Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh vật cho cây lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và sử dụng một số chủng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên vùng đất cát biển bình định (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh vật cho cây lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Bình Định

2.3.4.1. Xác định liều lượng chế phẩm vi sinh vật

Thí nghiệm được bố trí trên đất cát biển, tại Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định trong vụ đông xuân 2012; bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp; diện tích ô thí nghiệm là 20 m2. Giống lạc sử dụng trong thí nghiệm gồm lạc LDH01 (giống khuyến cáo cho sản xuất) và lạc Lỳ (giống địa phương); mật độ gieo 40 cây/m2.

Công thức thí nghiệm:

CT1: Đối chứng:

Nền (N:P:K = 30:90:60 + 10 tấn phân chuồng + 400 vôi bột)/ha.

CT2: Nền + 5 kg chế phẩm vi sinh vật/ha.

CT3: Nền + 10 kg chế phẩm vi sinh vật/ha.

CT4: Nền + 20 kg chế phẩm vi sinh vật/ha.

CT5: Nền + 30 kg chế phẩm vi sinh vật/ha.

Phương pháp bón:

- Bón lót 100 % phân chuồng + 50 % urê + 100 % supe lân + 50 % kali clorua + 50 % vôi bột. Bón thúc lần 1 (khi cây lạc được 3 - 4 lá thật): 50 % urê + 50 % kali clorua. Bón thúc lần 2 (khi cây lạc ra hoa rộ): 50 % vôi bột.

- Chế phẩm vi sinh vật: Bón lót vào đất: Sau khi làm đất, tiến hành rạch hàng. Trộn 1 kg chế phẩm vi sinh vật với 10 - 15 kg đất bột, rắc vào các hàng đã rạch sẵn, phủ một lớp đất mỏng lên trên trước khi gieo hạt. Độ sâu lấp hạt 2 - 3 cm.

Chỉ tiêu theo dõi: Chiều cao cây (cm), số cây thực thu/m2 (cây) và năng suất quả khô (tạ/ha). Phương pháp đánh giá được trình bày tại mục 2.3.6.

2.3.4.2. Xác định phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh vật

Thí nghiệm được bố trí trên đất cát biển, tại Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định trong vụ đông xuân 2012 - 2013 và hè thu 2013; bố trí theo kiểu ô chính, ô phụ, trong đó ô chính là giống, ô phụ là cách bón chế phẩm vi sinh vật, 3 lần

lặp, diện tích ô thí nghiệm 20 m2. Giống lạc sử dụng trong thí nghiệm gồm lạc LDH01 (giống khuyến cáo cho sản xuất) và lạc Lỳ (giống địa phương); mật độ gieo 40 cây/m2.

Công thức thí nghiệm:

CT1: Đối chứng:

Nền (N:P:K = 30:90:60 + 10 tấn phân chuồng + 400 vôi bột)/ha CT2: Nền + bón chế phẩm VSV theo cách 1 (trộn với đất và bón lót trước gieo hạt).

CT3: Nền + bón chế phẩm VSV theo cách 2 (hòa vào nước và tưới phủ sau gieo hạt).

Phương pháp bón:

- Bón lót 100 % phân chuồng + 50 % urê + 100 % supe lân + 50 % kali clorua + 50 % vôi bột. Bón thúc lần 1 (khi cây lạc được 3 - 4 lá thật): 50 % urê + 50 % kali clorua. Bón thúc lần 2 (khi cây ra hoa rộ): 50 % vôi bột.

- Chế phẩm vi sinh vật: Liều lượng 20 kg/ha. Chế phẩm VSV được sử dụng theo hai cách. Cách 1 (trộn với đất và bón lót trước gieo hạt): Sau khi làm đất, tiến hành rạch hàng. Trộn 1 kg chế phẩm VSV với 10 - 15 kg đất bột, rắc vào các hàng đã rạch sẵn, phủ một lớp đất mỏng lên trên trước khi gieo hạt. Độ sâu lấp hạt 2 - 3 cm. Cách 2 (hòa vào nước và tưới phủ sau gieo hạt):

Hòa 1 kg chế phẩm VSV với 100 lít nước sạch, tưới vào các hàng sau khi gieo hạt.

Chỉ tiêu theo dõi: Chiều cao cây (cm), số cây thực thu/m2 (cây) và năng suất quả khô (tạ/ha). Phương pháp đánh giá được trình bày tại mục 2.3.6.

2.3.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật sử dụng đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây lạc.

Thí nghiệm được bố trí trên đất cát biển, tại Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định trong vụ đông xuân 2012 - 2013; bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3 lần lặp.

