Những yếu tố phi truyền thống trong hệ thống chủ đề, đề tài trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương

Một phần của tài liệu THƠ TRÀO PHÚNG CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG NHÌN TỪ SỰ TIẾP XÚC VĂN HÓA ĐÔNG TÂY (Trang 29 - 47)

Chương 2: Ý THỨC VỀ “CÁI KHÁC” (THE OTHER) VÀ CHỦ ĐỀ, ĐỀ TÀI

2.1. Những yếu tố phi truyền thống trong hệ thống chủ đề, đề tài trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương

Có thể nói, khái niệm “dịch văn hóa” không phải chỉ đến khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam mới xuất hiện mà trước đó, trong lịch sử Việt Nam cũng đã có sự tiếp biến mạnh mẽ với nhiều nền văn hóa khác, có thể kể đến Trung Hoa, ….

Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài nghiên cứu, chúng tôi chỉ xin đề cập khái quát tới quá trình “dịch văn hóa” và biểu hiện của “cái khác” trong thời điểm thực dân Pháp đem dã tâm xâm lược Việt Nam. Theo những ghi chép lịch sử, diễn ngôn “khai hóa văn minh” của Pháp ở nước Việt ta thực chất chỉ là một phương cách Pháp thực hiện diễn ngôn quyền lực và dã tâm xâm lược của mình. Victor Hugo từng nói:

“Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Quả thực vậy, từ khi Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại Đà Nẵng đã gây ra biết bao biến động, nỗi đau

thương trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Mất Nam Kỳ, Bắc Kỳ rồi thực dân ngang nhiên, hống hách đặt ách thống trị trên toàn cõi nước Việt. Xã hội phong kiến yếu ớt, nhu nhược, mục ruỗng đầu hàng trước giặc nhưng chưa “chết” hẳn, chưa tàn lụi lại manh nha một xã hội mới nhố nhăng hơn, kệch cỡm, lố bịch… Đây cũng chính là giai đoạn bắt đầu mô hình “xã hội giao thời – thực dân nửa phong kiến” diễn ra đồng đều cả hai miền Nam Kỳ và Bắc Kỳ.

Ở Nam Kỳ, “Người Pháp cho xây dựng những công trình, dinh thự của họ trên đất Gia Định, từ Ban Tổng tham mưu, Dinh Thống đốc, Ngân khố, Nhà in, cho đến kho vũ khí hải quân, công trường đóng tàu, Sở cầu đường, Sở bưu điện, mạng viễn thông … cho đến Thảo Cầm Viên, song bạc, sở thầu thuốc phiện, sở thu thuế xuất khẩu gạo của người Pháp và người Hoa kiều) …” [15, tr.178]. Còn ở Bắc Kỳ

“đô thi hóa theo mô hình thực dân muộn hơn, bắt đầu từ những năm 1890,…Công cuộc khai thác mỏ, trồng cây công nghiệp, phát triển công nghiệp nhẹ (sản xuất bông sợi, rượu, bia, đường, xà phòng, dầu, dệt, gạch ngói, thủy tinh, đồ gia dụng), thương mại (mở ngân hàng, nhà buôn,), giao thông (xây bến tàu, đường sắt, cầu cống)… theo hướng tập trung nguồn lợi và quyền lực vào tay chính chủ “bảo hộ đã làm xã hội Việt Nam tiếp tục phân hóa và mâu thuẫn ngày càng sâu sắc.” [15, tr.178]. Không chỉ thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội, một tầng lớp mới cũng xuất hiện. Lớp Tây học tân nho có danh vị như ông Tham, ông Phán, Đốc tờ thay thế cho lớp quan Nghè, quan Thám,… Trí thức Tây học bắt đầu sáng tác văn chương và phát triển và kiếm sống bằng nghề viết văn, viết báo, “thơ ca bán phố phường”.

Tầng lớp cựu nho đến đây bắt đầu bị phân hóa tư tưởng, cứ lửng lơ giữa “cựu” và

“tân”, giữa Nho và Tây, giữa Âu và Á.

