Tác động đến hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng

Một phần của tài liệu Đình làng ở thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay (Trang 77 - 88)

CHƯƠNG 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Tác động của đô thị hóa đến đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.3. Tác động đến hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng

Trái ngược với hiện tượng bị thu hẹp dần diện tích của các đình, lễ hội ngày càng được trân trọng và phát triển. Các lễ hội truyền thống sau một thời gian hoạt động hạn chế do tình trạng kinh tế còn thấp nay không những đã được khôi phục trở lại mà còn có phần được chú trọng hơn. Tuy nhiên các hoạt động sinh hoạt ấy diễn ra không đồng đều ở các địa phương, ở các ngôi đình khác nhau.

Sự biến đổi của đình làng không phải là ngẫu nhiên mà chính là kết quả của quá trình đình làng đang từng bước hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Quá trình biến đổi này có những tích cực và cũng có những hạn chế.

Tình trạng các di tích lịch sử - văn hóa nói chung và đình làng nói riêng trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Sự trở về các giá trị văn hóa cổ truyền, biểu hiện cụ thể là sự quan tâm, khôi phục lại các đình làng đã làm nhân dân phấn khởi. Hội làng lại được tổ chức, dù không còn đình đám như xưa nhưng cũng đã làm sống lại những tình cảm thiêng liêng từ trong sâu thẳm mỗi người dân làng. Nhiều ngôi đình không những đã lấy lại dáng vẻ thâm nghiêm mà còn sống dậy không khí hội hè, đình đám gần như trước. Tuy nhiên, có nhiều ngôi đình sau khi sửa chữa vẫn chưa có ảnh hưởng gì đối với người dân sống xung quanh có thể do kinh tế thị trường phát triển sôi động đã cuốn hút nhiều tầng lớp nhân dân vào cơn lốc đô thị hóa và lãng quên những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có đình làng.

Thái độ và tình cảm của mỗi thế hệ đối với đình làng hiện nay cũng rất khác nhau. Thế hệ trẻ hòa nhập với nhịp sống hiện đại, sôi động, yêu thích những chốn vui chơi náo nhiệt trong khi đình làng với những làn điệu dân ca, trò chơi dân gian lại trở nên lạc hậu trong mắt họ, họ không quan tâm và có vẻ như không gắn kết với đình làng vì họ chưa thấy hình ảnh của họ trong sinh hoạt của đình làng. Nhưng ngược lại, những bậc cao tuổi, họ đến với đình làng như một sự gửi gắm tâm linh. Họ chính là lớp người gắn bó với đình làng nhất, cũng vì họ đã sống cùng đình làng qua những thăng trầm, những biến động lớn của đất nước, ký ức về đình làng và những ngày hội làng khó phai mờ trong họ.

3.2. Bảo tồn giá trị văn hóa đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh đô thị hóa

Đình làng là một yếu tố văn hóa vật thể, và gắn liền với đình làng là các giá trị văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn trong thời đại hiện nay. Cũng vì lý do đó mà đình làng là một trong những đối tượng được quan tâm đặc biệt của Ngành Văn hóa và Ban Quản lý di tích Thành phố.

Trước năm 1986, trong điều kiện khó khăn chung của đất nước, và những hạn chế từ chính sách quản lý, di sản văn hóa chưa được nhận diện một cách đầy đủ, đúng nghĩa và chưa được bảo tồn đúng mức, thậm chí, nhiều loại hình di sản văn hóa dần mai một.

Từ năm 1998 đến nay, với nhiều nguồn kinh phí như nhà nước đầu tư, người dân đóng góp, xã hội hóa và các tổ chức hoạt động văn hóa nước ngoài hỗ trợ… Thành phố có những bước chuyển tích cực trong công tác bảo tồn di sản văn hóa. Nhiều di tích lịch sử được lập hồ sơ khoa học, công nhận ở các cấp hạng (cấp tỉnh, thành, cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới). Hoạt động trùng tu di tích lịch sử văn hóa được Trung ương và địa phương đầu tư với nguồn kinh phí khá lớn.

Chương trình bảo tồn văn hóa phi vật thể đã góp phần sưu tầm, bảo lưu, phục dựng những loại hình lễ hội của cộng đồng các dân tộc vốn đã bị mai một trong một thời gian dài. Từ đó bằng những chính sách hỗ trợ, kế hoạch đầu tư của Nhà nước và đặc biệt quá trình xã hội hóa các nguồn lực tham gia trong công tác bảo tồn di sản văn hóa, đời sống tinh thần của người dân được nâng lên, các giá trị di sản được bảo tồn và có được môi trường tồn tại trong cộng đồng.

