CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT CƯỜNG
4.4 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI
Lợi nhuận là là chỉ tiêu tài chính phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không chỉ chịu sự tác động của chất lượng công tác mà còn dựa vào quy mô hoạt động của công ty. Lợi nhuận được xác định bằng sự chênh lệch giữa phần trị giá đơn vị thực hiện trong kỳ với toàn bộ chi phí tương ứng tạo ra nó và được thực hiện trên báo cáo kết quả HĐKD ở mỗi kỳ kế toán. Công ty hoạt động có hiệu quả thì lợi nhuận càng cao.
Để đánh giá hiệu quả HĐKD của công ty thì phân tích khả năng sinh lời là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình phân tích tài chính của công ty nhìn nhận lại quá trình HĐKD của mình từ đó có những điều chỉnh hợp lý hơn cho năm hoạt động sắp tới.
Bảng 4.13 Các chỉ số liên quan đến lợi nhuận của Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu Việt Cường 2010 – 2013.
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 2013/2012 2010 2011 2012 2013 Giá trị
Doanh thu thuần Triệu
đồng 496.775 427.21 337.229 118.555 (69.565) (89.981) (218.674)
Lợi nhuận sau thuế Triệu
đồng 1.588 0.94 (147.567) (39.19) (0.648) (146.627) (108.377) Tổng tài sản bình
quân
Triệu
đồng 30.582 34.673 31.364 36.000 4.091 (3.309) 4.636 Vốn chủ sở hữu
bình quân
Triệu
đồng 20.095 24.782 18.325 24.548 4.687 (6.457) 6.223 ROS (LNT/DTT) % 0.003 0.002 (0.438) (0.331) (0.001) (0.44) 0.107 ROA (LNT/TTS) % 0.052 0.027 (4.705) (1.089) (0.025) (4.732) 3.616 ROE (LNT/VCSH) % 0.079 0.038 (8.053) (1.596) (0.041) (8.091) 6.456
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tài chính- Công ty cổ phần chế biến thủy sản Xuất nhập khẩu Việt Cường, 2013
Tỷ suất khả năng lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất này cho biết hiệu quả kinh doanh của công ty. Cụ thể năm 2011, ROS đạt 0.002% thấp hơn năm 2010 là 0.001%, điều này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì công ty thu về 0.002 đồng lợi nhuận và thấp hơn năm 2010 là 0.001 đồng lợi nhuận. Đến năm 2012, mặc dù doanh thu thuần giảm nhưng lợi nhuận càng giảm mạnh mẽ hơn nên ROS giảm 0.440 so với năm 2011, đạt - 0.438%, chứng tỏ cứ 100 đồng doanh thu thì công ty lỗ 0.438 đồng lợi nhuận. Tỷ suất khả năng lợi nhuận ròng trên doanh thu năm 2013 có tăng 0.107% so với năm 2011, nhưng vẫn còn bị lỗ, tức đạt - 0.331%. Điều này cho thấy cứ mỗi 100 đồng doanh thu, công ty lỗ 0.331 đồng lợi nhuận. ROS của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường luôn giảm, có tăng nhưng vẫn bị lỗ trong giai đoạn 2010 đến 2013 do tình hình công ty gặp khó khăn, doanh thu giảm trong đầu và giữa giai đoạn, giai đoạn cuối có tăng nhưng vẫn còn lỗ do công ty vừa chuyển đổi chủ sỡ hữu tình hình đang dần khá lên.
Tỷ suất khả năng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2010 đạt 0.052% cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2013. Điều này có ý nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư thì công ty thu về0.052 đồng lợi nhuận. Năm 2011, tổng tài sản thì tăng nhưng lợi nhuận lại giảm nên kéo theo ROA giảm 0.025% so với năm 2010, tức đạt 0.027%, điều này cho thấy cứ 100 đồng tổng tài sản công ty đem đi đầu tư thì lợi nhuận đem về là 0.027 đồng. Đến năm 2012, ROA giảm mạnh nhất trong giai đoạn 2010 – 2013 đạt – 4.705% giảm 4.732% so với năm 2011. Tức 100 tổng tài sản đem đi đầu tư thì công ty lỗ 4.705 đồng lợi nhuận. năm 2013, ROA vẫn đạt âm nhưng tình hình khả quan hơn, tỷ suất này tăng 3.616% so với năm 2012,tương đương – 1.089%, tức cứ 100 đồng tài sản công ty đi đâu tư thì bị lỗ 1.089 đồng. Có thể thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có xu hường giảm ở giữa giai đoạn, tăng nhẹ ở cuối giai đoạn. Vì vậy công ty cần thận trọng hơn khi lập kế hoạch kinh doanh bởi vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, uy tín của công ty.
Tỷ suất khả năng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư muốn góp vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tỷ suất này phản ánh mức sinh lời mà nhà đầu tư có thể chấp nhận được từ đồng vốn góp của mình. Năm 2011, ROE đạt 0.038% giảm 0.041% so với năm 2010 điều này có ý nghĩa cứ 100 đồng nhà đầu tư góp vốn vào công ty sẽ thu về 0.038 đồng lợi nhuận. Đến năm 2012, ROE giảm 8.091% so với năm 2011, đạt -8.053%, nếu nhà đầu tư bỏ ra 100 đồng vào công ty sẽ lỗ 8.053 đồng. Sang năm 2013 tuy nhà đầu tư vẫn bị lỗ nhưng tỷ lệ đã giảm, tỷ lệ tăng 6.456%, đạt -1.596%, nhà đâu tư sẽ bị lỗ 1.596 đồng nếu đem 100 đồng góp vốn. Điều này cho thấy trong những năm tới công ty sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Do công ty chuyển đổi sở hữu năm 2012, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh.