4.3. Quan điểm, định hướng, m ục tiêu và giải pháp cho khai thác tiềm năng du lịch
4.3.1. Quan điểm, định hướng
- Khai thác tiềm năng du lịch Cẩm Xuyên phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của cả nước, định hướng quy hoạch Khai thác tiềm năng du lịch vùng Bắc Trung Bộ, Quy hoạch tổng thể khai thác tiềm năng du lịch Hà Tĩnh thời kỳ 2005 – 2020, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh và các ngành kinh tế khác.
- Khai thác tiềm năng du lịch Cẩm Xuyên trên bình diện tổng thể, trong mối liên kết với các địa phương, các ngành và liên kết vùng; bảo đảm với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, môi trường và quốc phòng, an ninh gắn với việc bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá Cẩm Xuyên; gắn với lợi ích cộng đồng dân cư, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống nhân dân tiến tới làm giàu; gắn với giữ vững quốc phòng, an ninh góp phần ổn định chính trị, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội hải đảo.
4.3.1.2. Quan điểm cụ thể
- Khai thác tiềm năng du lịch Cẩm Xuyên theo hướng bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Cẩm Xuyên; giữ vững quốc phòng, an ninh;
bảo đảm trật tự an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 109
Cẩm Xuyên có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, nhiều danh lam thắng cảnh có giá trị. Vì vậy, khai thác tiềm năng du lịch phải góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa cộng đồng, các di tích lịch sử, các giá trị sinh thái và danh lam thắng cảnh của huyện để xây dựng nên các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù. Mặt khác Cẩm Xuyên có đường bờ biển, do đó khai thác tiềm năng du lịch phải đi đôi với giữ vững quốc phòng, an ninh bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- Khai thác tiềm năng du lịch Cẩm Xuyên trong mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế với việc khai thác đồng thời cả khách nội địa và quốc tế trong đó ưu tiên thu hút dòng khách quốc tế đến và kiểm soát khách ra nước ngoài.
Tăng cường liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh đặc biệt là các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi phía Bắc để khai thác nguồn khách nội địa từ các địa phương trên.
- Khai thác đồng thời tiềm năng du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái.
Cẩm Xuyên có thể khai thác nhiều loại hình du lịch. Tuy nhiên với lợi thế khai thác tiềm năng du lịch văn hóa di sản, đặc biệt trong giai đoạn phát triển có nhiều sự kiện trọng đại, du lịch Cẩm Xuyên cần khai thác các giá trị văn hóa để góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, nâng cao tính đặc thù cho các sản phẩm du lịch tự nhiên khác.
- Khai thác tiềm năng du lịch Cẩm Xuyên theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm để từng bước hòa nhập với phát triển du lịch khu vực và cả nước. Cùng với xu thế phát triển du lịch chung cả nước, khai thác tiềm năng du lịch Cẩm Xuyên giai đoạn mới cần theo hướng chuyên nghiệp, có chất lượng vừa hiện đại vừa dân dã. Hiện đại trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; dân dã để bảo đảm tính dân tộc đại chúng, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch thích. Bên cạnh đó, khai thác tiềm năng du lịch Cẩm Xuyên cần có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải bảo đảm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch và các yếu tố nguồn lực khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 110
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài tỉnh đầu tư khai thác tiềm năng du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các địa phương, các thành phần kinh tế trên địa bàn Cẩm Xuyên.
Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa trong hoạt động du lịch cũng chính là xã hội hóa trong các ngành. Khai thác tiềm năng du lịch luôn tạo hướng mở cho các ngành, các thành phần xã hội tham gia vào quá trình đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch.
Phát huy hiệu quả tính liên ngành và khu vực trong tổ chức không gian du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch. Mọi phương án khai thác tiềm năng du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp và đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Cẩm Xuyên trước mắt và lâu dài.
