3.2. PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT PHÙ HỢP CHO CÂY LẠC TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.2.3. Đánh giá khả năng thích hợp với đất cát biển tỉnh Bình Định của các chủng vi sinh vật được tuyển chọn
Đặc điểm lý, hóa đất có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và trao đổi chất của vi sinh vật, do đó ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật đất. Nhiệt độ, độ mặn, độ pH của đất có thể dẫn đến giảm sinh khối vi sinh vật đất hoặc kiềm chế hoạt động của vi sinh vật đất (Natalia S. P. et al, 2011; Pan C. C. et al, 2013 và Yuan B. C et al, 2007). Hơn nữa, mỗi chủng vi sinh vật có khả năng tồn tại và thích hợp với độ pH, độ mặn cũng như nhiệt độ khác nhau.
Với mục đích tuyển chọn chủng vi sinh vật sử dụng cho sản xuất chế phẩm vi sinh vật cho cây lạc tại tỉnh Bình Định, chúng tôi đã đánh giá khả năng thích hợp của các chủng vi sinh vật được tuyển chọn với nhiệt độ, pH và độ mặn tại đất cát biển tỉnh Bình Định.
Khả năng thích hợp với đất cát biển tỉnh Bình Định của vi khuẩn cố định nitơ RA18
Kết quả đánh giá khả năng phát triển chủng RA18 ở điều kiện nhiệt độ, pH và độ mặn khác nhau được trình bày trong bảng 3.18.
Bảng 3.18. Khả năng phát triển của vi khuẩn cố định nitơ RA18 ở điều kiện nhiệt độ, pH và độ mặn khác nhau (TN tại Viện TNNH, 2012) Nhiệt
độ (oC)
Mật độ tế bào
(CFU/ml) pH Mật độ tế bào (CFU/ml)
Độ mặn (NaCl, ‰)
Mật độ tế bào (CFU/ml) 20 ± 1 3,3 x 107 4,5 1,7 x 107 0,2 8,4 x 108 25 ± 1 5,3 x 108 5,0 4,6 x 107 0,4 6,2 x 108 30 ± 1 8,8 x 108 5,5 3,1 x 108 0,6 5,2 x 108 35 ± 1 3,5 x 108 6,0 6,2 x 108
Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy:
- Chủng RA18 sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25 - 30 oC (mật độ tế bào đạt
>108 CFU/ml), sinh trưởng trung bình ở 20 oC (mật độ tế bào đạt 3,3 x 107 CFU/ml). Theo số liệu khí tượng của Nasa, tại Phù Cát, Bình Định, nhiệt độ trung bình các tháng trong năm dao động từ 22,17 oC đến 30,87 oC. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao trong năm là từ tháng 5 đến tháng 9 (dao động 29,01 - 30,87 oC) và các tháng có nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau (dao động từ 22,17 oC đến 25,3 oC). Kết quả trên cho thấy chủng RA18 thích hợp với điều kiện nhiệt độ ở Phù Cát, Bình Định.
- Chủng RA18 sinh trưởng tốt ở pH 5,5 - 6,0 (mật độ tế bào >108 CFU/ml), sinh trưởng trung bình ở pH 4,5 - 5,0 (mật độ tế bào đạt >107 CFU/ml). Kết quả này phù hợp với đặc điểm của Bradyrhizobium japonicum, có khả năng tồn tại ở pH 4,2 - 9,0 và sinh trưởng tối ưu ở pH 6,8-7,0 (Nguyễn Lân Dũng và cs, 2008; Meghvasi K. et al, 2005; Skivakuma et al, 2012). Tuy nhiên, ở mật độ 104 - 105 CFU/g đất, vi khuẩn nốt sần đã xâm nhiễm tốt vào rễ cây lạc và phát huy hiệu quả. Vì vậy, ở điều kiện pH tại đất cát biển Bình Định (pH 4,6 - 4,8), chủng RA18 có khả năng cộng sinh và cố định nitơ cho cây lạc.
- Chủng RA18 sinh trưởng tốt ở độ mặn 0,2 - 0,6 ‰ (mật độ tế bào đạt 5,2 - 8,4 x 108 CFU/ml). Kết quả này cũng cho thấy chủng RA18 thích hợp với điều kiện độ mặn ở đất cát biển tại Phù Cát, Bình Định.
Khả năng thích hợp với đất cát biển tỉnh Bình Định của vi khuẩn phân giải phốt phát khó tan P1107
Kết quả đánh giá khả năng phát triển chủng P1107 ở điều kiện nhiệt độ, pH và độ mặn khác nhau được trình bày trong bảng 3.19.
