Nghiên cứu phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh vật

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và sử dụng một số chủng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên vùng đất cát biển bình định (Trang 141 - 147)

3.4. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT CHO CÂY LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.4.2. Nghiên cứu phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh vật

Kế thừa các nghiên cứu trước đây (Ngô Thế Dân, 2000; Nguyễn Kim Vũ, 1995), các khuyến cáo về hướng dẫn sử dụng chế phẩm vi sinh vật trên thị trường hiện nay và trên cơ sở điều kiện khí hậu nắng nóng tại địa phương, hai phương pháp sử dụng chế phẩm VSV gồm bón lót vào đất trước khi gieo hạt và hòa vào nước, tưới phủ sau khi gieo hạt được thử nghiệm trên đồng ruộng. Kết quả được trình bày trong bảng 3.33.

Bảng 3.33. Ảnh hưởng của cách bón chế phẩm vi sinh vật đến sinh trưởng và năng suất lạc (Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định, vụ hè thu 2013) Chỉ tiêu

Công thức

Chiều cao cây (cm)

Số cây thực thu/m2

(cây)

NS chất xanh (tạ khô/ha)

NS quả khô (tạ/ha) Giống LDH01

Đối chứng 46,2 36,7 22,9 33,4

CT 2: Trộn VSV với đất

và bón lót trước gieo hạt 53,8 38,7 27,6 39,2 CT 3: Hòa VSV vào nước

và tưới phủ sau gieo hạt 53,1 38,7 27,4 39,1 Giống lạc Lỳ

Đối chứng 40,4 36,3 24,6 25,6

CT 2: Trộn VSV với đất

và bón lót trước gieo hạt 45,2 37,3 29,0 30,4 CT 3: Hòa VSV vào nước

và tưới phủ sau gieo hạt 44,8 37,7 29,5 30,3

CV (%) 7,4 3,7 9,4 8,4

LSDCB;0,05 4,4 0,7 3,2 3,5

LSDG;0,05 3,6 1,4 2,6 2,9

LSDCB-G;0,05 6,3 2,4 4,5 5,0

Kết quả ở bảng 3.33 cho thấy: Chế phẩm vi sinh vật có tác dụng tích cực đến sinh trưởng và năng suất lạc. Trong đó, các chi tiêu theo dõi gồm chiều cao cây, số cây thực thu/m2, năng suất chất xanh và năng suất quả khô đều cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng (không sử dụng chế phẩm vi sinh vật). So sánh các chỉ tiêu về sinh trưởng và năng suất lạc khi sử dụng phương pháp trộn chế phẩm với đất và bón lót trước khi gieo hạt hoặc hòa nước, tưới

phủ sau khi gieo hạt không phát hiện thấy sai khác có ý nghĩa thống kê. Như vậy có thể sử dụng chế phẩm vi sinh vật cho cây lạc trên đất cát biển Bình Định bằng cách trộn chế phẩm với đất và bón lót trước khi gieo hạt hoặc hòa chế phẩm vào nước và tưới phủ sau khi gieo hạt.

3.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật đến sinh trưởng, năng suất và hiệu quả kinh tế của cây lạc

3.4.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật đến sinh trưởng và năng suất cây lạc

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật đến sinh trưởng, năng suất của cây lạc được thực hiện đối với giống lạc Lỳ và LDH01 tại Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.34 và 3.35.

