Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu việt cường (Trang 24 - 30)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Ứng với từng mục tiêu, đề tài sử dụng các phương pháp sau để phân tích số liệu sau đó đưa ra nhận xét, đánh giá và kết quả:

Đối với mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng xuất khẩu của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường. Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối.

Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng mô tả những đặc tính cơ bản của sữ liệu thu thập được qua các hình thức khác như sau:

 Thống kê tóm tắt mô tả sữ liệu

 Biểu diễn dữ liệu thành các bảng tóm tắt về số liệu

Phương pháp so sánh: Dùng để xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc.

Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh tuyệt đối, phương pháp so sánh tương đối, phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường trong giai đoạn 2010- 2013

Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp ma trận SWOT được sử dụng làm cơ sở phân tích để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh Có hai phương pháp so sánh:

 So sánh số tuyệt đối: Để cho thấy sự phát triển, tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu. Được tính bằng cách lấy hiệu số của chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc đem chia cho chỉ tiêu kỳ gốc

∆𝒀 = 𝒀𝟏 − 𝒀𝟎 Trong đó

Y0: Chỉ tiêu kì gốc Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích

∆Y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

 So sánh số tương đối: Để tính tỷ lệ % kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc cũng như tỷ trọng các chỉ tiêu, hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng.

∆= 𝐘𝟏 − 𝐘𝟎

𝐘𝟎 𝐱 𝟏𝟎𝟎%

Trong đó:

Y0: Chỉ tiêu kỳ gốc Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích

∆Y: Biểu hiên tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Bên cạnh đó kết hợp cùng với biểu đồ, đồ thị để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

Bước 1: Xác định công thức

Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích

Ví dụ:

Doanh thu = Giá bán * Sản lượng tiêu thụ

Chi phí NVL trực tiếp = Số lượng sản xuất * Lượng NVL tiêu hao * Đơn giá nguyên vật liệu

Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, nếu có nhiều nhân tố hoặc nhiều nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau.

Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích

So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được đó chính là đối tượng phân tích.

Gọi Q là đối tượng phân tích

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q = a * b * c

Đặt Q1: Chỉ tiêu kì phân tích, Q1 = a1 * b1 * c1

Q0: Chỉ tiêu kì kế hoạch, Q0 = a0 * b0 * c0

Q1 –Q0 = DQ : mức chênh lệch giữa kì thực hiện và kỳ gốc, đây cũng là đối tượng phân tích.

DQ = a1 * b1 * c1 – a0 * b0 * c0

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Thực hiện theo trình tự các bước thay thế. (Lưu ý: Nhân tố đã thay thế ở bước trước phải được giữ nguyên các bước sau thay thế)

Thay thế bước 1 (cho nhân tố a)

a0 * b0 *c0 được thay thế bằng a1 * b0 * c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là : Da = a1 * b0 * c0 – a0 * b0 * c0

Thay thế bước 2 (cho nhân tố b)

a1 * b0 * c0 được thay thế bằng a1 * b1 * c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là : Db = a1 * b1 * c0 – a1 * b0 * c0

Thay thế bước 3 (cho nhân tố c)

a1 * b1 * c0 được thay thế bằng a1 * b1 * c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là : Dc = a1 * b1 * c1 – a1 * b1 * c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có : Da + Db + Dc = DQ

2.2.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối

Cơ sở của phương pháp nào là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của yếu tố và quá trình hoạt động. Trong đó, các chỉ số nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng là tổng số hoặc hiệu số. Để xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích chỉ cần xác định mức chênh lệch của từng nhân tố của hai kỳ (thực tế so với kế hoạch hoặc thực tế so với các kỳ hoạt động khác), giữa các nhân tố mang tính chất độc lập.

Giả sử chỉ tiêu cần phân tích là A chịu ảnh hưởng của các nhân tố X, Y, Z và mối quan hệ giữa ba nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số kết hợp với hiệu số:

A = X + Y +Z

Kỳ kế hoạch Ak = Xk + Yk + Zk

Kỳ thực hiện Al = Xl + Yl + Zl

Đối tượng phân tích:

Số tuyệt đối: ∆A = Al – Ak = (Xl + Yl + Zl) – (Xk + Yk + Zk) Các nhân tố ảnh hưởng:

Ảnh hưởng của nhân tố X: ∆Ax = (Xl – Xk) Ảnh hưởng của nhân tố Y: ∆Ay = (Yl – Yk) Ảnh hưởng của nhân tố Z: ∆Az = (Zl – Zk) Tổng hợp, phân tích: ∆A = ∆Ax + ∆Ay + ∆Az

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích cần rút ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp giúp công ty đạt hiệu quả cao hơn trong kinh doanh.

2.2.2.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Là phương pháp phân tích các điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities) và thách thức (threats), kết hợp các yếu tố lại với nhau để ra các chiến lược.

Chiến lược SO: Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của Công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Chiến lược WO: Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Chiến lược ST: Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài

Chiến lược WT: Là chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa bên ngoài.

Các bước lập ma trận SWOT

Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty Liệt kê các điểm yếu trong công ty

Liệt kê các cơ hội bên ngoài công ty

Liệt kê các đe dọa quan trong bên ngoài công ty

Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả vào chiến lược SO vào ô thích hợp.

Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả vào chiến lược WO vào ô thích hợp.

Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả vào chiến lược ST vào ô thích hợp.

Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả vào chiến lược WT vào ô thích hợp.

S (Strengths) S1, S2, S3…

W (Weaknesses) W1, W2, W3…

O (Opportunities) O1, O2,O3….

SO

SO1, SO2, SO3…

WO

WO1, WO2, WO3…

T (Threats) T1, T2, T3…

ST

ST1, ST2, ST3…

WT

WT1, WT2, WT3…

Nguồn: Giáo trình Quản trị học, Nguyễn Phạm Thanh Nam (2007).

Hình 2.1 Mô hình phân tích SWOT

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu việt cường (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)