Sinh trưởng trong thời buổi “dở dở ương ương” ấy, nhà thơ Tú Xương cũng không tránh khỏi những trắc trở, tư lự, bất lực về nghiệp chữ “Chữ nghĩa Tây Tàu trót dở dang/ Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng” (Tựa – Tản Đà) và cả nỗi đau buồn, những niềm phẫn uất riêng hòa chung với nỗi đau của dân tộc, nhân dân. Tất cả những điều đó, ông không giấu đi, cũng không che đậy, phủ nhận mà thẳng thắn đưa cả cái xã hội “rất hợm” ấy vào thơ với bảo toàn hầu như nguyên vẹn cả “hình

hài”. Từ sự tha hóa của nhiều bộ phận xã hội trước ma lực của đồng tiền, chức vị, hão danh đến “sĩ khí rụt rè gà phải cáo” của tầng lớp nho sĩ cuối mùa, vừa muốn giữ vẻ người có chữ oai nghiêm, chững chạc, thanh tao, vừa lom khom chen lấn để có tí chút quyền lực và của cải. Tú Xương gần như dành cả cuộc đời và sự nghiệp văn chương của mình để làm thơ trào phúng về bao cái mới nhưng quái gở đó. Thậm chí, nhà thơ cũng chẳng ngại ngần vạch trần, đả kích thẳng tay và khi cần “gọi tên, điểm mặt”.

Tình thế giao thoa giữa cái mới mới xuất và dần thắng thế và cái cũ đang yếu ớt, ngoi ngóp giữa hai nền văn hóa Đông – Tây đã tạo nên một “tình thế cưỡng bức

“cãi lộn””, một bối cảnh lai căng phức tạp với đầy nghịch dị chính là yếu tố làm bật ra tiếng cười trào phúng giữa hai bên cựu và tân. Về điều này, Homi Bhabha gọi đó là “lai ghép” như một một chiến lược của kẻ thực dân để “ký hiệu hóa” văn hóa Pháp vào văn hóa Việt cùng âm mưu thôn tính và đồng hóa. Lai ghép mang tính

“nước đôi” (lưỡng trị), nảy sinh trong khi quyền lực thực dân bị “phân ly” và kết quả thường tạo ra những lai tạp, nghịch dị, trộn hòa giữa cái khác, cái xa lạ và điều quen thuộc ở tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội “nửa nạc, nửa mỡ”.

Vậy “cái khác”, “cái nghịch dị” ấy được hiểu như thế nào?

Về khái niệm “cái khác”, đây không chỉ là một khái niệm quan trọng trong luận điểm của W. Said về văn chương mà còn là vấn đề trung tâm của các nền văn hoá và văn học hậu thực dân. Ở Việt Nam, khái niệm này từng được Nguyễn Hưng Quốc đề cập và phân tích trong bài viết “Chủ nghĩa hậu thực dân”: ““Cái khác”

khác với sự khác biệt (difference) vì “cái khác” bao gồm cả sự khác biệt lẫn bản sắc. “Cái khác”, tự nó, là một bản sắc và bản sắc ấy được hình thành chủ yếu trên sự phân biệt với những bản sắc khác đang chiếm giữ vị trí trung tâm…. Nó được tạo lập từ bảng giá trị mà nó luôn luôn tìm cách phủ nhận: nếu thực dân là trật tự, văn minh, duy lý, hùng mạnh, đẹp đẽ và tốt lành thì thuộc địa lại là hỗn loạn, mông muội, cảm tính, yếu ớt, xấu xí và xấu xa. Sự phủ nhận ấy được thực hiện ở thế yếu, do đó, không bao giờ thực sự triệt để. Tính chất phân vân ấy làm cho người thuộc địa không những là những “cái khác” so với thực dân mà còn là những ‘cái khác’ so

với chính quá khứ của họ…” [Dẫn theo 44]. Nôm na có thể hiểu, trong thời kỳ Pháp thuộc, nước Việt không chỉ là “cái khác” với nước Pháp mà còn là “cái khác” so với nước Việt trong quá khứ. Bởi vậy, khi tìm hiểu lịch sử nước nhà trong từng giai đoạn, người ta luôn sự nhìn nhận đa chiều giữa “trước” và “sau” thời kì ấy để thấy được sự du nhập hay tiếp biến “cái khác” vào cộng đồng bản địa. Qua đó cũng để trả lời cho những câu hỏi như: “đã có những sự thay đổi khác biệt như thế nào?”

