Phân loại từ láy về đặc điểm cấu tạo

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TỪ LÁY TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (XUẤT BẢN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1980 ĐẾN NAY) (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1. CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ TỪ LÁY TIẾNG VIỆT

1.2. Phân loại từ láy tiếng Việt

1.2.1. Phân loại từ láy về đặc điểm cấu tạo

Trong hai khía cạnh phân loại, đặc điểm cấu tạo là khía cạnh chủ yếu mà hầu hết các tác giả nghiên cứu dùng để phân loại từ láy. Việc phân loại được khái quát thành ba bước cơ bản.

Ở bước đầu phân chia từ láy thành các loại chính, nhìn chung sự phân chia là dựa vào tiêu chí số lượng âm tiết trong từ láy. Hay nói rõ hơn là “căn cứ vào số lần tác động của phương thức láy vào hình vị gốc” theo phân tích của Đỗ Hữu Châu.

Theo đó, “phương thức láy tác động lần đầu vào một hình vị gốc một âm tiết sẽ cho ta các từ láy đôi hay từ láy hai âm tiết. Thí dụ:

Phương thức láy: gọn → gọn gàng đẹp → đẹp đẽ …

Tiếp đó phương thức láy có thể tác động lần thứ hai vào một từ láy đôi để cho ta các từ láy bốn âm tiết. Ví dụ:

Phương thức láy 1 Phương thức láy 2

Khểnh – khấp khểnh → khấp kha khấp khểnh (từ láy tư chân chính) Nham – nham nhở → nham nham nhở nhở (từ láy tư chân chính)

- Lam nham → lam nham lở nhở (từ láy tư chân chính)

Phương thức láy cũng có thể tác động một lần vào một hình vị một âm tiết cho ta một từ láy ba âm tiết.

Phương thức láy:

Sạch → sạch sành sanh Tóe → tóe tòe loe” [2; tr. 41]

Như vậy, từ láy chia làm ba loại chính: từ láy đôi (từ láy có hai âm tiết), từ láy ba (từ láy có ba âm tiết) và từ láy bốn hay từ láy tư (từ láy có bốn âm tiết).

Ở bước phân loại đầu tiên này, tác giả Hoàng Văn Hành sử dụng một tiêu chí khác, đó là tiêu chí số bậc trong quá trình cấu tạo từ láy và chia ra hai loại lớn: từ láy bậc một (hay từ láy đơn)từ láy bậc hai (hay từ láy kép). Ở từ láy bậc một (hay từ láy đơn), “tiếng gốc được nhân đôi một bước sao cho giữa tiếng láy và tiếng gốc có được sự hòa phối ngữ âm thể hiện ở quy tắc điệp và đối” [10; tr. 476] và trên thực tế nó tương ứng với từ láy đôi theo kiểu đỏ > đỏ đắn, tim > tim tím…. Còn từ láy bậc hai (hay từ láy kép) bao gồm từ láy ba và từ láy tư. “Các từ này đều là kết quả của hai bước nhân đôi tiếng gốc theo quy tắc điệp và đối” [10; tr. 491]. Ví dụ với trường hợp từ láy ba: xốp > xốp xộp (theo quy tắc điệp phụ âm đầu) > xốp xồm xộp (theo quy tắc điệp phụ âm đầu, đối khuôn vần, nhờ chuyển đổi phụ âm cuối và thanh).

Đối với loại từ láy tư, cụ thể hơn, đây là kết quả của phép nhân đôi từ láy đôi dưới sự chi phối của quy tắc điệp và đối. Ví dụ:

“bềnh > bập bềnh > bập bà bập bềnh…”

Việc coi cơ sở của từ láy tư bắt nguồn từ từ láy đôi như vậy cũng là ý kiến của hầu hết các nhà nghiên cứu, ngoại trừ trường hợp phủ nhận sự tồn tại của kiểu láy tư mà chỉ coi đó là “những đơn vị hình thành qua một sự biểu trưng hóa ngữ âm ở bậc câu, không phải ở bậc từ” theo tác giả Hoàng Tuệ.

