TRONG QUÁ TRÌNH DẠY
3.1. Thực tế tiếp cận, sử dụng từ láy của học viên nước ngoài
3.1.1. Số liệu khảo sát
Chúng tôi đã thu thập một số câu văn, đoạn văn tiếng Việt viết bởi những người học tiếng Việt như một ngoại ngữ, từ đây chúng tôi đã lập được danh sách khảo sát các từ láy được họ sử dụng. Người viết các câu văn và đoạn văn đó là nhóm đối tượng các học viên có năng lực tiếng Việt ở trình độ nâng cao, hay phân theo các cấp độ có nghĩa là trình độ B và C. Khảo sát thu thập từ 250 bài viết của 60 học viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Singapore, Canada, Trung Quốc, Thái Lan, Anh, Úc,… Các tư liệu khảo sát bằng tiếng Việt này được lấy ra từ các bài tập tiếng Việt (dạng bài viết theo chủ đề), các dòng trạng thái cá nhân được chia sẻ trên mạng xã hội hoặc các mẩu truyện ngắn trong ấn bản sách do tác giả người nước ngoài viết. Kết quả của khảo sát thu được như sau:
Có 199 từ láy được tìm thấy trong các bài viết của người nước ngoài với 561 lần xuất hiện. Trong đó, về mặt cấu tạo: Từ láy đôi chiếm đa số với 194 từ (556 lần xuất hiện) tương đương với 97.5% tổng số từ láy trong khảo sát; không có từ láy ba nào được sử dụng, trong khi từ láy bốn góp mặt với số lượng ít ỏi là 5 từ (tương đương với 2.5%) và mỗi từ láy bốn chỉ xuất hiện duy nhất 1 lần. Số lượng từ láy đôi, từ láy ba và từ láy bốn được sử dụng như vậy là hoàn toàn dễ hiểu khi dựa trên sự tồn tại vốn có và ý nghĩa của chúng trong tiếng Việt; các con số đó cũng được xem là hợp lí khi so sánh chúng với kết quả khảo sát lượng từ láy được dùng trong các giáo trình dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ ở luận văn này.
Thành phần các loại từ láy theo các cách phân chia khác nhau được trình bày dưới đây:
5 từ láy bốn được sử dụng dưới dạng các dạng cấu trúc láy:
AB → AbAB (Đú đa đú đởn, lẩm ba lẩm bẩm, lừ đà lừ đừ, vớ va vớ vẩn)
AB → abAB (Lử thử lừ thừ)
4/5 từ láy bốn ở đây có cấu trúc nhân đôi từ láy hai tiếng với sự biến vần của tiếng thứ hai thành “a” hoặc “à” (AB → AbAB) và 1 từ láy duy nhất sử dụng cấu trúc nhân đôi từ láy gốc hai tiếng kèm theo sự biến đổi thanh điệu của hai tiếng đầu (AB → abAB). Dạng láy với cấu trúc AB → AbAB có xuất hiện trong hai quyển giáo trình dạy tiếng Việt nhưng số lượng chỉ là 2 từ, mỗi từ nằm trong một quyển.
Như vậy, đối chiếu với các giáo trình trong danh sách khảo sát của chúng tôi, cả hai dạng cấu trúc láy bốn nhắc tới trên đây đều không được giới thiệu một cách chính thức trên phương diện từ láy.
Với số lượng từ lớn nhất và số lần xuất hiện nhiều nhất, từ láy đôi bao gồm các loại như sau: Kiểu từ láy hoàn toàn (LHT) có 47 từ, trong đó kiểu láy hoàn toàn không biến thanh, biến vần (LHT 1) có 38 từ và kiểu láy hoàn toàn có biến thanh, biến vần (LHT 2) có 9 từ. Với số lượng 147 từ được sử dụng, kiểu láy bộ phận (LBP) có nhiều hơn gấp ba lần kiểu láy hoàn toàn (LHT).