hay “thay đổi bằng cách nào?”. Một ví dụ đơn giản, trước khi văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam, nước ta vẫn còn mang đậm dấu ấn của một nước có nền nông nghiệp truyền thống lâu đời cùng những dấu ấn rất riêng của một nước văn hóa phong kiến phương Đông. Đó là một nước “lấy gia tộc làm gốc, lấy tình cảm làm trọng, trông vào con cháu duy trì nòi giống và nối nghiệp tổ tiên, coi trọng tính trường tồn, ưa chuộng hoà bình, an cư lạc nghiệp,... Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, khi thực dân Pháp thực hiện “sứ mệnh khai hóa” trên đất nước ta, xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội tư bản thuộc địa. Vì vậy, như một hệ quả tất yếu, qua quá trình tiếp xúc văn hóa, mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội đều có sự thay đổi so với trước. Cùng với đó là sự xuất hiện những thái độ khác nhau với mối quan hệ Đông – Tây của chủ thể văn hóa Việt Nam. Một bên đồng tình với việc Âu hóa hoàn toàn. Một bên, khi nhìn nhận những mặt tiêu cực của chủ nghĩa thực dân lại mang tư tưởng chống cự lại quá trình Âu hóa và coi đó là hành động “vong Tổ”. Đó cũng là một vài nét khái quát về khái niệm “cái khác” theo cách nhìn, cách tiếp nhận và đánh giá của những chủ thể văn hóa Việt Nam.

Về khái niệm “cái nghịch lý” (grotesque) (tiếng Pháp). Nghịch dị còn được gọi là “thô kệch”, “kỳ quặc”, là “thuật ngữ chỉ một kiểu tổ chức hình thức nghệ thuật (hình thức/phong cách/thể loại), dựa vào huyễn tưởng, tính trào phúng, tính ngụ ngôn, ngụ ý, vào sự kết hợp và tương phản một cách kỳ quặc cái huyền hoặc và cái thực, cái đẹp và cái xấu, cái bi và cái hài, cái giống thực và cái biếm họa” [Dẫn theo 15, tr.112]

mà “Đỉnh cao của “chủ nghĩa hiện thực nghịch dị” (chữ dùng của M.Bakhtin) là Gacgangchuya và Pangtagruyen của Rabelais: tiếng cười mang tính lưỡng trị, miêu tả

một chỉnh thể không tách biệt cả hai cực, cái cũ và cái mới, cái mất đi và cái sinh ra, vừa phủ định, vừa khẳng định, …” [Dẫn theo 15, tr.112]. Tuy nhiên, “cái nghịch dị”

trong văn học Việt Nam mà cụ thể là trong văn học trung đại Việt Nam thì thường không mang đầy đủ các yếu tố như trên được đề cập của Phục hưng Phương Tây. Theo đó, “chất nghịch dị trong phần lớn các tác phẩm thường giao thoa/đan cài/lồng ghép/dung nạp một cách kín đáo với chức năng giáo huấn hoặc thái độ phê phán hiện thực nên luôn gây ra những cách tiếp cận khác nhau”. [15, tr.116]

Trên đây là một số cách hiểu khái quát về các lý thuyết như “lai ghép”, ý niệm về “cái khác”, “cái nghịch dị”. Vậy khi vận dụng vào cụ thể các tác phẩm thơ trào phúng của nhà thơ Trần Tế Xương, điều đó sẽ được thể hiện như thế nào?

2.1.1. B c tranh sinh đ ng v xã h i n a th c dân n a phong ki nức tranh sinh động về xã hội nửa thực dân nửa phong kiến ộng về xã hội nửa thực dân nửa phong kiến ề xã hội nửa thực dân nửa phong kiến ộng về xã hội nửa thực dân nửa phong kiến ửa thực dân nửa phong kiến ực dân nửa phong kiến ửa thực dân nửa phong kiến ến

Phải nói rằng, Tú Xương rất tài làm thơ trào phúng. Chủ đề và đề tài trong thơ ông rất phong phú. Tất cả hiện lên vô cùng chân thực và sống động như thể đó là “tấm gương soi chiếu cuộc đời”. Cho nên cuộc đời có gì thì nó hiện lên như vậy, không phân biệt đề tài lớn, nhỏ. Không những thế, nếu những cảnh ngang trái đó, những người “lạ dòng” đó lại đụng trúng tâm hồn, vào trái tim, tư tưởng của nhà thơ thì ông đều tìm ra tiếng cười có lúc đả kích có lúc lại đầy chua xót. Tựu chung lại, thơ ông chính là sự quan sát, suy ngẫm và chiêm nghiệm cảnh đời, xã hội khách quan và chính đời mình.

