4.3. Quan điểm, định hướng, m ục tiêu và giải pháp cho khai thác tiềm năng du lịch
4.3.3. Giải pháp cho khai thác tiềm năng du lịch
Từ cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài ta thấy rõ vai trò và sự cần thiết của khai thác tiềm năng du lịch. Căn cứ vào thực trạng của địa phương với những mặt còn tồn tại, hạn chế về các nội khai thác tiềm năng du lịch trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng du lịch và từ kết quả phân tích ma trận SWOT; trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, chính sách, định hướng của Trung ương đến địa phương. Đề tài đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch huyện Cẩm Xuyên trong thời gian tới:
4.3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách đặc thù
Trên cơ sở thực hiện Luật Du lịch và các luật liên quan, UBND các cấp, đặc biệt là UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu hoàn thiện và áp dụng hệ thống các cơ chế chính sách đặc thù trong các lĩnh vực về thuế, đầu tư, đào tạo nhân lực, thị trường... nhằm tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế có thể tham gia đầu tư phát triển du lịch Hà Tĩnh nói chung và khai thác tiềm năng du lịch huyện Cẩm Xuyên nói riêng.
a) Cơ chế chính sách về thuế
Ngoài việc áp dụng các quy định của Luật thuế, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng một số cơ chế đặc thù của địa phương có thể áp dụng được. Theo hướng đó nghiên cứu sự ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư vào các vùng đất còn hoang sơ, các loại hình hoạt động du lịch còn mới để khuyến khích các nhà đầu tư như khu du lịch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 117
sinh thái hồ Kẻ Gỗ với các loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch biển đảo... tăng khả năng tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch.
Ưu tiên thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được với thuế suất bằng thuế suất nhập tư liệu sản xuất; Khuyến khích nhập khẩu dây chuyền công nghệ và các thiết bị sản xuất năng lượng thay thế;
công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước; tái sử dụng chất thải trong hoạt động du lịch.
Có chế độ hợp lý về thuế, đặc biệt đối với thuế thuê đất đối với những không gian cảnh quan; về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn.
b) Cơ chế và chính sách đầu tư
Bên cạnh, thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi đối với các nhà đầu tư khai thác tiềm năng du lịch huyện Cẩm Xuyên theo Nghị định 108/2006/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch Thiên Cầm theo Nghị định 92/2007/NĐ – CP về quy định chi tiết thi hành một số Luật du lịch để hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi đối với các nhà đầu tư khai thác tiềm năng du lịch Cẩm Xuyên. UBND tỉnh Hà Tĩnh cần chỉ đạo nghiên cứu và sớm ban hành các cơ chế, chính sách sau:
- Ưu tiên đầu tư hạ tầng khung của các khu du lịch như khu du lịch quốc gia Thiên Cầm và đối với các điểm du lịch tiềm năng được định hướng trong quy hoạch để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển các công trình vật chất kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ...
- Ưu tiên về vốn vay, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, ưu tiên các dự án phát triển sản phẩm du lịch “xanh” thân thiện với môi trường.
- Khuyến khích đầu tư vào phát triển các loại hình vui chơi giải trí hiện đại, mạo hiểm. Hỗ trợ về thuế nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật công nghệ các loại hình du lịch trên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 118
- Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng thay thế; tiết kiện năng lượng và nước; thân thiện môi trường.
- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển du lịch đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
- Tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút được các nhà đầu tư.
- Tạo ra sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, giữa đầu tư của tư nhân với đầu tư từ khu vực Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.
c) Cơ chế chính sách về phát triển nguồn nhân lực
Nhân lực phục vụ du lịch là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển du lịch chất lượng cao và bền vững. Theo đó, du lịch Cẩm Xuyên cần thiết phải có chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao như:
- Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch mang tính chuyên nghiệp bằng các chế độ ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao về công tác tại địa phương.
- Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
- Bên cạnh đó, đối với du lịch mang tính cộng đồng, cần khuyến khích phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, ưu tiên phát triển lao động vùng nông thôn xa trung tâm với những lao động giản đơn để dần dần xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực tại các khu du lịch Cẩm Xuyên
d) Cơ chế chính sách về thị trường
- Hỗ trợ từ ngân sách đối với các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch Cẩm Xuyên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 119
- Tăng cường hỗ trợ tài chính và xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá, thông qua chính sách tài khoá cho hoạt động này, đặc biệt đối với việc tạo dựng hình ảnh Cẩm Xuyên.
e) Cơ chế phối kết hợp liên vùng, liên ngành
- Khuyến khích du lịch Cẩm Xuyên liên kết phát triển sản phẩm, kết nối Tour tuyến du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư du lịch, xây dựng thương hiệu với các địa phương trong tỉnh.
- Xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch giữa các ngành giao thông, xây dựng đô thị, nông nghiệp phát triển nông thôn... trong việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường cảnh quan, lồng ghép các chương trình dự án…
f) Chính sách phát triển gắn với bảo tồn và phát triển bền vững
UBND tỉnh Hà Tĩnh cần ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích, mở rộng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm đặc biệt ở vùng sâu để tăng khả năng tiếp cận của cộng đồng đối với các các nguồn tín dụng như ưu đãi về lãi suất cho mục đích phát triển các dịch vụ du lịch; hỗ trợ đào tạo năng lực tổ chức và kinh doanh du lịch; hỗ trợ về hạ tầng du lịch ở các điểm du lịch cộng đồng. Khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, an toàn, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch..
4.3.3.2. Nhóm giải pháp về tạo sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh
Tài nguyên/tiềm năng du lịch huyện Cẩm Xuyên khá đa dạng, song đó chưa phải là thế mạnh để tạo nên sự khác biệt so với các địa phương khác. Đồng thời nhu cầu của khách du lịch ngày càng phong phú, đa dạng. Do vậy, tạo lập sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường du lịch, ngành du lịch huyện Cẩm Xuyên không thể dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có. Vì thế, Cẩm Xuyên cần hình thành lợi thế cạnh tranh động thông qua dịch vụ và hàng hóa du lịch theo các yếu tố: vệ sinh, sức khỏe, an ninh trật tự xã hội, thanh thản, phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
Thứ nhất, Yếu tố về vệ sinh bao gồm: vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ngủ, nghỉ, vệ sinh môi trường như không khí, nước thải, vệ sinh đường phố, các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 120
điểm tham quan… Vệ sinh thực phẩm nghĩa là thực phẩm hay thức uống phải có lí lịch, xuất xứ, phải có chứng minh về nguồn gốc và xuất xứ. Về môi trường không khí phải trong lành, không bị bụi, khói làm ô nhiễm. Các điểm du lịch, đường phố phải xanh, sạch và đẹp. Điều này nói lên trình độ dân trí và nhận thức của người dân cũng như sự quan tâm của chính quyền. Tại các nước như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông đường phố rất tráng lệ, đẹp và sạch sẽ, luôn luôn có những đội Cảnh Sát Du lịch giữu gìn trật tự… làm cho khách du lịch có những ấn tượng rất tốt đẹp về những đất nước này.
Thứ hai, Yếu tố về sức khỏe bao gồm về các loại hình thể thao, chữa bệnh và nghỉ dưỡng. Người ta du lịch hầu hết là để nghỉ ngơi, lấy lại sức khỏe sau những ngày tháng làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Để thu hút khách du lịch, người ta thường kết hợp các dịch vụ hấp dẫn như sân Golf, lướt ván, bơi, chơi Tennis, leo núi, câu cá, cắm trại… Ngoài ra, tại các khách sạn còn có các dịch vị như tắm hơi, massage đa dạng… những loại hình này có thể chữa được một số bệnh rất hiệu quả.
Thứ ba, Yếu tố an ninh, trật tự xã hội bao gồm các vấn đề ổn định chính trị, trật tự, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo hiểm sinh mạng cho khách du lịch. Đây chính là yếu tố được quan tâm hàng đầu để phát triển du lịch. Đất nước thiếu an ninh thì không thể phát triển du lịch được. Để đảm bảo được yếu tố này cần kết hợp với các cơ quan chính quyền, các đơn vị cung ứng dịch vụ để ổn định chính trị, bài trừ tệ nạn xã hội như ăn xin, cướp giật, móc túi, mài ép khách hàng mua hàng…
Thứ tư, Ngoài mục đích du lịch công vụ, hầu hết khách đi du lịch là vì mục đích hưởng thụ, tìm sự thanh thản cho tâm hồn. Đứng trước sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và cả về mặt tinh thần, người ta cần sự thanh thản và họ luôn muốn tìm về với thiên nhiên, thôn quê dân dã. Họ thích nhất là những cảnh thiên nhiên hoang sơ, núi non hung vĩ, đi tìm màu xanh của núi rừng, rong rêu để xua đi màu xám xịt của khói bụi, bê tông cốt thép, sự nặng nề của nhà máy, công xưởng. Vì thế việc quy hoạch, thiết kế kiến trúc tại các khu du lịch vừa đáp ứng nhu cầu của du khách nhưng vừa gần gũi, thân thiện với môi trường và mang đậm nét hoang sơ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 121
Sự thanh thản mà khách du lịch có thể tìm thấy ở những sản vật, món ăn dân dã, không màu mè trên mảnh đất đầy nắng, cát và gió như bánh tráng (Cẩm Hà), nước mắm (Cẩm Nhượng), dưa hếu muối hoặc phơi khô, món khoai lang xéo…
chứa đựng trong đó cả sự khốn khó và nồng ấm của con người đất Cẩm.
