhanh và tăng tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân được thông qua tại nghị quyết Đại hội huyện đảng bộ nhiệm kỳ 2010 – 2015, nghị quyết chuyên đề hàng năm của BCH Đảng bộ huyện.

Trong quý I hàng năm, Thường trực huyện ủy làm việc với Lãnh đạo UBND huyện, các phòng ban liên quan để nghe về kế hoạch phát triển du lịch và cho ý kiến chỉ đạo. Trên cơ sở đó các phòng liên quan: Phòng Văn hóa – Thông tin, Ban quản lý Khu du lịch Thiên Cầm đã chủ động tham mưu để HĐND huyện đưa vào nghị quyết về mục tiêu phát triển kinh tế nói chung, cho ngành du lịch huyện nhà nói riêng; Triển khai Nghị quyết của Đảng, HĐND; năm 2012 UBND huyện đã có kế hoạch cụ thể, những công văn chỉ đạo kịp thời: Công văn số 146/UBND – VH ngày 06/3/2012 về việc triển khai công tác du lịch, Quyết định số 1615/QĐ – UBND ngày 29/3/2012 về việc thành lập ban chỉ đạo khai trương mùa du lịch năm 2012 và kế hoạch số 02/BTCKTDLTC ngày 9 tháng 4 năm 2012 phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định số 3209/QĐ – UBND ngày 8 tháng năm 2012 về việc thành lập đoàn liên ngành kiểm tra hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74

động kinh doanh tại khu du lịch, từ đó các phòng ban liên quan, các đơn vị trực thuộc, các đơn vị đóng trên địa bàn, các tổ chức chính trị xã hội và đặc biệt là các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh trên lĩnh vực du lịch đã cùng cấp ủy, chính quyền đưa ngành du lịch huyện Cẩm Xuyên phát triển, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cẩm Xuyên; năm 2013 UBND huyện tiếp tục có những chỉ đạo thông Công văn số 234/UBND – VH ngày 15 tháng 3 năm 2013 triển khai công tác du lịch, Quyết định số 3136/QĐ – UBND ngày 17 tháng 4 năm 2013 thành lập ban chỉ đạo khai trương mùa du lịch biển và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

4.1.3.2. Khai thác tiềm năng du lịch biển đảo Thiên Cầm đồng thời hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương

Thị trấn Thiên Cầm có xuất phát điểm từ nghề nông là chủ yếu; cuộc sống người dân xã Cẩm Nhượng thì gắn với hình ảnh lênh đênh trên biển. Vì vậy, kinh tế của 2 địa phương này trước khi khai thác tiềm năng du lịch Thiên Cầm khá khó khăn.

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt chỉ đạo trực tiếp của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Thường trực Huyện ủy, HĐND; UBND huyện, các ban ngành chức năng nên hoạt động du lịch Cẩm Xuyên đã có những bước chuyển biến tốt, dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao. Đặc biệt từ năm 2005 đến nay các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng được đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp;

hệ thống ốt quán kinh doanh ở kè biển đã được chỉnh trang; công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ và an ninh trật tự, công tác cứu hộ cứu nạn được đảm bảo đã để lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng tốt đẹp.

Hoạt động du lịch đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu ngân sách cho địa phương và nâng cao đời sống cho nhân dân. Năm 2009 doanh thu từ du lịch chỉ mới đạt 40,35 tỷ đồng thì đến năm 2013 doanh thu từ du lịch đã đạt 115,3 tỷ đồng với tốc độ tăng gần 1,86 lần, tốc độ phát triển bình quân trong giai đoạn (2009 – 2013) khá cao là 130%/năm. Song những kết quả hoạt động khai thác du lịch huyện Cẩm Xuyên thời gian qua chủ yếu tập trung ghi nhận từ Khu du lịch Thiên Cầm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