Cũng giống với quan điểm của Hoàng Văn Hành, Vũ Đức Nghiệu chỉ ra rằng: “Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai tiếng” [5; tr. 148].

Như vậy, tiêu chí phân loại bước đầu của Hoàng Văn Hành thực chất cũng dẫn đến chia từ láy thành từ láy đôi, từ láy ba và từ láy bốn, song ông đã nhóm chúng vào hai bậc để chỉ ra mối quan hệ tầng bậc có cơ sở giữa các loại từ láy này.

Từ các loại từ láy chính này, các nhà nghiên cứu tiếp tục đưa ra các bước tiếp theo để phân từ láy thành các nhóm nhỏ hơn, cụ thể và mang tính hệ thống cao. Sau đây là thứ tự hai bước phân chia chúng ta có thể dễ dàng nhận ra chúng được áp dụng trong phần lớn các nghiên cứu từ láy:

Bước thứ hai trong việc phân loại từ láy xét đến cấu trúc của âm tiết. Diễn giải một cách đơn giản, tác giả Đỗ Hữu Châu dựa trên sự phân tích “cái được giữ lại trong âm tiết của hình vị cơ sở” để phân từ láy đôi thành hai loại:

+ Từ láy toàn bộ (với toàn bộ âm tiết được giữ nguyên) + Từ láy bộ phận (với bộ phận âm tiết được giữ lại)

Tiếp theo đó bước phân loại thứ ba dành cho nhóm từ láy bộ phận căn cứ vào bộ phận âm tiết được láy lại của hình vị cơ sở. Bước phân loại này cho ra kết quả hai nhóm:

+ Từ láy âm (với phụ âm đầu của hình vị cơ sở được láy lại còn vần thì khác) hay gọi cách khác là láy bộ phận khác nhau ở âm chính theo Nguyễn Thiện Giáp.

+ Từ láy vần (với vần của hình vị cơ sở được láy lại còn phụ âm đầu thì khác) hay gọi là láy bộ phận khác nhau ở phụ âm đầu theo Nguyễn Thiện Giáp.

Tương tự như vậy, Hoàng Văn Hành đưa ra hai bước phân loại tiếp theo sau bước đầu phân chia từ láy thành hai bậc. Từ việc khái quát được hai đặc điểm điệp

và đối trong cấu tạo của từ láy, tác giả đã trình bày theo thứ tự hai tiêu chí phân loại gắn liền với hai quy tắc này:

Ở bước phân loại thứ hai, hai nhóm từ láy hoàn toàntừ láy bộ phận được phân định dựa vào việc “lấy mức độ tác động của cơ chế láy vào tiếng gốc hay mức độ điệp trong quan hệ giữa các tiếng ở từ láy” [10; tr. 476]. Đến bước thứ ba, tác giả căn cứ vào tính chất điệp hoặc đối khuôn vần để chia nhỏ hai nhóm từ láy trên.

Cách phân loại này cũng được Vũ Đức Nghiệu sử dụng trong “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” [5].

Sơ đồ 1.1. Phân loại từ láy theo cấu tạo theo Hoàng Văn Hành [10; tr. 477]

Kỳ thực, cách phân loại của Hoàng Văn Hành là sự hiệu chỉnh lại cách phân loại thông dụng của nhiều tác giả trước đó nhất trí. Hai bước phân loại này cũng cho kết quả phân loại tương đồng với hai bước phân loại đã nêu trước đó, điểm khác biệt nằm ở cách gọi tên nhóm (ví dụ: Hoàng Văn Hành gọi từ láy bộ phận điệp vần thì cách gọi đơn giản của các nhà nghiên cứu khác gọi là từ láy vần thuộc nhóm từ láy bộ phận theo Đỗ Hữu Châu hay láy bộ phận khác nhau ở phụ âm đầu theo Nguyễn Thiện Giáp; trong khi Hoàng Văn Hành gọi từ láy bộ phận đối vần thì Đỗ Hữu