Tuy vậy cạnh những kết quả, vẫn còn hạn chế và bất cập trong quá trình quản lý, bảo tồn di sản văn hóa. Nhiều đình ở các địa phương bị xâm hại nghiêm trọng, xảy ra tình trạng lấn chiếm di tích, phá hoại và thiếu công tác quản lý. Một số di tích không tuân thủ quy trình, quy định, nguyên tắc khi tổ chức trùng tu, tôn tạo đã đặt di sản văn hóa trước sự làm mới di tích, thậm chí tôn tạo làm trẻ hóa ngôi đình. Ngoài tác động từ tự nhiên, yếu tố con người trong nhận thức và trong cách quản lý đã làm mai một, làm mất đi giá trị của di tích lịch sử vốn là loại hình văn hóa vật thể, mang nhiều dấu ấn của các thời kỳ lịch sử của dân tộc.

Trong khi đó, một số lễ hội được khôi phục nhưng không có chọn lọc hoặc có sự can thiệp hành chính hóa từ cách thức quản lý, tạo nên tình trạng lộn xộn trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và thậm chí cả mê tín, dị đoan.

Nhiều lễ hội được sân khấu hóa, mang tính chất trình diễn, chỉ đáp ứng cho thiểu số tổ chức tham dự mà thiếu sự tham gia của cộng đồng vốn là môi trường duy trì các hình thức sinh hoạt mang tính nhân văn, gắn kết cộng đồng.

Đình không chỉ là vốn quý, là tài sản chung của cộng đồng nhưng để phát huy chúng trong đời sống hiện tại, thì nhất thiết phải được bảo tồn một cách khoa học. Công tác bảo tồn cần được trang bị, từ nhận thức đến tuyên truyền và bằng các giải pháp cụ thể để mọi người trong xã hội cùng tham gia.

Trong đó vai trò quản lý, điều hành của nhà nước, cơ quan chuyên môn cần được xác định một cách cụ thể, rõ ràng, tránh tình trạng hành chính hóa.

Với hơn 270 ngôi đình được phân bố trên địa bàn Thành phố, một trong những giải pháp tốt nhất để quản lý và bảo tồn các di tích là quy hoạch thành từng cụm di tích để có chiến lược bảo vệ và phát triển. Nhiều di tích đình làng ở thành phố không đứng riêng rẽ mà được gắn với các di tích khác như đền, chùa, danh lam thắng cảnh hay với ngôi đình khác để tạo thành cụm di tích.

Đây là công việc đã được Nhà nước và thành phố thực hiện nhưng mới chỉ dừng lại ở những di tích xếp hạng quốc gia, còn các di tích khác cần phải được quan tâm nhiều, cần được quy hoạch thành cụm di tích để đảm bảo cho việc bảo quản và khai thác giá trị của các di tích này.

Mỗi ngôi đình làng ở thành phố đều mang những đặc điểm lịch sử và có số phận khác nhau. Có những đình làng lớn, nổi tiếng được nhiều người biết đến, ngược lại có những đình làng nhỏ chỉ tồn tại lặng lẽ. Ngôi đình nào cũng là kết tinh những tình cảm, tài năng của người nông dân, người thợ thủ công nơi đây. Vì vậy, cần phải phân loại các di tích đình làng để có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo đối với từng di tích địa phương.

Thực tế hiện nay, những ngôi đình được xếp hạng quốc gia thường nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cá nhân và giới nghiên cứu, sau đến các ngôi đình được xếp hạng cấp thành phố. Những ngôi đình còn lại ít được quan tâm, và ít được nhắc tới. Nếu muốn bảo tồn và phát huy giá trị của những di tích lịch sử - văn hóa, chúng ta cần phải có cái nhìn tổng quát, bình đẳng đối với tất cả các ngôi đình làng ở Thành phố để tránh tình trạng bỏ quên các ngôi đình, tránh cho sự xuống cấp.

Để xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đình làng, chúng ta cần xác định đây chính là công việc chung của các cấp, các ngành và của mọi cá nhân. Tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm đối với nền văn hóa dân tộc, mọi ngành, mọi người, mọi thế hệ đều phải nhìn thấy được nghĩa vụ của mình trong công cuộc chung đó. Đình làng trước hết là di sản văn hóa của một làng, sau là tài sản chung của địa phương và của quốc

gia. Do đó, mỗi người dân đều phải có ý thức và trách nhiệm chung trong công việc bảo vệ đình làng.

Hiện nay, xuất phát từ nhu cầu của nhân dân, nhiều ngôi đình đã được tu bổ, tôn tạo và xây dựng mới trên nền đình cũ. Đây là một việc làm đáng được khích lệ, nó thể hiện trách nhiệm của mỗi người dân đối với lịch sử làng mình. Tuy nhiên, công việc này khi tiến hành đã gặp phải không ít khó khăn, trong đó khó khăn cơ bản về kinh phí và kỹ thuật xây dựng, làm thế nào để các ngôi đình được tu bổ, tôn tạo lại vẫn giữ nguyên được cái hồn của ngôi đình cũ.

