CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT CƯỜNG
4.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CẢ NƯỚC TỪ NĂM
4.1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của cả nước
Với chính sách đổi mới nông nghiệp được thực hiện từ đầu thập kỉ 1980, sản xuất nông nghiệp nói chung và xuất khẩu thủy sản cả nước nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Trong những năm gần đây Việt Nam trở thành một những nước xuất khẩu thủy sản đứng đầu thế giới, tiếp thao sau đó là những mặt hàng như: Tôm, cá tra, ba sa…có nhiều đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu và sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam.
Bảng 4.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào một số thị trường ĐVT: Triệu USD
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2013 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Giá trị (%) Giá trị % Giá trị % Hoa Kỳ 971,56 1.177,90 1.192,21 1.432,87 206,34 21,24 14,31 1,21 240,66 20,18
EU 1.181,40 1.303,34 1.135,32 1.124,49 121,94 10,32 168,02 14,80 10,83 0,95 Nhật Bản 896,98 995,08 1.097,11 1.048,56 98,10 10,93 102,03 10,25 48,56 4,43
Hàn
Quốc 386,19 475,69 508,76 504,87 89,50 23,18 33,07 6,95 3,89 0,76 Trung
Quốc 247,25 333,25 419,18 518,85 86,00 34,78 85,93 25,79 99,67 23,78 ASEAN 215,65 304,57 344,53 355,79 88,92 41,23 39,96 13,12 11,26 3,27 Australia 151,90 157,67 183,77 188,21 5,77 3,80 26,10 16,55 4,44 2,42 Canada 117,04 143,17 132,81 107,19 26,13 22,33 10,36 7,24 25,62 19,92 Mexico 88,75 111,63 110,20 95,65 22,88 25,78 1,43 1,28 14,84 13,20 Nga 89,68 105,41 100,49 106,25 15,73 17,54 4,92 4,67 5,76 5,73 Khác 687,33 945,45 909,95 1.009,83 258,12 39,38 35,50 3,75 99,88 10,98 Tổng 5.023,73 6.115,93 6.094,33 6.499,56 1092,20 21,74 21,60 0,35 405,23 6,65
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014
Thị trường Hoa Kỳ: Là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ đạt 971,56 triệu USD. Năm 2011 nâng kim ngạch lên 1 tỷ 177,90 triệu USD tăng 206 ,34 triệu USD tương đương 21,24%. Việt Nam được xem là một trong những nước xuất khẩu thủy sản nhiều nhất vào thị trường Hoa Kỳ. Tôm, cá da trơn được xem là những mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường này trong thời gian qua. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhưng cũng là thị trường khó khăn nhất đối với các công ty xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Những vụ kiện bán phá giá, hàng rào kĩ
thuật luôn là thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Song những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này vẫn đạt mức cao năm 2012 đạt 1 tỷ 192,21 triệu USD. Năm 2013 đạt 1 tỷ 432,87 triệu USD tăng 240,66 triệu USD tương đương 20,2% so với năm 2012.
Thị trường EU: Cũng giống như Hoa Kỳ, EU cũng là thị trường chủ lực của thủy sản Việt Nam, có nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp có thể khai thác.
Năm 2011 xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 1 tỷ 304,34 triệu USD tăng 121,94 triệu USD tương đương 10,32% so với năm 2010. Là thị trường lớn đồng thời EU cũng đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật rất cao, năm 2012 xuất khẩu sang thị trường này đạt 1 tỷ 135,32 triệu USD giảm 168,02 triệu USD tương đương 14,8%
so với năm 2011. Là một thị trường chung rộng lớn mang tính cạnh tranh cao song các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ khả năng cạnh tranh thấp, một số hàng hóa thủy sản của ta chưa vượt qua được hàng rào kĩ thuật mà thị trường EU đạt 1 tỷ 124,49 triệu USD giảm 10,83 triệu USD tương đương 0,96%. EU là thị trường chủ lực và quan trọng của thủy sản Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp của chúng ta phải nâng cao chất lượng, dịch vụ giá cả hợp lý để tiếp tục chinh phục thị trường khó tính này.
Thị trường Nhật: Là một trong những thị trường thủy sản chủ lực của Việt Nam, có thể nói thị trường Nhật ưa chuộng thủy sản của nước ta. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này là 896,98 triệu USD. Đến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu 995,08 triệu USD tăng 98,1 triệu USD tương ứng với 10,93% so với năm 2010, nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng trong xuất khẩu được kí kết điển hình như Hiệp định Đối tác kinh tế Việt – Nhật (VJEPA) được kí kết năm 2010, theo đó nhiều mặt hàng xuất khẩu thủy sản được giảm thuế mạnh khi đến thị trường Nhật cộng với sự ưa chuộng của thị trường, đó cũng là nguyên nhân thúc đẩy gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho năm 2011. Năm 2012 xuất khẩu sang thị trường Nhật tiếp tục tăng đạt 1 tỷ 97,11 triệu USD tăng 102,03 triệu USD (10,25%) so với năm 2011. Năm 2013 do vấp phải hàng rào kĩ thuật được nâng cao nên hàng thủy sản của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ 48,59 triệu USD giảm 48,56 triệu USD tương đương 4,63%.
