Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác tiềm năng du lịch ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 49 - 52)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Cẩm Xuyên là một huyện thuần nông của tỉnh Hà Tĩnh được thiên nhiên ưu đãi nhiều giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, là mảnh đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh và lưu giữ nhiều giá trị nhân văn. Nhưng cho đến nay, hiện trạng tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện gần như còn hoang sơ, chưa được khai thác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

xứng với tiềm năng. Với đề tài nghiên cứu “giải pháp khai thác tiềm năng du lịch ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh”, tôi lựa chọn điểm nghiên cứu chính là bãi biển Thiên Cầm thuộc địa phận thị trấn Thiên Cầm và xã Cẩm Nhượng đồng thời xem xét trong các mối quan hệ với các địa điểm du lịch tâm linh phụ cận và các lễ hội.

Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu tài nguyên du lịch tự nhiên như hồ Kẻ Gỗ ở xã Cẩm Mỹ, sông Rác ở xã Cẩm Trung, tài nguyên du lịch nhân văn: khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập ở xã Cẩm Hưng, đài tưởng niệm Anh hùng Phan Đình Giót ở xã Cẩm Quan, Tháp Am ở xã Cẩm Duệ để làm rõ vấn đề bảo vệ, nâng cao tài nguyên du lịch.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu a) Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp sẽ được tổng hợp từ các công trình nghiên cứu trước đó: sách, báo, tạp chí, các trang website chính thống cũng như các báo cáo tổng kết của huyện, xã được tổng hợp qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo của các ban nhằm phân tích, khái quát tổng quan về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, các giải pháp và kết quả đã thực hiện trong khai thác tiềm năng du lịch của huyện Cẩm Xuyên thời gian qua.

b) Số liệu sơ cấp

Qua khảo sát tình hình thực tế tại địa bàn, tôi tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ hộ kinh doanh du lịch và khách du lịch với số lượng được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.7. Đối tượng điều tra Đối tượng điều tra

Điểm nghiên cứu Hộ kinh doanh Khách du lịch

Thị trấn Thiên Cầm 25 hộ

100 khách du lịch

Xã Cẩm Nhượng 25 hộ

- Đối với hộ kinh doanh

Để tìm hiểu thực trạng khai thác tiềm năng du lịch Thiên Cầm hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, tôi tiến hành điều tra các nội dung sau: Tình hình chung của người được điều tra, tình hình cung cấp dịch vụ du lịch, tình hình thu nhập của hộ…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

- Đối với khách du lịch

Thông qua điều tra khách du lịch nhằm tìm hiểu về những kỳ vọng và sự thỏa mãn nhu cầu của du khách khi đến với biển Thiên Cầm. Từ đó có định hướng giải pháp thu hút du khách.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel. Và các phương pháp phân tích sử dụng bao gồm:

a) Thng kê mô t

Các chỉ tiêu, thông tin, số liệu thống kê về đất đai; dân số và lao động; cơ sở hạ tầng; kết quả phát triển các ngành kinh tế; tình hình nguồn vốn và đầu tư; tình hình phát triển cơ sở hạ tầng… cũng sẽ được tiến hành thu thập từ các nguồn số liệu thống kê, báo cáo của các sở, ngành, địa phương để qua đó phân tích làm rõ đặc điểm địa bàn nghiên cứu, cũng như một số nội dung của thực trạng khai thác tiềm năng du lịch theo thời gian của địa bàn nghiên cứu

b) Thng kê phân tích (phân t, so sánh, tng hp)

Sau khi tổng hợp các số liệu sơ cấp và thứ cấp dùng phương pháp thống kê phân tổ để tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện và khai thác tiềm năng du lịch. Một số liệu thống kê, số liệu của việc khảo sát điều tra sẽ được tiến hành tính toán, phân tổ để qua đó phân tích và làm rõ thực trạng khai thác tiềm năng du lịch tại địa bàn nghiên cứu.

c) Chuyên gia

Việc tiến hành tham vấn, xin ý kiến các bên có liên quan, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về một số nội dung của khai thác tiềm năng du lịch cũng được thực hiện nhằm mục đích để đưa ra những nhận định, đề xuất các giải pháp cho khai thác tiềm năng du lịch tại huyện Cẩm Xuyên được chính xác, khoa học.

d) Phương pháp PRA

Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân. Sử dụng những ý kiến đóng góp của người dân địa phương gần các điểm du lịch cũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

như lấy ý kiến của các du khách, để nắm bắt được các thông tin một cách thực tế về tình trạng du lịch địa phương và đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương.

e) Phân tích ma trn SWOT

Tất cả các thông tin có được từ việc nghiên cứu môi trường và phân tích sản phẩm sẽ được dùng để phát triển hình ảnh của huyện Cẩm Xuyên, để rồi được kết hợp, xây dựng thương hiệu và quảng bá cho thị trường du khách mục tiêu cụ thể. SWOT là từ viết tắt của strengths (điểm mạnh), weaknesses (điểm yếu), opportunities (cơ hội) và threats (thách thức). Phương pháp SWOT sẽ giúp xử lý những dữ liệu có sẵn từ đó có chiến lược, kế hoạch đầu tư khai thác tiềm năng du lịch có hiệu quả, khoa học.

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác tiềm năng du lịch ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)