Trước hết là đề tài đả kích bọn thực dân Pháp. Đề tài đầu tiên này có lẽ không có gì mới lạ và khác biệt với các sáng tác trước đó bởi châm biếm và đả kích thực dân Pháp, đấu tranh, phản đối chúng chính là hành động chung, là nỗi niềm chung của mỗi người dân yêu nước mọi thời đại chứ không riêng gì các nhà văn, nhà thơ, những người có độ “nhạy bén” về tâm hồn. Trong văn học Việt Nam đã có những Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, ... thế nhưng, tiếng cười mỉa mai ở Tú Xương vẫn có sắc điệu rất riêng. Trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản xâm lược lúc chế độ phong kiến bước vào chỗ tàn lụi, Tú Xương không cổ xúy theo hưởng lạc như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, cũng không công nhiên nhìn nhận tình trạng đô hộ của Pháp

hay vui vẻ tán thành nó, xem như vạn sự thái bình, không có hề hấn gì xảy ra với tổ quốc, nhân dân như trong những bài ca trù hô hành lạc của Trần Lê Kỷ:

“Từ lên một đến mười lăm còn trẻ nít, Bốn mươi năm cút kít đã về già.

Tính trong vòng cắn đá với trăng hoa Ba mươi năm là sắp kiệt

Thế mà còn đi học đi hiệc, đi thi đi thiếc,

Giời đã sinh ra kiếp làm người, Chả chơi, người cười ra chú vích!

Được ngày nào ta chơi cho thích.”

(Tam thập nhi lập) hay như Dương Khuê cũng từng vịnh:

“Mấy thuở thái bình nay lại gặp!

Vỗ tay đưa dịp tính tình cao!...”

(Tự vịnh)

Thay vào đó, trước chính sách thâm độc của thực dân Pháp khi xâm chiếm nước ta, khi chúng chiếm đoạt hầm mỏ, cướp bóc nguyên liệu, mở đường giao thông để chuyên chở của cải của đất nước ta về nước chúng, Tú Xương cũng đã dũng cảm nói lên tiếng nói cảm thông của mình: “Núi non đào của lâu dần đổ/

Sông bể khơi đường mãi cũng vênh…”. Có thể nói rằng, đây là một trong số nhiều bài thơ trữ tình nói lên nỗi lòng và của nhà thơ. Trữ tình nhưng vẫn mang chiều đả kích. Tuy nhiên, theo khuôn khổ của bài, chúng tôi sẽ không đi sâu nhiều vào phần nội dung trữ tình này. Đồng thời, để có thể rạch ròi trong việc phân định tác phẩm thơ trào phúng, mà trong đó thể hiện trực tiếp sắc thái đả kích thực dân Pháp thì dường như không có một sáng tác nào đích danh, cụ thể. Bởi nội dung đó đều được ngầm biểu ý trong gần như tất cả các tác phẩm thơ trào phúng của Tú Xương. Đó có thể thể hiện thông qua việc miêu tả, “đá xoáy” sự xuất hiện những nhân vật thị dân (me Tây, cậu ấm, ả buôn….), những kẻ học đòi những thói xấu, lố lăng, hợm

hĩnh, sự lên ngôi của đồng tiền hoặc hay chế độ Hán học dần bị “phế truất” trong xã hội đương thời đầy lúng túng giữa cái mới và cái cũ.

Bên cạnh đó, phê phán bọn tay sai, quan lại cũng là một đề tài gần như xuyên suốt trong các sáng tác của ông Tú. Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu từng nhận định: “tố cáo và lên án ông quan nhiều nhất là thơ trào phúng và cũng có thể nói là bắt đầu với thơ trào phúng” [Dẫn theo 15, tr.183]. Xét theo tầng lớp xã hội, đây được coi là tầng lớp thống trị. Có quan tốt, có quan xấu (theo tiêu chí đạo đức Nho giáo) song từ dân gian cho tới thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… nhân vật quan lại luôn được miêu tả rất cụ thể, đa dạng và đông đảo, đồng thời cũng bị châm biếm nhiều nhất, gay gắt nhất. Bởi vậy, đề tài này mặc dù là một đề tài cũ nhưng cái mới được thể hiện và nhấn mạnh ở đây chính là ở bút pháp của Tú Xương đậm cá tính

“khu biệt” và mang nét cảm hứng thời sự.