Qua Biểu đồ 4.1 ta thấy năm 2012 là năm có tốc độ phát triển doanh thu từ du lịch hàng năm cao nhất, nguyên do là năm 2011 tổ chức thành công Lễ khai trương du lịch biển Thiên Cầm với tiêu đề "Thiên Cầm biển nhớ" và có các bài viết tuyên truyền, giới thiệu về du lịch Cẩm Xuyên đăng trên Báo Người Hà Nội. Năm 2012, tiếp tục tổ chức Lễ khai trương du lịch biển Thiên Cầm với chủ đề "Thiên Cầm biển gọi" tổ chức lễ hội Lễ hội Hò Chèo cạn tại xã Cẩm Nhượng, phối hợp với các báo: Hà Tĩnh, Dân trí đăng tải các bài viết về du lịch Cẩm Xuyên đã thu hút một lượng khách đến với Thiên Cầm. Bước sang năm 2013, khách du lịch cũng tăng đáng kể nhưng tốc độ phát triển doanh thu từ du lịch trong năm rất hạn chế, điều này được lý giải bởi năm 2013, Cẩm Xuyên siết chặt công tác bình ổn giá tại khu du lịch và kết quả của việc ổn định giá cả tại khu du lịch có ảnh hưởng đến doanh thu trong năm.

Biểu đồ 4.1. Doanh thu từ du lịch Cẩm Xuyên và tốc độ phát triển doanh thu hàng năm (2009 – 2013)

Nguồn: Phòng VH – TT huyện Cẩm Xuyên

Doanh thu từ hoạt động du lịch ở biển Thiên Cầm bao gồm nhiều nguồn khác nhau, nhưng chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

ngoài ra còn được thu từ các hoạt động dịch vụ có liên quan khác của du lịch như các hoạt động kinh doanh trò vui chơi giải trí, vận tải, lữ hành, bán đồ lưu niệm…

Bảng 4.13. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (2009 – 2013) Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Lượt khách (nghìn lượt) 80 90 98 126 156

Doanh thu (tỷ đồng) 40,35 49,55 59,35 107,8 115,3

1. Dịch vụ nghỉ - 25,35 29,15 53,125 57,13

2. Dịch vụ ăn uống - 20,15 20,85 45,15 48,35

3. Dịch vụ khác - 4,50 9,35 9,525 9,82

Nguồn: Phòng VH – TT huyện Cẩm Xuyên

Ngoài hoạt động kinh doanh của các khách sạn, nhà nghỉ là chính thì có đến 70 hộ dân tại Khu du lịch Thiên Cầm thuộc địa phận Thị trấn Thiên Cầm và xã Cẩm Nhượng cũng được tạo cơ hội kinh doanh thông qua cung cấp các dịch vụ ăn uống…

Trong tổng số 50 hộ kinh doanh tại Khu du lịch Thiên Cầm, sau khi được hỏi thì có: 72% hộ kinh doanh cho rằng khai thác tiềm năng du lịch tại Thiên Cầm đã tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân; 64% hộ kinh doanh cho rằng nguồn thu chính của gia đình là từ làm dịch vụ du lịch.

Doanh thu từ hoạt động du lịch của một số hộ tại Khu du lịch Thiên Cầm trong năm 2013 được tổng hợp trong Bảng 4.14.

Bảng 4.14. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch của một số hộ tại Khu du lịch Thiên Cầm trong năm 2013

Địa điểm

Số hộ điều tra (hộ)

Nhân khẩuBQ/hộ Thu nhập BQ hộ

(triệu đồng/năm)

Thu nhập BQ nhân khẩu (triệu

đồng/năm) Tổng Lao động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

TT.Thiên Cầm 25 4,96 2,6 72,2 14,556

Cẩm Nhượng 25 5,12 2,4 45,4 8,857

Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2014

Hộp 2. Khu du lịch Thiên Cầm tạo cơ hội việc làm cho 70 hộ dân Ở Khu du lịch Thiên Cầm có tổng 70 hộ kinh doanh (dịch vụ ăn uống).

Trong đó có 2/3 là người dân Thiên Cầm, 1/3 là người dân Cẩm Nhượng và một số địa phương khác. Khoảng 30 hộ kinh doanh gần trung tâm, khách sạn, nhà nghỉ, có hộ thu nhập đạt 100 đến 150 triệu/năm. 40 hộ còn lại kinh doanh xa trung tâm, thu nhập trung bình 40 đến 45 triệu/năm/hộ.

Chủ hộ kinh doanh Thái Đình Tiến, Tổ dân phố Tân Phú – TT.Thiên Cầm Bên cạnh đó, du lịch còn mang lại cho nhân dân trong vùng và vành đai du lịch cơ hội giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động và thu hàng tỷ đồng qua việc cung cấp các nguồn hàng lương thực, thực phẩm, đặc biệt là hàng hải sản tươi sống.