Huy động các nguồn lực xã hội trong khai thác tiềm năng du lịch thông qua việc tăng cường hiệu quả liên kết giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Tăng cường liên doanh liên kết, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Hợp tác công tư được thúc đẩy là giải pháp phát triển nhanh và bền vững.
4.3.1.3. Định hướng
a) Phát triển thị trường khách du lịch
Định hướng thị trường là việc xác định các thị trường nguồn mục tiêu trong tương lai, từ đó xây dựng các chiến lược về sản phẩm phù hợp, cũng như các chính sách tiếp thị phù hợp nhằm thu hút các khách du lịch tiềm năng một cách hiệu quả nhất.
Việc xác định các thị trường mục tiêu được căn cứ vào một số tiêu chí chính như sau: xu hướng, dự báo dòng khách du lịch; tiềm năng du lịch của lãnh thổ (tự nhiên và nhân văn); các điểm du lịch tiêu biểu, các sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc điểm tâm lý xã hội, nhu cầu đi du lịch của từng thị trường khách...
Thị trường mục tiêu bao gồm thị trường quốc tế và thị trường nội địa. Các thị trường này có thể là thị trường truyền thống và các thị trường mới.
Thị trường khách quốc tế
Đối với du lịch Cẩm Xuyên các thị trường mục tiêu được xác định là thị trường ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Lào; thị trường Đông Á - Thái Bình Dương.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 111
- Thị trường ASEAN
Cẩm Xuyên với lợi thế với biển Thiên Cầm đẹp nhất tỉnh Hà Tĩnh – tỉnh nằm gần khu vực Đông Bắc Thái Lan và Lào - là khu vực rất xa biển, do vậy nhu cầu đi du lịch tham quan biển và tắm biển của người dân ở khu vực này là rất lớn. Đồng thời Hà Tĩnh có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc không gian du lịch của hành lang Đông Tây. Đây là cơ hội rất thuận lợi để du lịch Cẩm Xuyên nắm bắt và khai thác tốt hai thị trường du lịch đầy tiềm năng này. Có thể nhận định hai thị trường này là hai thị trường du lịch chính của Cẩm Xuyên trong những năm tới.
Bên cạnh đó, giữa Việt Nam và các nước ASEAN hiện có nhiều chương trình hợp tác song phương và đa phương về phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Đây là những điều kiện thuận lợi để Cẩm Xuyên thu hút khách du lịch đến từ các nước này.
Thị trường ASEAN là thị trường đầy tiềm năng của du lịch Việt Nam và thị trường mục tiêu của du lịch Cẩm Xuyên vì xu hướng khách đi lại trong vùng ngày càng tăng, giá cả hợp với mức thu nhập của người dân ở các nước này, điều kiện đi lại trong khu vực ngày một dễ hơn, dễ hội nhập với phong cách sống ở Việt Nam do có văn hóa, lịch sử tương đồng. Tuy nhiên, những thị trường này cũng có những đòi hỏi cao như giá rẻ, dịch vụ chất lượng, hiệu quả, mặt hàng phong phú phù hợp với ý thích mua sắm, đồng thời các sản phẩm du lịch phải khác riêng biệt so với sản phẩm ở nước họ, tránh sự nhàm chán, lặp lại giữa các nước trong khu vực.
- Thị trường Đông Á - Thái Bình Dương
Đây là thị trường được dự báo chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam (trên dưới 50% thị phần) và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới.
Đối với du lịch Cẩm Xuyên, những năm tới thị trường Đông Bắc Á đóng vai trò quan trọng nhờ sự quan hệ hợp tác phát triển kinh tế trên địa bàn sẽ thu hút khách du lịch các nước trên đến thương mại công vụ và các hình thức du lịch khác.
Các thị trường chính bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan... được xác định là thị trường mục tiêu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 112
Thị trường khách du lịch Trung Quốc có xu hướng tăng mạnh trong vài năm gần đây. Khả năng chi tiêu của khách Trung Quốc còn thấp so với các thị trường khác. Họ sử dụng các dịch vụ du lịch với chất lượng ở mức trung bình, ít khi sử dụng các dịch vụ cao cấp. Với yêu cầu không cao như vậy, hiện nay du lịch Cẩm Xuyên hoàn toàn có đủ điều kiện để phục vụ thị trường khách này.