Diện tích ô thí nghiệm là 20 m2. Giống lạc sử dụng trong thí nghiệm gồm lạc LDH01 (giống khuyến cáo cho sản xuất) và lạc Lỳ (giống địa phương); mật độ gieo 40 cây/m2.

Công thức thí nghiệm:

CT1: Đối chứng:

Nền (10 tấn phân chuồng + 400 vôi bột)/ha + NPK (30:90:60)/ha CT2: Nền + 90% NPK + 20 kg chế phẩm vi sinh vật/ha.

CT3: Nền + 80% NPK + 20 kg chế phẩm vi sinh vật/ha.

CT4: Nền + 70% NPK + 20 kg chế phẩm vi sinh vật/ha.

Phương pháp bón:

- Bón lót 100 % phân chuồng + 50 % urê + 100 % supe lân + 50 % kali clorua + 50 % vôi bột. Bón thúc lần 1 (khi cây lạc được 3-4 lá thật):

50 % urê + 50 % kali clorua. Bón thúc lần 2 (khi cây ra hoa rộ): 50 % vôi bột.

- Chế phẩm vi sinh vật: Bón lót vào đất: Sau khi làm đất, tiến hành rạch hàng. Trộn 1 kg chế phẩm vi sinh vật với 10 - 15 kg đất bột, rắc vào các hàng đã rạch sẵn, phủ một lớp đất mỏng lên trên trước khi gieo hạt. Độ sâu lấp hạt 2 - 3 cm.

- Chỉ tiêu theo dõi: Sinh khối chất xanh (tạ khô/ha), năng suất quả khô (tạ/ha), hiệu quả kinh tế (lãi thuần, lãi so đối chứng) và hiệu suất sử dụng chế phẩm vi sinh vật. Phương pháp đánh giá được trình bày tại mục 2.3.6.

2.3.5. Xây dựng mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh vật cho cây lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Bình Định

Mô hình được bố trí trên đất cát biển tại Cát Hiệp và Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, vụ đông xuân 2013 - 2014, hè thu 2014 và đông xuân 2014 - 2015. Diện tích mô hình 1 ha. Giống lạc sử dụng là lạc LDH01 tại Cát Hiệp và lạc Lỳ tại Cát Trinh, mật độ gieo 40 cây/m2, trồng theo băng, không lên luống.

Đối chứng: Nền theo khuyến cáo của địa phương (NPK : 30.90.60 + 10 tấn phân chuồng + 400 kg vôi)/ha. Mô hình: Nền theo khuyến cáo của địa phương + 20 kg chế phẩm vi sinh vật/ha.

Phương pháp bón:

+ Bón lót 100 % phân chuồng + 50 % urê + 100 % supe lân + 50 % kali clorua + 50 % vôi bột. Bón thúc lần 1 (khi cây lạc được 3 - 4 lá thật):

50 % urê + 50 % kali clorua. Bón thúc lần 2 (khi cây ra hoa rộ): 50 % vôi bột.

+ Chế phẩm vi sinh vật: Bón lót vào đất: Sau khi làm đất, tiến hành rạch hàng. Trộn 1 kg chế phẩm vi sinh vật với 10 - 15 kg đất bột, rắc vào các hàng đã rạch sẵn, phủ một lớp đất mỏng lên trên trước khi gieo hạt. Độ sâu lấp hạt 2 - 3 cm.

Chỉ tiêu theo dõi: Sinh khối chất xanh (tạ khô/ha) và năng suất quả khô (tạ/ha). Phương pháp đánh giá được trình bày tại mục 2.3.6.

- Chỉ tiêu phân tích đất: Độ ẩm đất, Nts (%), P2O5 ts (%), K2O ts (%), P2O5dt (mg/100 g đất), K2Odt (mg/100 g đất), OC (%); mật độ vi sinh vật hữu ích (cố định nitơ, phân giải phốt phát khó tan, hòa tan kali, nấm men sinh polysaccarit) (CFU/g đất). Phương pháp đánh giá được trình bày tại mục 2.3.7.

- Chỉ tiêu phân tích chất lượng nông sản: Protein (%), lipit (%). Phương pháp đánh giá được trình bày tại mục 2.3.9.

- Hiệu quả kinh tế: Lãi thuần, tỷ suất lợi nhuận, chỉ số VCR, hiệu suất sử dụng phân bón. Phương pháp đánh giá được trình bày tại mục 2.3.10.

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và sử dụng một số chủng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên vùng đất cát biển bình định (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)