Bảng 4.15. Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh 2010 và sản lượng thủy hải sản Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013 Giá trị sản xuất (Tr.đồng) 151.846 176.198 222.443 236.858 232.517 Sản phẩm chủ yếu (Tấn) 6.683 7.163,16 7.385,09 8.200 9.165 1. Cá các loại 4.513 5.551,37 5.396,18 5.853,46 6.283

a) Cá biển 4.143 4.386,03 4.215 4.399,86 4.618

b) Cá sông ngòi ao hồ 370 1.165,34 1.181,18 1.453,6 1.665

2. Tôm các loại 233 231,77 274,21 362,39 520

Tôm nuôi 172 169,1 210 274,13 384

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78

3. Mực các loại 516 506,7 645 853,52 1133

4. Một số loại hải sản khác 1.421 873,32 1.079,7 1.130,63 1229 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cẩm Xuyên năm 2009 – 2013

Tuy nhiên, du lịch Cẩm Xuyên có tính mùa vụ cao, chỉ tập trung khai thác trong mùa hè tại biển Thiên Cầm. Hàng năm, mùa du lịch khai trương vào cuối tháng 4 và kết thúc vào tháng 9. Khoảng thời gian còn lại, hoạt động du lịch trên toàn huyện diễn ra lẻ tẻ và không đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế của các hộ kinh doanh trong khu du lịch Thiên Cầm.

Hộp 3. Các hộ kinh doanh ở Khu du lịch Thiên Cầm cả năm làm một mùa Chị quê gốc ở Thanh Hóa, vô đây lấy chồng cũng được gần chục năm rồi.

Cuộc sống mới đầu cũng cực lắm. Từ khi kinh doanh Ki ốt này cũng có thêm được đồng ra đồng vào. Hết mùa chị lại đi nấu cỗ cưới cho các hàng nhà.

Chủ hộ kinh doanh Trương Thị Lương, thôn Tân Hải – xã Cẩm Nhượng Bên cạnh đó, theo 64% hộ kinh doanh được hỏi, họ cho rằng hoạt động khai thác tiềm năng du lịch tại Khu du lịch Thiên Cầm có tác động tiêu cực đến cách sống và văn hóa truyền thống.

4.1.3.3. Công tác tiếp thị du lịch Thiên Cầm một cách có trách nhiệm

Năm 2011: Tổ chức Lễ khai trương du lịch biển Thiên Cầm với tiêu đề

"Thiên Cầm biển nhớ" với các hoạt động Văn hóa – Văn nghệ – Thể dục thể thao sôi nổi; Ký hợp đồng với Báo Người Hà Nội để đăng các bài viết tuyên truyền về du lịch Cẩm Xuyên; Thu hút sự đầu tư của Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội xây dựng cổng chào điện tử tại đường xuống Khu du lịch Thiên Cầm với trị giá gần 2 tỷ. Năm 2012: Tổ chức Lễ khai trương du lịch biển Thiên Cầm với chủ đề "Thiên Cầm biển gọi" thu hút đông đảo du khách tham gia, tổ chức lễ hội Lễ hội Hò Chèo cạn tại xã Cẩm Nhượng; Phối hợp với báo Hà Tĩnh, Dân trí đăng tải các bài viết về du lịch Cẩm Xuyên. Năm 2013: Huyện phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Đài Truyền hình tỉnh tổ chức Lễ khai trương du lịch biển Thiên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79

Cầm với chủ đề "Thiên Cầm biển gọi" gắn với các hoạt động Văn hóa, thể thao như:

Giải bóng chuyền nữ, Lễ hội Hò Chèo cạn tại xã Cẩm Nhượng, đêm liên hoan văn nghệ...; Ký kết hợp đồng với các báo: Dân trí, Hà Tĩnh đăng tải các bài viết về du lịch Cẩm Xuyên; Phối hợp với Sở Tài nguyên môi trường tổ chức “tuần lễ biển và hải đảo” tại khu du lịch Thiên Cầm; Phối hợp với các ban ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho giáo hội phật giáo Việt Nam tổ chức lễ phật Đản phật Lịch 2553 tại chùa Cầm Sơn đã thu hút đông đảo du khách đến với khu du lịch Thiên Cầm

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xúc tiến du lịch. Vì vậy, trong thời gian vừa qua đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch, cấp uỷ, chính quyền huyện nhà. Và công tác tuyên tuyền, quảng bá từ đó được thực hiện rộng rãi với nhiều hình thức phong phú và có trách nhiệm như: Tổ chức các lễ hội, Panô, áp phích, báo, đài phát thanh, truyền hình... Bên cạnh đó, năm 2009 Trung tâm Quảng bá, Xúc tiến Văn hóa – Du lịch Hà Tĩnh được thành lập. Qua đó giới thiệu về cảnh quan, vị thế, tiềm năng to lớn của du lịch Cẩm Xuyên đến với du khách trong và ngoài khu vực.