Dưới thời thực dân Pháp xâm lược, không chỉ có bọn quan tham mà còn xuất hiện những tên tay sai, bán nước. Dưới ngòi bút của ông Tú, hình ảnh của bọn chúng càng hiện lên phong phú đa dạng, thậm chí nhà thơ còn “chỉ mặt điểm tên”

qua danh xưng, chức tước, như những kẻ ra sức xu phụ thực dân để được cân nhắc lên chức quan to, nhân việc đó mà đuổi cô hầu về vì cho rằng cô ta lẳng lơ…trong Cô hầu gửi quan lớn:

“Chỉ trách người sao chẳng trách mình?

Mình trung đâu đấy, trách người trinh?

Áo dày cơm nặng, bao nhiêu đức?

Chiếu cạnh giường bên mấy hột tình?

Tơ tóc nỗi riêng thì xét nét,

Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh!

Cổ cong mặt lệnh người đâu thế?

Cái cóc bôi vôi khéo dại hình!”

Đối với bọn quan tham nhũng khi về già, không hoành hành được nữa, lại giở trò giả nhân giả nghĩa niệm phật, dối lừa nhân dân, nhà thơ cũng kiên quyết lột mặt nạ của chúng:

“Đĩ dài đĩ rạc,

Bấy lâu nay đã toác toạc toàng toang.

Chán chê rồi về đến đầu làng, Toan tấp tểnh những đường tu lý!”

(Đĩ rạc đi tu)

Ông cũng không ngần ngại phê phán những lũ bất tài, dốt nát trong Bác Cử Nhu, chúng chẳng khác nào những tên hề trong Hát bội hay bóc trần trò gian lận, hối lộ, bòn rút của dân không nghĩ gì đến trách nhiệm trong Ðưa ông Phủ… Cũng có những bài thơ như Ông cử Ba, tác giả xéo xắt ví ông cử tên Ba như con ba ba, xấu xí như con rắn trong hang những ra vẻ tay đây lắm. Thậm chí tác giả còn họa theo câu Kiều “Thân lươn bao quản lấm đầu” để diễu cợt tên quan mũ áo lượt là:

“Cửa Vũ ba nghìn sóng nhảy qua, Ai ngờ mũ áo đến ba ba!

Đầu như lươn đất mà không lấm, Thân tựa xà hang cũng ngó ra.

Dưới nước chẳng ưa, ưa trên cạn, Đất sét không ăn, ăn thịt gà.

Tuy rằng cổ rụt, mà không ngỏng, Hễ cắn ai thì sét mới tha.”

Có thể nói, nhà thơ đã dựng lại chân dung của bọn quan lại, mỗi người mỗi vẻ nhưng đều rất sắc cạnh. Một tên quan huyện “mình trung đâu đấy trách người trinh”, ông Ðốc cờ bạc ăn chơi rặt một màu, ông Cử Sách như hủ nút, chữ như mù,

… trong một xã hội lố lăng, rởm đời đã được Tú Xương tái hiện cụ thể và đầy sinh động. Qua đó, độc giả càng thấy được thái độ phẫn uất của Tú Xương trước thực trạng xã hội lố lăng với những con người, những hiện tượng trái tai, gai mắt, chẳng giúp gì cho dân mà chỉ càng càn quấy, lũng đoạn lòng dân của đám quan tham vô lại lúc bấy giờ.

Không những thế, Tú Xương tiếp tục còn chĩa mũi dùi đả kích mạnh mẽ của mình vào chế độ khoa cử và tình trạng Nho học lúc bấy giờ. Sự xuất hiện của

Một phần của tài liệu THƠ TRÀO PHÚNG CỦA TRẦN TẾ XƯƠNG NHÌN TỪ SỰ TIẾP XÚC VĂN HÓA ĐÔNG TÂY (Trang 29 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w