Kết quả ở bảng 3.34 và 3.35 cho thấy: Chế phẩm vi sinh vật có ảnh hưởng tốt đến sinh khối chất xanh và năng suất quả khô của cả hai giống lạc LDH01 và lạc Lỳ. Trường hợp giảm 30% lượng phân khoáng NPK theo khuyến cáo các giống lạc LDH01, lạc Lỳ vẫn cho năng suất sinh khối chất xanh và năng suất quả khô tương đương với đối chứng bón 100 % phân khoáng NPK theo khuyến cáo. Như vậy, trong vụ đông xuân sử dụng chế phẩm vi sinh vật cho cây lạc trên đất cát có thể thay thế 30% lượng phân khoáng NPK theo khuyến cáo. Bón chế phẩm VSV và giảm 10 - 20 % lượng phân khoáng NPK cho sinh khối chất xanh tăng 6,6 - 12,4 %; năng suất thực thu tăng 9,8 - 12,3 % so với đối chứng. Kết quả trên phù hợp với kết quả của Phạm Văn Toản và cs (2005) và Fan Bingquan (2011): Sử dụng chế phẩm vi sinh vật, có thể giảm 20 - 30 % lượng phân khoáng sử dụng. Như vậy, trong vụ đông xuân sử dụng chế phẩm vi sinh vật cho cây lạc trên đất cát có thể thay thế 30% lượng phân khoáng NPK theo khuyến cáo.

Bảng 3.34. Ảnh hưởng của chế phẩm VSV đến sinh trưởng và năng suất giống lạc LDH01(Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định, vụ đông xuân, 2013)

Công thức

Sinh khối chất xanh Quả khô Năng suất

(tạ khô /ha)

Tăng so ĐC (%)

Năng suất (tạ/ha)

Tăng so ĐC (%)

100 % NPK 45,00 - 37,02 -

100 % NPK+chế phẩm VSV 52,50 16,67 42,21 14,02 90 % NPK + chế phẩm VSV 50,60 12,44 41,20 11,29 80 % NPK + chế phẩm VSV 50,35 11,89 40,66 9,83 70 % NPK + chế phẩm VSV 46,60 3,56 37,39 1,00

CV (%) 5,5 5,0

LSD0,05 4,8 3,6

Bảng 3.35. Ảnh hưởng của chế phẩm VSV đến sinh trưởng và năng suất giống lạc Lỳ (Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định, vụ đông xuân, 2013)

Công thức

Sinh khối chất xanh Quả khô Năng suất

(tạ khô /ha)

Tăng so ĐC (%)

Năng suất (tạ/ha)

Tăng so ĐC (%)

100 % NPK 46,10 - 33,43 -

100 % NPK+chế phẩm VSV 53,70 16,49 38,88 16,30 90 % NPK + chế phẩm VSV 50,53 9,61 37,53 12,26 80 % NPK + chế phẩm VSV 49,15 6,62 36,85 10,23 70 % NPK + chế phẩm VSV 47,10 2,17 31,50 - 5,77

CV (%) 5,9 5,4

LSD0,05 2,5 2,2

3.4.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của chế vi sinh vật đến hiệu quả kinh tế

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của chế vi sinh vật đến hiệu quả sản xuất lạc được thể hiện trong bảng 3.36 và 3.37.

Kết quả ở bảng 3.36 và 3.37 cho thấy: Sử dụng chế phẩm vi sinh vật đã có tác dụng tích cực đến hiệu quả sản xuất lạc trên đất cát biển Bình Định;

đem lại lợi nhuận cho nông dân trồng lạc từ 5.368.500 đ/ha đến 8.620.000 đ/ha tùy theo mức độ đầu tư phân NPK khoáng (80 - 100% NPK). Trong đó, sử dụng 100 % phân khoáng NPK theo khuyến cáo và chế phẩm vi sinh vật cho lợi nhuận nhất (đạt 8.620.000 đ/ha đối với giống lạc Lỳ, 8.100.000 đ/ha đối với giống lạc LDH01) và hiệu suất sử dụng chế phẩm vi sinh vật đạt 26,0 - 27,3 kg quả khô/kg chế phẩm vi sinh vật sử dụng.

Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế sử dụng chế phẩm vi sinh vật đối với giống lạc LDH01 (Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định, vụ đông xuân 2013)

Công thức

Tổng chi (1.000

đ/ha)

Tổng thu (1.000

đ/ha)

Lãi (1.000

đ/ha)

Lợi nhuận so với ĐC

(1.000 đ/ha)

Hiệu suất sử dụng chế phẩm

VSV (kg/kg)

100 % NPK 27.584,5 74.040,0 46.455,5 - -

100 % NPK

+ chế phẩm VSV 29.864,5 84.420,0 54.555,5 8.100,0 26,0 90 % NPK

+ chế phẩm VSV 29.467,5 82.400,0 52.932,5 6.477,0 20,9 80 % NPK

+ chế phẩm VSV 29.056,0 81.320,0 52.264,0 5.808,5 18,2 70 % NPK

+ chế phẩm VSV 28.659,0 74.780,0 46.121,0 -334,5 1,8

Bảng 3.37. Hiệu quả kinh tế sử dụng chế phẩm vi sinh vật đối với giống lạc Lỳ (Cát Trinh, Phù Cát, Bình Định, vụ đông xuân 2013)

Công thức

Tổng chi (1.000

đ/ha)

Tổng thu (1.000

đ/ha)

Lãi (1.000

đ/ha)

Lợi nhuận so với ĐC

(1.000 đ/ha)

Hiệu suất sử dụng chế phẩm

VSV (kg/kg)

100 % NPK 25.204,5 66.860,0 41.655,0 - -

100 % NPK

+ chế phẩm VSV 27.484,5 77.760,0 50.275,5 8.620,0 27,3 90 % NPK

+ chế phẩm VSV 27.087,5 75.060,0 47.972,5 6.317,0 20,5 80 % NPK

+ chế phẩm VSV 26.676,0 73.700,0 47.024,0 5.368,5 17,1 70 % NPK

+ chế phẩm VSV 25.993,5 63.000,0 37.006,5 - 4.649 - 9,7 Ghi chú: Giá lạc giống: LDH01: 35.000 đ/kg, Lỳ: 30.000 đ/kg; giá lạc thịt:

LDH01: 25.000 đ/kg, Lỳ: 20.000đ/kg; urê: 10.500 đ/kg, supe lân: 4.000 đ/kg, kali clorua: 11.000 đ/kg, phân chuồng: 500 đ/kg, chế phẩm VSV: 100.000 đ/kg, vôi:

1.500 đ/kg, thuốc BVTV: 600.000 đ/ha. Công lao động: 150.000đ/công, 82 công/vụ, công thức đối chứng 80 công/vụ.

Từ các kết quả thử nghiệm đề tài lựa chọn liều lượng chế phẩm vi sinh vật là 20 kg/ha và sử dụng 100 % NPK theo khuyến cáo cho xây dựng mô hình.

Dựa trên kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng sử dụng chế phẩm vi sinh vật đối với cây lạc trên đất cát biển Bình Định và qui trình canh tác canh

tác lạc tại Bình Định, đề tài đã xây dựng qui trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật cho cây lạc trên đất cát biển Bình Định. Tóm tắt qui trình như sau:

Qui trình áp dụng cho 500 m2. Nguyên, vật liệu

- Chế phẩm vi sinh vật: 1 kg (tương đương 20 kg/ha).

- Đất bột hoặc cát: 10 - 15 kg.

- hoặc nước sạch: 100 lít.

Dụng cụ: Xô, chậu, bình tưới.

Cách tiến hành: Sử dụng để bón lót

- Sau khi làm đất, tiến hành rạch hàng; trộn 1 kg chế phẩm vi sinh vật với 10 - 15 kg đất bột/cát, rắc vào các hàng; sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trước khi gieo hạt; độ sâu lấp hạt 2 - 3 cm; hoặc

- Sau khi làm đất, tiến hành rạch hàng; hòa 1 kg chế phẩm vi sinh vật vào 100 lít nước sạch, sau đó tưới phủ vào các hàng sau khi gieo hạt; độ sâu lấp hạt 2 - 3 cm;

- Các biện pháp kỹ thuật như làm đất, bón phân NPK, vôi, mật độ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, v.v... thực hiện theo qui trình trồng và chăm sóc lạc được khuyến cáo tại địa phương.

Lưu ý sử dụng: Không sử dụng đồng thời chế phẩm vi sinh vật với phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật; không bón chế phẩm vi sinh vật khi trời mưa hoặc nắng to.

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và sử dụng một số chủng vi sinh vật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên vùng đất cát biển bình định (Trang 141 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)