Như thực tế Đình Thông Tây Hội - Gò Vấp, trước cảnh Tổ Đình Thành Hoàng xuống cấp, người dân không khỏi bùi ngùi. Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc phường 11, quận Gò Vấp nói: “Năm 1978, nâng nền chính điện chống ngập và sửa mái. Đến năm sau thì phong đình là Di tích kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Từ đó đến nay, từ trung ương đến thành phố tuyệt nhiên không đầu tư thêm đồng nào”. [Báo Tiền Phong, Sập sùi ngôi đình cổ nhất Nam Bộ, ngày 20/12/2011]

Những khó khăn đòi hỏi Nhà nước và nhân dân cùng làm, phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng hơn, đặc biệt là trách nhiệm của ngành Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch. Đi đôi với bảo vệ giá trị của đình làng, chúng ta cần tăng cường tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ, bồi dưỡng ý thức trân trọng, gìn giữ di sản văn hóa mà cha ông ta để lại cho hôm nay và mai sau.Với di tích lịch sử văn hóa đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã có nhiều công trình nghiên cứu điều tra, khảo sát về tình hình và thực trạng với nhiều đề xuất. Tuy vậy phần nhiều là những yêu cầu, biện pháp có tính sách lược, chưa thấy giải pháp cụ thể ở tầm chiến lược.

Giải pháp bảo tồn không có nghĩa là biện pháp đối phó tức thời mà nó cần phải hiểu thấu đáo, tức không chỉ là giải pháp tình thế mang tính áp đặt mà phải theo quy luật vận động khách quan thuộc về bản chất của hiện tượng.

Yếu tố hiện đại là những giá trị văn hóa được sáng tạo căn bản dựa trên cơ sở những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Và giữa cổ truyền và hiện đại có rất nhiều gạch nối và sự bổ sung liên tục bởi những giá trị văn hóa.

Công tác bảo tồn và trùng tu đình chính là hoạt động nhằm vào việc giữ gìn truyền thống văn hóa và đem lại ý nghĩa sinh động cho khái niệm truyền thống. Việc giữ gìn và tiếp lửa tức là thổi sinh khí văn hóa cổ truyền vào hiện đại, để cho cổ truyền không là xưa cũ, mà luôn mới và có vị trí xứng đáng trong đời sống đương đại.

Giải pháp không gian vật thể:

Đình làng không chỉ là kiến trúc thiêng mà còn là nơi sinh hoạt tinh thần của cộng đồng làng. Là nơi gởi gắm tình cảm hay nói đúng hơn là điểm giao cảm chung của mọi thành viên trong cộng đồng để từ đó tạo nên mối gắn kết nhân ái và tình nghĩa. Chính vì vậy, môi trường không gian của loại kiến trúc này khác hẳn và gần như đối lập với môi trường không gian của các kiến trúc thờ cúng khác. Nó không thể trang trọng và thâm nghiêm quá, nó phải hòa nhập vào trong cuộc sống dân dã mà gắn kết với xã hội làng xóm [24; tr 35].

Ở thành phố Hồ Chí Minh, nhiều ngôi đình được phong cấp công nhận là di tích lịch sử văn hóa, khi làm công tác bảo tồn và trùng tu phần nhiều người ta chú ý đến nhiều về mặt kiến trúc. Tuy nhiên, không gian vật thể mới là yếu tố quan trọng, nó tạo nên cảnh sắc của đình làng chứ không chỉ ngôi đình vốn chưa phải là không gian vật thể tiêu biểu nhất.

Với bối cảnh đô thị hóa không gian đô thị dần trở nên chật hẹp, đình sẽ không tránh khỏi bị xâm hại nếu chúng ta thiếu quan tâm, tách rời yếu tố không gian và vật thể. Để thích nghi với hoàn cảnh mới ta cần thiết phải quy hoạch hợp lý các ngôi đình, hiện đại hóa tạo ra những kiểu mẫu mới bằng những mô típ truyền thống dân tộc đặc sắc trong không gian chung của đô thị.

Có thể tổ chức lại Ban Qúy tế, tên gọi và thành phần của tổ chức nhân dân chăm lo việc đình đám. Những người này làm nồng cốt trong việc vận động trùng tu,tham gia các công tác xã hội ở địa phương làm cố vấn lễ nghi, tổ chức lễ hội vừa theo truyền thống vừa văn minh thích hợp điều kiện hiện tại, sao cho thực hiện trọn vẹn các nghi thức tế tự theo phong tục và tín ngưỡng, làm cho các dịp lễ Kỳ yên, không lạc lỏng giữa đô thị hiện đại mà thực sự trở thành những ngày hội truyền thống nhân dân Thành phố.