Thị trường Hàn Quốc: Người tiêu dung Hàn Quốc luôn đặt vấn đề về độ tươi ngon, xuất xứ, hương vị, chi phí và an toàn thực phẩm khi quyết định mua hàng. Sự phát triển của ngành hàng thủy hải sản Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động sản xuất và tình hình tiêu thụ. Do nguồn thủy hải sản ngày càng khan hiếm, nên sản lượng trong thời gian tới dự kiến sẽ không có mức tăng
trưởng cao. Tuy nhiên, mức tiêu thụ thủy sản Hàn Quốc vẫn tăng đáng kể do phần đông người dân cho rằng đây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, con số 475,69 triệu USD tăng 89,5 triệu USD tương đương 23,18% của năm 2011 so với năm 2010 là dấu hiệu đáng mừng ở thị trường triển vọng này. Các nước xuất khẩu hải sản hàng đầu sang Hàn Quốc gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Nauy, Thái Lan, Chi-lê, Canada, Indonesia….là những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam hằng năm thường tham dự Triển lãm quốc tế về thủy hải sản Busan. Mặt hàng trưng bày của các nước này rất đa dạng, thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nhập khẩu, nhà bán buôn, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở chế biến thực phẩm tại Hàn Quốc, vượt lên trên những khó khăn đó xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc tiếp tục tăng, năm 2012 kim ngạch đạt 508,76 triệu USD tăng 33,07 triệu USD tương đương 6,95% so với năm 2011.
Năm 2013 xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc bị suy giảm do kinh tế khó khắn và một số lô hàng của Việt Nam bị trả về do không đạt yêu cầu về kĩ thuật, cả năm 2013 đạt 504,87 triệu USD giảm 3,89 triệu USD tương đương 0,77%.
Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông: Là nước liền kề và có quan hệ thương mại thiết lập hàng nghìn năm với Trung Quốc, Việt Nam có những lợi thế giao thương nhất định với siêu cường quốc này. Xét về vị trí địa lý, có thể nói đây là nước láng giềng có điệu kiện giao dịch thuận lợi nhất nhờ đường biên giới đường bộ ít hiểm trở và đường biển gần. Trong lĩnh vực thương mại, quan hệ hợp tác Việt – Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trong tất cả các ngành hàng kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc. Đặc biệt, kể từ khi Trung Quốc trở thành một trong 3 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2007, lợi thế của ngành chế biến thủy sản nước này giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản (nhất là thủy sản cao cấp) không ngừng tăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc. Thêm vào đó, việc hiện thực hóa Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) vào năm 2010 đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. Xuất khẩu thủy sản sàn thị trường Trung Quốc và Hồng Kông được dự báo còn tăng cao trong thời gian tới, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm bắt thời cơ để chinh phục hai thị trường này.
Thị trường ASEAN: Mặc dù là các đối thủ của Việt Nam trên thị trường thủy sản thế giới, những năm qua các nước ASEAN lại là những đối tác rất quan
trọng của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này liên tục tăng trong giai đoạn 2010 – 2013 với mức tăng trưởng trung bình hằng năm đạt 19,2%.
ASEAN được đánh giá là một trong những khu vực thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp thủy sản trong các năm gần đây do các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu có nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm nhiều hơn đến việc tập trung chuyển hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Thị trường Australia: Australia là thị trường có nhu cầu tiêu thụ thủy sản khá lớn, tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. 70% nhu cầu còn lại phải nhập khẩu, chủ yếu từ những thị trường Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam…Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này tăng liên tục trong hiai đoạn 2010 – 2013 với mức tăng trưởng hằng năm trung bình khoảng 7,59%.
Thị trường Canada: Những năm vừa qua, Canada luôn nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục đạt 143,17 triệu USD, tăng 26,13 triệu USD tương đương 22,3% so với năm 2010. Năm 2012, do tình hình khó khăn: kinh tế thế giới suy thoái, người tiêu dung thắt chặt chi tiêu, nên nhập khẩu thủy sản của Canada từ Việt Nam giảm 7,8% so với năm 2011, còn gần 132,81 triệu USD. Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tiếp tục giảm 23,9% so với năm 2012 còn 107,19 triệu USD. Tuy nhiên Canada vẫn là thị trường đầy triển vọng.
Năm 2010 là năm thắng lợi của xuất khẩu thủy sản Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ 33,73 triệu USD, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao, duy trì được các thị trường xuất khẩu trong thời gian biến động. Năm 2011 xuất khẩu thủy sản gặp không ít khó khăn khi thị trường thế giới bất lợi, lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia, khủng hoảng nợ Châu Âu, các nước điều chỉnh tỉ giá nội tệ so với đồng chung USD, xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng, vượt qua những khó khăn chung và mở rộng xuất khẩu sang một số thị trường mới nâng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2012 tăng 1 tỷ 82,2 triệu USD so với năm 2010. Và năm 2012 tăng 18,8 triệu USD so với năm 2011 với nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản nên từ 2010- 2013 kim ngạch xuất khẩu luôn tăng. Ở thị trường khó tính như Nhật Bản, EU một số lô hàng thủy sản của nước ta bị trả về do không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, một phần do không đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật mà nhà nhập khẩu đã đặt ra. Điều này ảnh hưởng đến sự sụt
giảm trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến thị trường trên đồng thời ảnh hưởng đến hình ảnh thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.