4.1.3.4. Đáp ứng nhu cầu khách du lịch a) Cu du lch

Cu du lch thc tế

Để nắm bắt nhu cầu, kỳ vọng của khách du lịch khi đến khu du lịch Thiên Cầm, đề tài đã tiến hành điều tra 100 khách du lịch đang nghỉ ngơi, giải trí tại khu du lịch này trong năm 2014.

Biểu đồ 4.2. Một số thông tin về khách du lịch đến Thiên Cầm trong năm 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2014

Bảng 4.16. Một số thông tin về khách du lịch đến với Thiên Cầm năm 2014

STT Chỉ tiêu Số ý kiến Cơ cấu (%)

1

Nghề nghiệp 100 100,0

Công chức, viên chức Nhà nước 20 20,0

Học sinh, sinh viên 16 16,0

Nhân viên 40 40,0

Thương nhân 18 18,0

Nghề khác 6 6,0

2

Khách du lịch đến từ 100 100,0

Hà Nội 53 53,0

Hà Tĩnh 29 29,0

Nơi khác 18 18,0

3

Số lần đến Thiên Cầm 100 100,0

Lần đầu 57 57,0

Trong đó: - Đã được người quen giới thiệu 40 40,0

-Tự đến 17 17,0

Lần thứ 2 trở lên 43 43,0

4

Phương tiện du khách đi 100 100,0

Ô tô 65 65,0

Tàu và ô tô 11 11,0

Xe khác 3 3,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81

Xe máy 21 21,0

5

Hình thức đi du lịch 100 100,0

Cá nhân 87 87,0

Kết hợp công việc với tham quan du lịch 5 5,0

Theo tour 8 8,0

6

Loại hình du lịch du khách thích 100 100,0

Du lịch tắm biển 68 68,0

Du lịch thăm quan, vãn cảnh 32 32,0

7

Thời gian du khách lưu lại 100 100,0

Dưới 1 ngày (dưới 24 giờ) 30 30,0

Từ 24 giờ trở lên 70 70,0

8

Mức chi tiêu trung bình/khách 100 100,0

Dưới 1 triệu 17 17,0

Từ 1 đến 3 triệu 52 52,0

Từ 3 đến 5 triệu 30 30,0

Trên 5 triệu 1 1,0

Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2014

Ta thấy du khách đến với Khu du lịch Thiên Cầm chủ yếu là khách du lịch nội địa và phần lớn du khách đến từ Hà Nội chiếm 53% trong tổng số khách du lịch được phỏng vấn. Khách du lịch trong tỉnh (Hà Tĩnh) chiếm 29%. Còn lại 18% là khách du lịch đến từ nơi khác. Khách đến từ các địa phương khách nhau sẽ có nhu cầu du lịch khác nhau. Để góp phần làm rõ vấn đề này, đề tài tiến hành phân tích nhu cầu của nhóm khách du lịch đến từ Hà Nội và nhóm khách du lịch trong tỉnh, đây là 2 nhóm du khách đến Khu du lịch Thiên Cầm với số lượng đông nhất.

Khách du lịch đến từ Hà Nội: Trong tổng số du khách đến từ Hà Nội có đến 55% khách du lịch là nhân viên làm việc tại các đơn vị tư nhân, 25% khách du lịch là thương nhân, 15% cán bộ công chức, viên chức Nhà nước và 6% là nghề nghiệp khác. Ngoài những áp lực từ cuộc sống, môi trường sống ở đô thị ngột ngạt với khói bụi thì nhóm khách du lịch này còn chịu những căng thẳng, áp lực trong môi trường làm việc. Xu hướng của nhóm đối tượng này là về cần sự thanh thản và muốn gần gũi với thiên nhiên, tận hưởng những phút giây yên tĩnh để lấy lại tinh thần, được hòa mình vào cuộc sống với những con người thân thiện, thật thà và cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú. Và được thưởng thức hải sản tươi ngon.

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác tiềm năng du lịch ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)