Gía trị cố kết cộng đồng

Một phần của tài liệu Đình làng ở thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.4. Gía trị cố kết cộng đồng

Trong quá trình di cư và định cư ở Nam Bộ, người Việt đã mang theo trong hành trang của mình nhiều thứ của văn hóa Việt, trong đó có văn hóa tổ chức cuộc sống, tổ chức cư trú theo làng. Đến vùng đất mới Nam Bộ, người Việt đã tập hợp nhau lại cùng cư trú, cùng khai hoang mở đất, mở cõi. .

Một trong những việc quan trọng của những di dân này là thiết lập một cộng đồng cư trú nơi vùng đất mới. Công việc khai hoang vỡ đất ở phương Nam không thể không bắt đầu từ cộng đồng và sức mạnh của cộng đồng.

Làng là sự tập hợp của cộng đồng di dân, mô hình làng là sự chọn lựa tối ưu cho buổi đầu của những di dân Việt trên mảnh đất Nam Bộ.

Sự tái cấu trúc cộng đồng làng ở Nam Bộ của di dân người Việt, vừa là sự thừa hưởng những kinh nghiệm, những văn hóa tổ chức truyền thống, và cũng là sự sáng tạo của họ khi tính chuyện tồn tại lâu dài ở vùng đất mới. Vì vậy, làng của người Việt Nam Bộ vừa có cái chung với làng Việt ở phía Bắc, vừa có nét đặc thù của Nam Bộ. Những đặc thù này là kết quả của sự thích ứng của người Việt đất phương Nam, cùng với sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người cộng cư. [Tính cộng đồng làng xã như một giá trị Việt Nam và những hệ quả của nó, PGS TS Phan An, ”Kỷ yếu hội thảo in thành sách “Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại”]

Tính cộng đồng làng xã của người Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện khá rõ nét trong đời sống xã hội và sinh hoạt văn hóa. Đình làng có một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân Thành phố.

Vùng Sài gòn – Gia Định xưa kia sau mỗi cuộc tổ chức lễ hội, nếu thu không đủ chi thì tất cả các thành viên trong Ban hội hương phải cùng nhau gánh chịu. Ban này càng đông thành viên thì việc giải quyết tiền nong bội chi càng nhẹ. Do vậy các ban hội hương đều có khuynh hướng mở rộng thu nạp nhiều thành viên. Một điều khác lạ so với các vùng khác là ở Sài Gòn – Gia Định xưa có tục dù người ở địa phương đi làm quan cấp trên, khi trở về trong ngày lễ Kỳ Yên thì cũng chỉ là khách danh dự chứ không được quyền làm chủ

tế, không được xây chầu, nhất là không được quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong việc thực hiện các nghi lễ cổ truyền. Ngoài ra cũng có người được cử làm trong Ban hội hương hai ba nơi như quê quán, nơi cư trú, nơi làm ăn…

Ở Thành phố Hồ Chí Minh không có sự phân biệt giữa dân cố cựu và dân ngụ cư, nghĩa là dân cố cựu thì được làm Hương chức còn dân ngụ cư thì chỉ được làm thằng mõ như ở miền ngoài. Lý do có thể xuất phát từ nhu cầu cần nhân lực lớn nên hương chức thong xã và điền chủ là những người cũ đã chấp nhận rộng rãi sự ngụ cư và nhập cư, thậm chí còn tạo điều kiện thuận lợi, săn đón người xa xứ mới đến.

Ở Sài Gòn – Gia Định khoảng những năm cuối thế kỷ XIX, từ 1880 đến 1890 đã có hội phụ nữ lo việc đình đám cùng với cánh đàn ông, từng cúng tấm hoành phi vào chánh điện đình Đông Sơn (quận 11) ghi năm 1885, hay bà Huỳnh Thị Chánh, vợ lẻ của Tri huyện Bình An, từng cúng chiếc ngai Thần ở chánh điện đình Linh Đông (quận Thủ Đức). Đến những năm 1930 – 1940, nhiều đình ở Sài Gòn – Gia Định xưa đã ồ ạt thành lập các hội, ban bao gồm toàn phụ nữ, bên cạnh các ông để cùng trông nom hoạt động của ngôi đình. Hiện nay có đình Nam Chơn (quận 1) và đình Hưng Phú (quận 8) có Trưởng ban quí tế là nữ giới. Đây là một đặc điểm mà nhiều nơi không có.

Để thích nghi với thời đại, sau năm 1945 các Hội chánh, Hội hương biến thành Ban quí tế, Ban hội hương hay Ban trị sự, ngoài việc phụng sự tại đình còn chăm lo việc hiếu hỉ cho các hội viên. Ở thành phố hiện vẫn còn duy trì sinh hoạt nhưng qui mô bị thu hẹp.

Hiện nay người tham gia các Ban hội hương, Ban quí tế như tham gia các Câu lạc bộ bô lão bảo tồn văn hóa. Tất cả các nghi thức chuyên môn trong ngày lễ hội có thể nhờ những người hiểu biết giúp đỡ. Do vậy Ban quí tế, Ban hội hương không cần đông người như xưa nữa. Nhiều nơi chỉ cần cử những người có đạo đức, uy tín và nhiệt tình làm nồng cốt trong việc vận động trùng

tu, làm cố vấn lễ nghi, tổ chức lễ hội vừa truyền thống vừa văn minh lành mạnh, thích hợp với hiện tại. Ngoài ra các Ban hội hương đình ngày nay còn tham gia cac công tác xã hội tại địa phương rất tích cực.

Tên gọi và thành phần của tổ chức nhân dân chăm lo việc đình đám ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ hiện nay vẫn chưa thống nhất.

Có nơi gọi Ban hội hương, Ban quí tế, Ban trị sự nhưng cũng có nơi gọi Ban quản trị. Thành phần nhân sự trong các ban này có nơi nhiều nơi ít. Nguyên nhân của những điểm dị biệt này là vì cho đến nay các tổ chức và hoạt động của đình vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào của nhà nước qui định. Có đình do cấp quận ra quyết định công nhận Ban quí tế, nhưng cũng có đình lại do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường xã ra quyết định.

Một phần của tài liệu Đình làng ở thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)