Gía trị tâm linh

Một phần của tài liệu Đình làng ở thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.3. Gía trị tâm linh

Hình ảnh đình làng đã trở nên quen thuộc trong tâm trí của nhiều người. Đình là nơi thờ tự những bậc thánh nhân và những người có công với làng xã, gởi gắm niềm tin và lưu giữ ký ức về làng quê của mỗi con người.

Đối với người dân Thành phố Hồ Chí Minh việc thờ thần có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện đời sống tinh thần thiêng liêng tỏ lòng biết ơn và tôn vinh các vị thần của làng. Khi vị thần nào của làng được nhà vua sắc phong là xem như vị thần đó đã trở thành vị thần hoàng của làng. Sắc phong này sẽ được dân làng tôn kính đặt trên ngai thờ nơi trang trọng nhất.

Ở mỗi đình làng, gian chính điện là nơi thiêng liêng nhất, thường ghi những chữ Thánh thọ vô cương, Thánh cung vạn tuế, với ý nghĩa là quyền uy nhà vua ngự trị ở nơi thiêng liêng nhất của làng và đó cũng là nơi để sắc thần.

Ông cha ta rất kính trọng đàn xã tắc. Sơn hà gắn liền với xã tắc. Khi đắp đàn phải lấy đất tinh khiết đưa vào. Chỉ là huyền thoại nhưng nhiều nơi người ta tin rằng có “đất thơm” loại đất xốp mỡ gà không pha tạp chất. Lấy đất ấy đắp đàn xã tắc thì thôn xóm ấm no hạnh phúc.

Tục thờ thần đất và thần lúa gắn liền với nông nghiệp, sau đàn xã tắc có vẽ cảnh Rồng vờn Cọp, tượng trưng cho âm dương hòa hợp, mưa thuận gió hòa. Hai bên thường ghi câu đối. “Hổ cứ Sơn lâm phù xã tắc Long du nguyệt điện tráng Sơn hà” (Cọp chiếm sơn lâm phò xã tắc Rồng chơi nguyệt điện giúp sơn hà) [34; tr.100]. Lắm nơi đơn giản, đắp vẽ hình ảnh chúa sơn lâm từ trên núi bước xuống oai vệ. Gần đây nhiều ngôi đình vào vùng quy hoạch, đất đai chật hẹp nên phải phá bỏ nển xã tắc chỉ còn tấm bình phong trước cửa như đình Minh Phụng (Chợ Lớn).

Tín ngưỡng thờ thần là một tín ngưỡng phổ biến của người Việt có từ rất lâu, cho đến ngày nay nó vẫn tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong đời sống hiện tại của người dân Thành phố.

Khái niệm thờ thần có nghĩa là lực lượng siêu nhiên tôn thờ, coi là linh thiêng, có thể gây họa làm phúc cho người đời theo quan niệm duy tâm của tôn giáo. Từ đó, ta thấy tín ngưỡng thờ thần thuộc về yếu tố niềm tin và tâm linh trong ý thức của cả cộng đồng người thuộc về đời sống tinh thần của con người và là một hoạt động thuộc lĩnh vực phi vật chất trong xã hội.

Đình làng là nơi thờ tự các vị thần mà nhân dân trong làng tôn làm Thành Hoàng của làng. Thành Hoàng là thuật ngữ văn hóa Hán cổ, ban đầu dùng để chỉ cấu trúc của một ngôi thành gồm có tường và lũy bảo vệ vòng ngoài. Về sau, Thành Hoàng trở thành danh xưng chung cho các vị thần bảo hộ thành.

Thành Hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt tinh thần mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất. Họ là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khỏe mạnh.

Dần dần, Thành Hoàng được mở rộng ra. Không chỉ có các vị thần vô danh xưng mà còn có các vị thần có danh tính, không chỉ có Nhiên thần mà còn có cả Nhân thần, những nhân vật lịch sử (hình 2.9a), (hình 2.9b),những người có công với làng, thậm chí cả những người bình thường chết vào giờ thiêng quấy quả dân lành.

Đình ở Thành phố Hồ Chí Minh đều thờ Thành Hoàng, phúc thần, thần linh và danh nhân sinh sớm có công xây dựng địa phương. Thành Hoàng và phúc thần do những người đi khai hoang đem từ quê hương cũ vào, đi bằng đường biển nên bất cứ đình miếu nào cũng thờ một vị thần phù hộ người đi biển.

Nguyên thủy ở thành phố Hồ Chí Minh, mỗi đình thờ một vị thần, thờ ba vị thần hoặc hàng chục vị thần. Dưới thời Gia Long đã chia thành hoàng ra ba loại Thượng, trung và hạ đẳng thần.

Chữ “Thác cảnh” dùng để tặng cho thần thượng đẳng Chữ “Quang ý” cho thần trung đẳng

Chữ “Đoan túc” cho thần hạ đẳng Chữ “Linh phù” cho thần linh dị

Dưới thời Tự Đức lại quy định thêm một số mỹ tự Chữ “Tuy mục” dùng để tặng cho nhiên thần

Chữ “Hàm quang” cho thổ thần

Chữ “Tuấn Vĩnh” cho Sơn thần Chữ “Doanh Hợp” cho thủy thần Chữ “Trác vĩ” cho nam thần Chữ “Trang huy” cho nữ thần

Thành hoàng tại đình ở Thành phố Hồ Chí Minh đều là Thành Hoàng bổn cảnh tức là những Thành Hoàng không có tên. Tuy nhiên cũng có một số đình có tên thờ vị thần Thành Hoàng của làng mình như ở Bắc Bộ. Đó là những vị có công khai khẩn đất đai lập làng xóm hoặc những vị có công với đất nước như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Thanh Giản.

Bên cạnh Thành Hoàng là Tiền hiền và Hậu hiền. Tiền hiền là những vị có công trong việc lập làng, Hậu hiền là những vị đến sau nhưng cũng đã góp công của cho việc phát triển của làng. Vì thế có câu “tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ”. Việc thờ cúng Tả ban và Hữu ban là những người đã đi theo phò tá cho Thành hoàng, ngoài ra còn có thần Nông là những người đã dạy dân nghề làm ruộng, có các Bà là những thần linh che chở cho dân trong cuộc sống.

Tuy vẫn giữ lại những giá trị cốt lõi trong tín ngưỡng thờ thần nhưng người Nam Bộ - Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra nhiều nét khác biệt trong tư duy tín ngưỡng. Với đình làng Bắc Bộ, Thành Hoàng của các làng rất khác nhau, vị thần được thờ phụng có thể hữu danh hoặc vô danh. Đôi khi đó là người có công lớn với làng xã hay một bậc quan, tướng nào đó có công với cộng đồng dân cư.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều ngôi đình chỉ thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh như một vị Thành Hoàng bảo vệ người dân trước mọi thế lực tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của họ (Đình Minh Hương Gia Cảnh – quận 5). Về mặt lịch sử, đây là vị tướng có công lớn trong quá trình “mang gươm đi mở cõi”. Về góc độ văn hóa, ông là vị thần trong lòng của người dân, bởi quan niệm “sinh vi tướng, tử vi thần”.

Một phần của tài liệu Đình làng ở thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)