Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác tiềm năng du lịch ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 40 - 43)

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Cẩm Xuyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Cẩm Xuyên là huyện thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm về phía phía Đông Nam của tỉnh Hà Tĩnh, có toạ độ địa lý từ 18o02’18” đến 18o20’51” vĩ độ Bắc và từ 105o51’17” đến 106o09’13” kinh độ Đông.

Phía Đông Bắc giáp biển Đông

Phía Tây - Tây Nam giáp huyện Hương Khê

Phía Tây Bắc giáp thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà Phía Nam, Đông Nam giáp huyện Kỳ Anh và tỉnh Quảng Bình.

Địa hình Cẩm Xuyên có địa hình phức tạp và đa dạng, với một diện tích 63.649,01 ha, hội tụ đây đủ của mọi biểu hiện địa hình. Có đủ các loại: Núi đồi, sông suối, đồng bằng, ao hồ…:

- Núi đồi: Chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên, được phân bố về phía nam huyện chạy dọc từ phía Nam xã Cẩm Thạch đến phía Đông và phía Bắc xã Cẩm Lĩnh. Địa hình đồi bát úp xen lẫn với đồi thấp, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp. Cùng với hệ thống đó là hệ thống các sơn khối lẻ, nằm chen giữa đồng bằng và ven bờ biển, đó là Núi Thành (xã Cẩm Thạch), núi Nhược Thạch ở xã (Cẩm Quang), núi Troóc xã Cẩm Huy, núi trộn (Cẩm Dương), núi Hội (thị trấn Cẩm Xuyên), núi Thiên Cầm(thị trấn Thiên Cầm) và một số núi thuộc xã Cẩm Lĩnh (Ba Côi, Núi Chai…).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

- Hệ thống sông - Hồ - Bàu: Vùng đất huyện Cẩm Xuyên ngoài núi đồi thì sông - hồ (gồm khe, suối , hói đồng, bàu nước..) chằng chịt và dày đặc trên địa bàn.

Các con sông hầu hết bắt nguồn từ dãy Hoành Sơn Tây, chảy từ nam ra bắc. Ngoài 3 hệ thống sông chính là Ngàn Mọ- Quèn- Rác chảy theo hai hướng Nam- Bắc.

Ngoài hệ thống sông lớn và các khe suối đổ nước vào các hồ nước lớn: Kẻ Gỗ, Thượng Tuy, sông Rác… đảm bảo cho làng mạc, ruộng đồng bớt ngập úng khi mưa và cũng là nguồn nước tự nhiên cho sinh hoạt quanh năm của dân chúng.

Sơ đồ 3.1. Vị trí huyện Cẩm Xuyên trong tỉnh Hà Tĩnh

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Xuyên

- Hệ thống đồi và cồn cát: Hệ thống đồi thấp trên đất Cẩm Xuyên thuộc chân Hoành Sơn Tây, thuộc các xã: Cẩm Thạch, Cẩm Mỹ, Cẩm Quang, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc, Cẩm Minh.

- Đồng bằng: Địa hình đồng bằng của Cẩm Xuyên chỉ chiếm 2/5 tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, nằm thành một vệt dài chạy từ tây sang đông. Địa bàn tương đối bằng phẳng nhưng bị chia cắt bởi hệ thống các sông suối và kênh mương dày đặc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

- Biển đảo: chiếm khoảng gần 10% diện tích lãnh thổ huyện. Biển nằm về phía Đông Bắc huyện Cẩm Xuyên, thường bao gồm các xã nằm dọc bờ biển như Cẩm Hòa, Cẩm Dương, Cẩm Nhượng và thị trấn Thiên Cầm. Địa hình được hình thành do các dãy đụn cát chạy dài ngăn cách biển, hơi nghiêng theo hướng Tây Nam – Đông Bắc; độ cao so với mặt biển dao động từ 0,5 - 3m Cẩm nhượng là hợp lưu của hai hệ thống sông Ngàn Mọ và sông Rác. Có Hòn Booc, Hòn én, Đá Ngang.

3.1.1.2. Khí hậu

Huyện Cẩm Xuyên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Cẩm Xuyên còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, nên có sự phân hóa rất khắc nghiệt.

- Nhiệt độ: Chịu ảnh hưởng của miền khí hậu phía Bắc, Cẩm Xuyên có đặc điểm chung của miền khí hậu này với “biên độ năm của nhiệt độ không khí ≥ 9oC, bức xạ tổng cộng trung bình năm ≤ 140 kcal/cm2”(Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, 2005). Và theo số liệu quan trắc qua nhiều năm cho thấy nhiệt độ mùa Hè ở huyện Cẩm Xuyên trung bình 27 – 29oC, vào mùa khô nắng gắt, có gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, nhiệt độ có lúc lên tới 41oC.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa bình quân hàng năm tương đối lớn trên 2000mm, nhưng phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Tổng lượng mưa 5 tháng mùa Đông chỉ chiếm 26% lượng mưa cả năm: lượng mưa chủ yếu tập trung vào mùa mưa chiếm khoảng 74% với “ba tháng mưa lớn nhất từ tháng 8 đến tháng 10” (Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, 2005) lượng mưa có thể đạt từ 300 – 400mm/tháng. Số ngày mưa trung bình hàng năm cũng khá cao, phổ biến từ 150 – 160 ngày.

- Số giờ nắng: Trung bình cả năm khoảng 1700 giờ, các tháng mùa Đông trung bình từ 70 – 80 giờ, các tháng mùa Hè trung bình từ 180 – 190 giờ. Tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 5 khoảng trên 210 giờ.

- Gió: Trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng chính bởi 2 loại gió. Gió mùa Đông Bắc: về mùa Đông do các đại lục Âu – Á lạnh giá tạo nên các áp lực lục địa di chuyển đến địa bàn huyện. Do gió mùa Đông Bắc nên làm nhiệt độ giảm xuống.

Gió Tây Nam hay còn gọi là gió Lào. Gió Tây Nam là yếu tố khí hậu thời tiết mang

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

tính đặc thù, tốc độ giớ lớn lại khô, nóng nên thường gây ra hậu quả xấu như hạn hán, làm cây khô héo và suy thoái môi trường đất.

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác tiềm năng du lịch ở huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)