Thứ năm, Dịch vụ du lịch rất phong phú như dịch vụ khách sạn, dịch vụ thủ tục đăng kí, nhập, xuất khách sạn, dịch vụ bưu điện, ngân hàng,… để làm tốt mỗi công việc trên đòi hỏi người thực hiện cần phải am hiểu nghề nghiệp và có phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Phục vụ hay phong cách phục vụ là những sản phẩm vô hình. Khách sẽ hài lòng và được bù đắp nếu sản phẩm hữu hình có phần thiếu sót.
Trong dịch vụ phải quan tâm vấn đề này gấp bội lần so với các sản phẩm hữu hình.
4.3.3.3. Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực a) Giải pháp huy động vốn đầu tư
Du lịch huyện Cẩm Xuyên đang ở giai đoạn đầu với quy mô nhỏ, điều kiện cơ sở hạ tầng và kỹ thuật du lịch còn nhiều hạn chế. Vì thế, hiện nay ngành du lịch huyện đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước để cải thiện, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật du lịch nhằm hấp dẫn khách du lịch. Song giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013: tổng nguồn ngân sách Trung ương được phân bổ cho các công trình đang triển khai tại Cẩm Xuyên là 46,9 tỷ đồng chiếm 54% tổng nguồn vốn ngân sách cần phân bổ; nguồn vốn từ các tổ chức đầu tư vào cơ sở kỹ thuật du lịch đạt 29 tỷ đồng chiếm 93,55% tổng vốn đăng ký; các doanh nghiệp tư nhân đầu tư 14,469 tỷ đồng.
Khả năng huy động vốn đầu tư vào du lịch Cẩm Xuyên từ các nguồn còn rất hạn chế, đặc biệt là từ tư nhân, điều này một phần do những năm gần đây ngành du lịch chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Như vậy, cần triển khai đồng bộ các giải pháp huy động vốn, trong đó thực hiện theo quan điểm huy động từ nguồn nội lực là chủ yếu, sử dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý để kích thích các nguồn vốn khác, thực hiện xã hội hóa, lồng ghép nguồn vốn từ dự án của các ngành liên quan…
- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đảm bảo đủ khoảng 10%
trong cơ cấu nguồn vốn theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 122
điểm du lịch quốc gia, các tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa; đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường tại các khu du lịch, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách như sau:
+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch, chiếm khoảng 8%
+ Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường tại các khu du lịch, chiếm khoảng 1%
+ Quảng bá và xúc tiến du lịch chiếm khoảng 1%.
- Huy động triệt để nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn với cơ cấu 90% vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác:
+ Phát huy vai trò năng động của thị trường tài chính trong nhân dân; tạo cơ chế để các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế hộ gia đình, cá nhân có thể tham gia vào đầu tư khai thác tiềm năng du lịch.
+ Đa dạng hóa các loại hình đầu tư, tạo cơ chế thuận lợi, áp dụng thông thoáng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho các khu du lịch quốc gia thông qua mô hình BT, BOT; khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế về vị trí địa thế, đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với các công trình đầu tư du lịch.
+ Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với các khu du lịch mới, còn nhiều khó khăn về điều kiện hạ tầng nhưng được xác định là có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch; ưu đãi đầu tư vào những vùng địa bàn nông thôn nhưng có tiềm năng phát triển mạnh, đặc biệt đầu tư vào khai thác văn hóa bản địa cho phát triển du lịch cộng đồng.
+ Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Coi đây không chỉ là kênh huy động nguồn vốn đầu tư nhưng cũng là kênh tiếp thu chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến và vừa là thị trường gửi khách du lịch.
Thực hiện giải pháp thu hút FDI với sự tiếp thu tốt về quy trình quản lý, gia tăng thị phần sẽ là con đường hiệu quả và phát triển với quy mô, tầm cỡ vượt lên hẳn so với tiềm lực có sẵn.