Khách du lịch Trung Quốc thường đến với mục đích tham quan thắng cảnh, thương mại, Đặc biệt khi Cảng nước sâu Vũng Áng (thuộc huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh) đi vào xây dựng đã đưa hàng nghìn lao động từ Trung Quốc sang làm việc...
Là thị trường có tiềm năng lớn, du lịch Cẩm Xuyên có thể khai thác các loại hình du lịch sinh thái, tắm biển, nghỉ dưỡng chữa bệnh, mua bán đồ lưu niệm... để phục vụ khách Trung Quốc.
Khách du lịch Đài Loan đến nước ta chủ yếu với mục đích thương mại, hội nghị hội thảo, tìm kiếm cơ hội đầu tư kết hợp tham quan du lịch. Khách Đài Loan còn thích vui chơi giải trí, thể thao. Họ đến nước ta chủ yếu bằng đường hàng không.
Khả năng chi tiêu của họ tương đối cao và thường sử dụng các dịch vụ lưu trú có chất lượng cao, sử dụng nhiều các dịch vụ du lịch bổ sung khác. Trong cơ cấu chi tiêu của họ dành tới 56,7% cho lưu trú và ăn uống, số còn lại dành chủ yếu cho các dịch vụ bổ sung khác. Đối với khách du lịch Đài Loan, cần tổ chức nhiều các dịch vụ bổ sung, đặc biệt các dịch vụ bổ sung này phải gắn liền với các cơ sở lưu trú để thuận lợi cho việc sử dụng của họ.
Hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư và chuyên gia Đài Loan đầu tư, làm việc tại Cảng nước sâu Vũng Áng và. Để thu hút được đối tượng khách nước này, Cẩm Xuyên cần có những dự án đầu tư hấp dẫn để tạo điều kiện cho họ có cơ hội kinh doanh tại địa phương.
Thị trường khách nội địa
Khách du lịch nội địa đến Cẩm Xuyên rất đa dạng thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần nghề nghiệp khác nhau, đến từ nhiều địa phương khác nhau, trong đó chủ yếu các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du miền núi phía Bắc,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 113
vùng Bắc Trung Bộ và khách từ trong tỉnh. Khách nội địa có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn, theo nhóm. Những đối tượng thị trường chính theo mục đích du lịch như sau:
- Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ: Chủ yếu đến từ Hà Nội và các thành phố lớn. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng du lịch này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này cũng thường diễn ra quanh năm.Vì vậy đây là thị trường khách quan tâm phát triển.
- Khách du lịch lễ hội, tâm linh: Trong mấy năm gần đây khách du lịch lễ hội - tín ngưỡng phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh đến từ khắp nơi trên cả nước.
Các địa bàn chủ yếu thu hút khách du lịch loại này tập trung ở các nơi có đền chùa như chùa Yên Lạc, chùa Cầm Sơn… Thị trường này cũng cần đẩy mạnh phát triển.
- Khách du lịch tham quan thắng cảnh, các di tích lịch sử cách mạng: Đối tượng khách du lịch này thuộc nhiều lứa tuổi, đến từ khắp mọi miền đất nước. Các điểm đón nhiều khách du lịch nội địa với mục đích này là Khu lưu niệm Hà Huy Tập, hồ Kẻ Gỗ…
- Khách du lịch tắm biển: Loại khách du lịch tắm biển thường đi theo gia đình, theo nhóm tập trung vào mùa hè Thiên Cầm. Chủ yếu là khách từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
- Khách du lịch sinh thái: Các hoạt động du lịch này diễn ra ở khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Đây là loại hình du lịch mới phát triển ở nước ta. Mặc dù những hoạt động đích thực với bản chất du lịch sinh thái còn rất hạn chế, tuy nhiên những hoạt động mang màu sắc du lịch sinh thái cũng đã bắt đầu thu hút một lượng khách du lịch đáng kể, đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.