Từ láy Từ láy Bậc một

Bậc một

hoàn toàn hoàn toàn điệp

vần điệp

vần

lăm lăm lăm lăm đo đỏđo đỏ

vầnđối vầnđối

chúm chím chúm

chím vằng vặc vằng

vặc

bộ phận bộ phận điệp

vần điệp

vần

lòng thòng lòng

thòng khéo léo khéo

léo

vầnđối đối vần

đắnđỏ

đắnđỏ lập lòe lập lòe

Bậc hai Bậc hai hoàn

toàn hoàn

toàn điệp vừa

vừa đối vần điệp vừa

vừa đối vần

xồm xốp xộp xồm xốp

xộp

bộ phận bộ phận

điệp vừa vừa đối vần điệp vừa

vừa đối vần

bập bà bềnhbập bập bà

bềnhbập

Châu gọi nó là từ láy âm thuộc từ láy bộ phận, còn Nguyễn Thiện Giáp gọi nó là láy bộ phận khác nhau ở âm chính…). Có một số trường hợp từ láy theo quan điểm của các nhà nghiên cứu khác nhau được xếp vào các nhóm khác nhau như trường hợp từ láy hổn hển được xếp vào nhóm từ láy bộ phận khác âm chính theo Nguyễn Thiện Giáp nhưng Hoàng Văn Hành thì cho nó nằm trong nhóm từ láy hoàn toàn đối vần. Ngoài ra, cách phân loại dựa trên quy tắc điệp và đối của Hoàng Văn Hành áp dụng triệt để hơn cho việc phân loại ở phạm vi cả từ láy baláy bốn trong khi cách phân chia thông thường không áp dụng cho từ láy ba và bốn mà chỉ khái quát những nguyên tắc cấu tạo đặc trưng của chúng.

Ngoài ra, còn có thêm ý kiến phân loại từ láy sử dụng bốn bước theo Phan Văn Hoàn – tác giả của Luận án Tiến sĩ “Về vấn đề nhận diện và cấu tạo từ láy trong tiếng Việt” [13]. Trong đó, cách phân loại của tác giả dựa trên cách phân loại của Hoàng Văn Hành, thứ tự các bước gần như không thay đổi mà chỉ đưa thêm một tiêu chí là thành tố gốc vào bước phân loại thứ hai trước bước phân loại láy hoàn toàn hay láy bộ phận. Song, chúng tôi cho rằng tiêu chí thành tố gốc là tiêu chí liên quan đến ngữ nghĩa, hơn nữa nếu chỉ xét trên tiêu chí thành tố gốc xác định hay chưa xác định thì chưa thể thỏa đáng nên cách phân loại này chưa thực sự thuyết phục.

Ở phạm vi nghiên cứu này, đối tượng khảo sát là từ láy được sử dụng trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nên tất nhiên có phần hạn chế về mặt tiếp cận của học viên nước ngoài do sự phức tạp của cấu trúc từ láy. Vì vậy, việc phân loại kết quả khảo sát này không cần thiết phải ở mức chi tiết nhất, rạch ròi nhất, chúng tôi quyết định sẽ dùng hai bước phân loại cơ bản đầu tiên:

Bước 1: dựa trên số lượng âm tiết trong từ láy ta sẽ có ba loại từ láy: từ láy đôi, từ láy ba và từ láy bốn.

Bước 2: dựa trên cách thức láy, ta sẽ có hai nhóm: từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận. Trong đó, nhóm từ láy hoàn toàn sẽ được tiếp tục phân ra làm hai nhóm nhỏ hơn: từ láy hoàn toàn không biến thanh, biến vần và từ láy hoàn toàn có biến thanh, biến vần. Nhóm từ láy bộ phận gồm từ láy phụ âm đầu và từ láy vần.

Cách phân loại trên được khái quát trong sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TỪ LÁY TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (XUẤT BẢN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1980 ĐẾN NAY) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w