Mô tả khảo sát

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TỪ LÁY TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (XUẤT BẢN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1980 ĐẾN NAY) (Trang 37 - 40)

GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

2.1. Mô tả khảo sát

Căn cứ vào cơ sở lý luận về từ láy như đã xác định ở chương 1 của luận văn, chúng tôi áp dụng vào khảo sát, thu thập số liệu từ 12 loại giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài thông dụng với số lượng tổng cộng là 23 cuốn được xuất bản ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1980 đến nay. Các giáo trình này được phân thành hai tập: Tập 1 (T1), tập 2 (T2) hoặc các trình độ: Sơ cấp (A), Trung cấp (B) và Cao cấp (C) hoặc theo trình độ: cơ sở và nâng cao tùy theo cách phân chia của tác giả.

Kết quả khảo sát thu được như sau:

- Số lượng giáo trình sử dụng từ láy: 23/23 cuốn.

- Số lượng từ láy được sử dụng trong các giáo trình: 746 từ láy với tổng số lần xuất hiện: 3886 lần.

Dưới đây là số lượng chi tiết của từ láy ở mỗi giáo trình:

STT Mã giáo trình Số lượng từ láy Số lần xuất hiện

1. GT - 01 – T1 75 156

2. GT - 01 – T2 163 448

3. GT - 02 – T1 189 257

4. GT - 02 – T2 126 240

5. GT – 03 70 153

6. GT - 04 – A 33 45

7. GT – 05 237 490

8. GT - 06 – B, C 62 108

9. GT - 07 – T1 33 33

10. GT - 07 – T2 17 43

11. GT - 07 – T3 59 124

12. GT - 07 – T4 96 182

13. GT - 08 – B, C 135 291

14. GT - 09 – A – T1 9 19

15. GT - 09 – A – T2 22 80

16. GT - 09 – B 56 117

17. GT - 09 – C 97 256

18. GT - 10 – A 70 143

19. GT – 11 101 148

20. GT - 12 – A – T1 68 76

21. GT - 12 – A – T2 16 45

22. GT - 12 – B, C – T1 47 150

23. GT - 12 – B, C – T2 96 282

Tổng cộng 3886

Bảng 2.1. Số lượng từ láy thu được trong các giáo trình tiếng Việt

100% tư liệu khảo sát trong nghiên cứu của chúng tôi có sử dụng từ láy với số lượng khác nhau. Ở mỗi bộ giáo trình, hầu hết lượng từ láy ở các giáo trình bậc trung cấp và cao cấp nhiều hơn so với các giáo trình bậc sơ cấp. Trường hợp ngoại lệ như giáo trình mã GT – 02 – T1 có lượng từ láy nhiều hơn so với mới GT – 02 – T2 hoặc giáo trình GT – 12 – A – T1 có nhiều từ láy hơn GT – 12 – A – T2 và GT – 12 – B, C – T1 là do ở từ láy được đưa vào sử dụng trong phần phát âm với số lượng khá nhiều. Chi tiết việc thực hành phát âm bằng từ láy sẽ được đề cập ở các phần sau.

2.1.1. Các từ láy xét trên khía cạnh cấu tạo

Xét về khía cạnh cấu tạo, 746 từ láy xuất hiện trong các giáo trình này được chia thành ba loại lớn: từ láy đôi có 739 từ (chiếm 99.1%), từ láy ba có 1 từ (chiếm 0.1%) và từ láy bốn có 6 từ (chiếm 0.8%).

99.06%

0.13% 0.80%

Biểu đồ 2.2. Loại từ láy phân theo cấu tạo

Từ láy đôi Từ láy ba Từ láy bốn

Theo như biểu đồ 2.2, có thể thấy số lượng từ láy ba xuất hiện trong các giáo trình được khảo sát là ít nhất (1 từ láy với 1 lần xuất hiện), số lượng từ láy đôi nhiều nhất (739 từ với 3878 lần xuất hiện). Số lượng từ láy bốn cũng rất thấp (6 từ với 7 lần xuất hiện), chỉ nhiều hơn số lượng từ láy ba 0.7%, song lại thấp hơn 98.3% so với số lượng từ láy đôi. Sự chênh lệch này thực sự lớn. Trên thực tế, trong tiếng Việt có khoảng 4908 từ láy đôi, trong khi từ láy ba và từ láy bốn thì chiếm số lượng khá ít (từ láy bốn có khoảng 163 từ) (theo Luận án Tiến sĩ: “Về vấn đề nhận diện và cấu tạo từ láy trong tiếng Việt [13, tr. 16, 17]). Như vậy, sự chênh lệch giữa số lượng của ba loại từ láy theo sơ đồ trên là sự chênh lệch xảy ra tất nhiên, hoàn toàn có thể hiểu được với các con số hợp lí và phản ánh đúng thực tế số lượng của các loại từ láy này trong tiếng Việt.

Sau đây là mô tả chi tiết của ba loại từ láy trên.

2.1.1.1. Từ láy đôi:

(Số liệu được làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)

Từ láy đôi được cấu tạo từ hai âm tiết kết hợp với nhau dựa trên sự hòa phối ngữ âm. Từ láy đôi có thể có thành tố gốc xác định, tức là một âm tiết sẽ là một từ đơn có nghĩa, và quy tắc hòa phối ngữ âm sẽ tác động lên âm tiết này để tạo ra một âm tiết láy (tươi tắn, nhanh nhẹn,…); hoặc từ láy đôi có thể không có thành tố gốc xác định, tức là cả hai âm tiết đều không mang nghĩa nhưng quy luật hòa phối ngữ âm và sự biểu trưng hóa ngữ âm đã tạo nên nghĩa của những từ láy đó (líu lo, lải nhải,…)

Từ láy đôi chia ra hai loại nhỏ là từ láy hoàn toàn (kí hiệu là LHT) và từ láy bộ phận (kí hiệu là LBP), trong đó từ láy hoàn toàn được tiếp tục chia ra hai kiểu: từ láy hoàn toàn không biến thanh, biến vần (kí hiệu là LHT 1) (xanh xanh, cao cao,

) và từ láy hoàn toàn có biến thanh, biến vần (kí hiệu là LHT 2) (đo đỏ, dằng dặc,

)

9.52% 16.09%

74.40%

Biểu đồ 2.3. Các kiểu từ láy đôi

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TỪ LÁY TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (XUẤT BẢN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1980 ĐẾN NAY) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w