Giải pháp kiến trúc:

Thời gian đầu với đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh người dân dùng vật liệu gỗ làm vật liệu chính như ngôi nhà truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên đến cuối thế kỷ XIX, với kỹ thuật tiên tiến các vật liệu truyền thống được sử dụng kết hợp những vật liệu kiên cố hơn dùng để xây tường, lát gạch.

Đình làng ở Thành phố Hồ Chí Minh còn tồn tại đến ngày nay cho thấy không có dấu vết gì khi khởi dựng có dầm sàn bởi kiến trúc cổ truyền của người Việt là cấu trúc gỗ nên chỉ cần nền thật vững chắc, còn móng thì thì không đòi hỏi quan trọng như những vật liệu khác. Nền đình hiện nay được láng xi măng hoặc gạch hoa, chứng tỏ mới được làm thời gian sau còn thuở đầu có thể chỉ sử dụng nền đất hoặc đất nung.

Giải pháp lựa chọn dùng để trùng tu kiên cố, bồi dặm các đường nét truyền thống vừa phù hợp với điều kiện môi trường nên kiến trúc đình Thành phố Hồ Chí Minh so với đình ở Trung bộ và Bắc bộ nhìn chung đơn sơ, các đường nét không sắc sảo. Tuy nhiên chính sự khác biệt này tạo ra đặc trưng riêng của đình làng Thành phố nói riêng và đình làng Nam Bộ nói chung.

Để bảo tồn và làm nổi bật nét đặc trưng theo xu thế nhất thể hóa nền văn hóa Việt Nam trong quá trình đô thị hóa Thành phố, kiến trúc đình có thể kết hợp hài hòa của hai phương diện kể trên, bảo đảm vừa hiện đại trong phạm vi quy hoạch kiến trúc đô thị, vừa giữ gìn nguyên vẹn đình làng theo phong cách truyền thống. Các chi tiết kiến trúc, các mô típ trang trí của đình

cần được nghiên cứu hiện đại hóa mà không mất đi yếu tố truyền thống, có thể thay đổi vật liệu để tồn tại với thời gian và thích nghi với cuộc sống mới theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V (khóa 8): “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, để cho sự tồn sinh của đình có thêm sinh khí cho đời sống văn hóa của người dân Thành phố.

Giải pháp tín ngƣỡng, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng:

Ở Thành phố Hồ Chí Minh các biểu tượng tôn thờ tại đình làng là bản sắc văn hóa, nó mang tính dân gian: vừa phong phú, phức tạp vừa thường xuyên biến động. Đặc điểm các biểu tượng này có kế thừa truyền thống, có tiếp thu các dân tộc anh em và có phát sinh do điều kiện sinh hoạt xã hội. [54;

tr.117]

Trong quá trình đô thị hóa con người theo đuổi lối sống hiện đại và dần mất đi những giá trị truyền thống, người dân dành thời gian nhiều cho kinh tế, còn đời sống văn hóa thường chạy theo những thú vui giải trí mới. Tuy vậy, với văn hóa tín ngưỡng và nhất là tín ngưỡng dân gian, khi đã trải qua bao cuộc sang lọc thì sẽ tồn tại và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân. Nó giúp cho tình cảm con người được cân bằng, cảm giác bình yên khi hướng về cội nguồn giữa bao ồn ào náo nhiệt nơi đời sống đô thị.

Nói đến đình là nói đến các nghi thức tế tự, tế lễ, là bức tranh sinh động đầy tính biểu cảm nghệ thuật, biểu thị tròn đầy ý nghĩa biết ơn của thế hệ con cháu với người đi trước, làm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần của con người. Ở đó giáo dục lòng tôn kính, một cảm xúc nhân văn được nuôi dưỡng và phát triển đến tầm tâm linh.Trong dịp lễ ở các ngôi đình Thành phố Hồ Chí Minh đều có một số hình thức biểu diễn nghệ thuật và trò chơi dân gian. Các lễ hội xuất phát từ ước vọng của cộng đồng muốn được chủ động, tác động vào tự nhiên để đáp ứng theo nhu cầu của con người. Đó không phải là vui chơi giải trí đơn thuần mà chính là nghệ thuật, thể hiện tâm thức của cộng đồng về đạo lý mời thần chứng giám (diễn tuồng Hát bội ở vỏ ca quay mặt về

Một phần của tài liệu Đình làng ở thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay (Trang 77 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)