19.59%
4.64%
75.77%
Biểu đồ 3.1. Từ láy đôi phân theo cấu tạo (trong khảo sát thực tế sử dụng từ láy)
LHT 1 LHT 2 LBP
Về mặt ngữ nghĩa, nhóm từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn (N1) gồm 9 từ, nhóm từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu (N2) gồm 53 từ, nhóm từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm vừa chuyên biệt hóa về nghĩa (N3) gồm 137 từ - chiếm đa số.
4.52%
26.63%
68.84%
Bi u đ 3.2. T láy phân theo ng nghĩaểu đồ 3.2. Từ láy phân theo ngữ nghĩa ồ 3.2. Từ láy phân theo ngữ nghĩa ừ láy phân theo ngữ nghĩa ữ nghĩa (trong kh o sát th c t s d ng t láy)ảo sát thực tế sử dụng từ láy) ực tế sử dụng từ láy) ế sử dụng từ láy) ử dụng từ láy) ụng từ láy) ừ láy phân theo ngữ nghĩa
N1 N2 N3
Về mặt từ loại: Các từ láy được người nước ngoài sử dụng chủ yếu là tính từ (có 151 từ, xuất hiện 382 lần), tiếp theo đó là động từ (có 35 từ với 70 lần xuất hiện) và danh từ (có 9 từ, xuất hiện 55 lần). Ngoài ra còn có trường hợp từ loại khác với số lượng nhỏ lẻ, đó là phó từ (gồm 6 từ với 54 lần xuất hiện). Các phó từ ở dạng từ láy thông dụng được sử dụng với tần suất cao khảo sát được ở đây là “luôn luôn”
(24 lần sử dụng), “thỉnh thoảng” (17 lần sử dụng) và hai phó từ chỉ mức độ thường được dùng trong khẩu ngữ “hơi hơi” (4 lần sử dụng), “rất rất” (1 lần sử dụng).
Khi phân chia về mặt từ loại như trên, có một vài trường hợp một từ có thể đảm nhiệm chức năng của tính từ, cũng có thể đảm nhiệm chức năng của danh từ tùy vào các ngữ cảnh khác nhau. Ví dụ: Từ “may mắn” vốn là tính từ trong câu như: “Vì cuộc sống của em cùng với mẹ, em cảm thấy rất hạnh phúc và em thấy em là người may mắn vì có mẹ tốt như vậy.” (Gang Mirang – Hàn Quốc) và có thể là danh từ trong câu như: “Khi đá penalty bên cạnh bản lĩnh phải có may mắn.” (Joe “Dâu Tây” – Canada). Hay trường hợp từ “khó khăn” trong câu “Lúc mẹ tôi kể những việc trước, tôi thấy cuộc sống của tôi rất là dễ chịu và không khó khăn như hồi trước.” (Phạm Linh Thu – Bun-ga-ri) thì “khó khăn” là tính từ, còn trong câu “Em tận mắt chứng kiến những khó khăn mà bố đã gặp phải nên em thương bố và muốn giúp bố.” (Yuma Nemoto – Nhật Bản) thì “khó khăn” là danh từ.
Việc sử dụng tính từ và động từ với số
lượng vượt trội hơn nhiều so với các từ loại khác là nhằm phục vụ hữu hiệu nhất cho quá trình mô tả, biểu đạt ý nghĩ của người nói, vì vậy các con số đưa ra trên đây là thích đáng với mục đích sử dụng của các học viên.
Các trường hợp từ ở dạng láy cũng được tìm thấy trong tư liệu khảo sát thực tế này.
Thống kê cho thấy có 16 từ như vậy với tần suất sử dụng 19 lần. Chúng được chia thành 4 loại:
- Từ ở dạng láy của danh từ
Nhóm này có 3 từ có gốc là danh từ: chiều chiều, gió gió, sáng sáng.
- Từ ở dạng láy của động từ
Nhóm này có 10 từ với gốc là động từ: bay bay, cù cù, đạp đạp, rơi rơi, run run, lo lo, tin tin, mừng mừng, quý quý, thích thích.
- Từ ở dạng láy của đại từ
Nhóm này bao gồm duy nhất một từ gì gì với là đại từ “gì”.
- Từ ở dạng láy của thán từ
Nhóm này có 2 từ vâng vâng, dạ dạ với 2 từ gốc vốn là thán từ “vâng, dạ”.