Bảng 3.19. Khả năng phát triển của vi khuẩn phân giải phốt phát khó tan P1107 ở điều kiện nhiệt độ, pH và độ mặn khác nhau (TN tại Viện TNNH, 2012)
Nhiệt độ (oC)
Mật độ tế bào
(CFU/ml) pH Mật độ tế bào (CFU/ml)
Độ mặn (NaCl, ‰)
Mật độ tế bào (CFU/ml) 20 ± 1 2,8 x 108 4,5 1,0 x 108 0,2 8,4 x 108 25 ± 1 5,3 x 108 5,0 2,3 x 108 0,4 8,0 x 108 30 ± 1 8,2 x 108 5,5 3,0 x 108 0,6 6,5 x 108 35 ± 1 4,4 x 108 6,0 5,6 x 108
Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy: Chủng P1107 có khả năng thích hợp với điều kiện nhiệt độ, pH và độ mặn ở đất cát biển tại Phù Cát, Bình Định: Sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 20 - 35 oC; pH 4,5 - 6,0 và độ mặn 0,2 - 0,6 ‰ (mật độ tế bào đạt 1,0 - 8,4 x 108 CFU/ml). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của loài B. megaterium: Có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ 5 - 55 oC, pH 5 - 6, độ mặn NaCl <7% (Paul D. V. et al, 2005 ).
Khả năng thích hợp với đất cát biển tỉnh Bình Định của vi sinh vật hòa tan kali S3.1
Kết quả đánh giá khả năng phát triển của chủng vi khuẩn hòa tan kali S3.1 ở điều kiện nhiệt độ, pH và độ mặn khác nhau được trình bày trong bảng 3.20.
Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy:
- Chủng S3.1 sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25 - 35 oC (mật độ tế bào đạt 3,1 - 7,8 x 108 CFU/ml), sinh trưởng trung bình ở 20 oC (mật độ tế bào đạt 2,9 x 107 CFU/ml).
- Chủng S3.1 sinh trưởng tốt ở pH 4,5 - 6,0 (mật độ tế bào đạt 1,1 - 5,8 x 108 CFU/ml). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Mahdi Mohamed
Ahme (2012) cho rằng vi khuẩn silicat có thể phát triển được ở pH 4 - 9, phát triển mạnh ở pH 6 - 7.
- Chủng S3.1 sinh trưởng tốt ở độ mặn 0,2 - 0,6 ‰ (mật độ tế bào đạt 5,5 - 8,2 x 108 CFU/ml).
Bảng 3.20. Khả năng phát triển của vi khuẩn hòa tan kali S3.1 ở điều kiện nhiệt độ, pH và độ mặn khác nhau (TN tại Viện TNNH, 2012)
Nhiệt độ (oC)
Mật độ tế bào
(CFU/ml) pH Mật độ tế bào (CFU/ml)
Độ mặn (NaCl, ‰)
Mật độ tế bào (CFU/ml) 20 ± 1 2,9 x 107 4,5 1,1 x 108 0,2 8,2 x 108 25 ± 1 3,1 x 108 5,0 2,1 x 108 0,4 6,2 x 108 30 ± 1 7,8 x 108 5,5 4,4 x 108 0,6 5,5 x 108 35 ± 1 3,7 x 108 6,0 5,8 x 108
Khả năng thích hợp với đất cát biển tỉnh Bình Định của nấm men sinh polysaccarit PT5.1
Kết quả đánh giá khả năng phát triển của chủng nấm men sinh polysaccarit S3.1 ở điều kiện nhiệt độ, pH và độ mặn khác nhau được trình bày trong bảng 3.21.
Bảng 3.21. Khả năng phát triển của nấm men sinh polysaccarit PT5.1 ở điều kiện nhiệt độ, pH và độ mặn khác nhau (TN tại Viện TNNH, 2012) Nhiệt
độ (oC)
Mật độ tế bào
(CFU/ml) pH Mật độ tế bào (CFU/ml)
Độ mặn (NaCl, ‰)
Mật độ tế bào (CFU/ml) 20 ± 1 2,8 x 107 4,5 1,5 x 107 0,2 6,2 x 108 25 ± 1 3,6 x 108 5,0 1,0 x 108 0,4 3,2 x 108 30 ± 1 5,8 x 108 5,5 3,2 x 108 0,6 1,4 x 108 35 ± 1 2,9 x 108 6,0 5,2 x 108
Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy: Chủng PT5.1 sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25 – 35 oC (mật độ tế bào đạt 2,9 - 5,8 x 108 CFU/ml), sinh trưởng trung bình ở 20oC (mật độ tế bào đạt 2,8 x 107 CFU/ml). Sinh trưởng tốt ở pH 5,0 - 6,0 (mật độ tế bào đạt 1,0 - 5,2 x 108 CFU/ml), sinh trưởng trung bình ở pH 4,5 (mật độ tế bào đạt 1,5 x 107 CFU/ml). Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Babieva và Gorin (1987) cho rằng các chủng nấm men thuộc giống Lipomyces thường sinh trưởng được ở pH 4,0 - 7,0. Chủng PT5.1 sinh trưởng tốt ở độ mặn 0,2 - 0,6 ‰ (mật độ tế bào đạt 1,4 - 6,2 x 108 CFU/ml).
Dựa trên kết quả ở các bảng trên và so sánh với điều kiện nhiệt độ, pH và độ mặn của đất cát biển tại Cát Trinh và Cát Hiệp, Phù Cát, Bình Định cho thấy bốn chủng vi sinh vật nghiên cứu có khả năng thích hợp với điều kiện về nhiệt độ, pH và độ mặn của đất cát biển tại tỉnh Bình Định.