- Khách đi tour trên tuyến du lịch Bắc - Nam: Đối tượng khách này cũng chiếm một phần đáng kể, khai thác dịch vụ lưu trú dọc tuyến quốc lộ 1A khi họ dừng chân ở Cẩm Xuyên để tham quan một số điểm du lịch quan trọng trong tỉnh Hà Tĩnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 114
- Khách du lịch cuối tuần: Đối tượng là người Hà Nội, các tỉnh phụ cận và cả người dân trong tỉnh. Khách du lịch cuối tuần thường đi vào những ngày nghỉ cuối tuần, muốn đi dã ngoại tìm cảm giác thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng.
Loại hình du lịch này có xu hướng phát triển, đặc biệt sau khi nhà nước cho nghỉ 2 ngày/tuần.
b) Phát triển sản phẩm du lịch
Để phát triển sản phẩm du lịch Cẩm Xuyên cần thiết phải dựa trên nhu cầu của thị trường và khả năng phát triển sản phẩm của huyện để giải quyết tốt mối quan hệ cầu - cung.
Mỗi thị trường khách có các nhu cầu, thị hiếu khác nhau. Tùy theo mỗi khu vực, khách du lịch có những sở thích sản phẩm khác nhau. Đây là những căn cứ quan trọng để xây dựng mối quan hệ thị trường và sản phẩm du lịch cho huyện Cẩm Xuyên.
Khách du lịch quốc tế với thị hiếu là tham quan cảnh quan, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc, ẩm thực, thể thao mạo hiểm, khám phá...
Khách du lịch nội địa: văn hóa tâm linh, nghỉ cuối tuần, tham quan, mua sắm, quá cảnh và một lượng không nhỏ đi thương mại cộng vụ, nghiên cứu khoa học.
Căn cứ nhu cầu thị trường khách du lịch, dựa trên các đặc điểm tài nguyên mà Cẩm Xuyên vốn có thế mạnh, có thể định hướng phát triển sản phẩm du lịch Cẩm Xuyên cho giai đoạn mới như sau:
- Du lịch văn hóa: Lễ hội, tâm linh, tham quan di tích, nghiên cứu, giáo dục, tri ân… Bên cạnh phát huy giá trị các di sản lịch sử văn hóa Cẩm Xuyên, phát triển du lịch văn hóa còn làm nổi bật tính đặc trưng vùng miền như văn hóa dòng họ, văn nghệ dân gian...
- Du lịch biển, đảo: Nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển đảo. Đây là hướng khai thác ưu tiên của du lịch Cẩm Xuyên.
- Du lịch sinh thái: Tham quan, nghiên cứu, du lịch thể thao mạo hiểm gắn với khu bảo tồn Kẻ Gỗ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 115
- Du lịch kèm theo các sự kiện đặc biệt: Thương mại, công vụ, hội nghị hội thảo gắn với các sự kiện (MICE)... phát triển ở khu du lịch lớn như khu du lịch quốc gia Thiên Cầm.
Để đạt được mục tiêu phát triển theo phương án đã lựa chọn đồng thời góp phần năng cao thương hiệu du lịch Cẩm Xuyên, những sản phẩm du lịch chủ lực mà du lịch Cẩm Xuyên cần phát triển trong giai đoạn trước mắt là:
- Du lịch biển, đảo : Khu du lịch nghỉ dưỡng biển quốc gia Thiên Cầm - Du lịch văn hóa: Điểm du lịch quốc gia Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập;
- Và các sản phẩm bổ sung khác gồm: Khu du lịch lễ hội, tâm linh ở Cẩm Nhượng; Khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ; Khu thương mại, du lịch, dịch vụ tổng hợp Nam Cẩm Xuyên.