CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT CƯỜNG
4.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT CƯỜNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2013
4.2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu theo thị trường
Để kinh doanh có hiệu quả trong điều kiện kinh tế khó khắn như hiện nay, bên cạnh việc tìm kiếm thị trường mới để mở rộng thị trường, phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả xuất khẩu thì việc giữ vững thị trường truyền thống cũng hết sức quan trọng đối với Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩuViệt Cường. Công ty cần phải có chiến lược để giữ vững vị trí của mình trên thị trường chính để tránh bị mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh nhất là trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế ngày càng khó khắn thì việc làm ăn với khách hàng truyền thống bao giờ cũng dễ dàng hơn các khách hàng mới, bởi sự tín nhiệm cũng như sự quen thuộc lẫn nhau cần phải có thời gian để xây dựng nên.
Hiện nay, sản phẩm của công ty đã được nhiều thị trường trên thế giới chấp nhận và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường nước ngoài. Sản phẩm thủy sản của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường đã có mặt ở nhiều thị trường lớn và quan trọng như: Australia, Châu Âu, Nhật, Hàn Quốc, Đài loan, Singapore…và phát triển sang một số thị trường mới nổi như: Trung Đông, Philippines…
Nhật, 8.91%
Hàn Quốc, 10.36%
Australia, 7.66%
Đức, 8.28%
Hà Lan, 1.58%
Anh , 51.03%
Hy Lạp, 1.66%
Bỉ, 7.66%
Dominica, 2.87%
Năm 2010
Nhật Hàn Quốc Australia Đức Hà Lan Anh Hy Lạp Bỉ Dominica
Nhật, 5.75%
Hàn Quốc,
1.15% Australia, 6.23%
Philipine, 0.52%
Đức, 28.41%
Anh, 41.12%
Hà Lan, 1.14%
Hy Lạp, 0.93% Bỉ, 8.16%
Dominica, 1.37%
Khác, 5.23%
Năm 2011
Nhật Hàn Quốc Australia Philipine Đức Anh Hà Lan Hy Lạp Bỉ Dominica Khác
Nhật 14.59%
hàn Quốc 4.11%
Châu Âu 31.22%
Australia 39.08%
Philipine 3.01%
Đài loan 7.13%
Singapore 0.87%
Năm 2012
Nhật Hàn Quốc Châu Âu Australia Philippine Đài Loan Singapore
Nguồn: Công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu Việt Cường
Hình 4.2 Cơ cấu xuất khẩu sang các thị trường
Từ hình 4.2 ta nhận thấy rằng, công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường qua các năm có sự thay đổi tỷ trọng thị trường xuất khẩu đáng kể. Cụ thể, giai đoạn năm 2010 đến 2011, thị trường Anh chiếm tỷ trọng rất cao lần lượt là 51.03% và 41.12%, đây là thị trường truyền thống từ trước đến thời điểm này của công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu Việt Cường, do công ty đã xây dựng được lòng tin nơi khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm được duy trì, năm 2011 có tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Anh có giảm do thiếu nguyên liệu. Năm 2010, tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của công ty ít nhất sang các thị trường: Hà Lan 1.58% và Hy lạp 1.66% đây là hai khách hàng mới của công ty nên tỷ trọng chưa cao. Năm 2011, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Hy lạp là 0.93% và Hy lạp là 1.14% giảm so với năm 2010 do công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường đang tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới như Philippines và các thị trường khác.
Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2013 có sự thay đổi mạnh về tỷ trọng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường, trong giai đoạn này công ty xuất khẩu sang thị trường Australia là lớn nhất năm 2013 là 49.36% tăng 11.27% so với năm 2012 tức đạt 38.09% do đây là thị trường rất tiềm năng và tương đối dễ chịu, nhu cầu sử dụng thủy sản khá lớn. Cũng trong giai đoạn này công ty đã kiếm thêm được
Nhật, 24.05%
Hàn Quốc, 6.76%
Châu Âu, 11.28%
Australia, 49.36%
Đài Loan, 6.54% Singapore, 2.00%
Năm 2013
Nhật Hàn Quốc Châu Âu Australia Đài Loan Singapore
hai khách hàng mới là Singapore và Đài Loan tuy nhiên tỷ trọng sang hai thị trường này còn khá thấp do công ty đang trong thời gian thâm nhập, đang dần xây dựng thương hiệu cũng như lòng tin đối với khách hàng mới. Thị trường Singapore năm 2012 là 0.87%, năm 2013 là 2.00%. Thị trường Đài Loan lần lượt là 7.13% và 6.54%.
Bảng 4.4 Thị trường xuất khẩu của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường giai đoạn 2010 đến 2013
Đơn vị tính: USD Thị
Trường
2010 2011 2012 2013
chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011
Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nhật 1.100.211 778.195 1.600.036 1.067.563 (322.016) (29.27) 821.841 105.61 (532.473) (33.28) Hàn Quốc 989.664 103.334 348.486 180.744 (886.330) (89.56) 245.152 237.24 (167.742) (48.13)
Châu Âu 3.749.624 446.897 (3.302.727) (88.08)
Australia 1.203.845 1.102.350 4.403.406 1.971.983 (101.495) (8.43) 3.301.056 299.46 (2.431.423) (55.22)
Đài Loan 613.836 273.338 (340.498) (55.47)
Singapo 57.760 58.992 1.232 2.13
Philipin 75.102 336.108 261.006 347.54
Đức 1.009.956 4.494.079 3.484.123 344.98 (4.494.079)
Hà Lan 65.250 211.786 146.536 224.58 (211.786)
Anh 6.045.726 5.527.121 (518.605) (8.58) (5.527.121)
Hy Lap 222,961.00 155.289 (67.672) (30.35) (155.289)
Bỉ 1.000.974 1.418.611 417.637 41.72 (1.418.611)
Dominica 307.599 181.917 (125.682) (40.86) (181.917)
Khác 706.958 ,
Nguồn: Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu
4.2.2.1 Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật
Theo thỏa thuận kinh tế VJEPA, trong số 330 mặt hàng thủy sản, có 64 mặt hàng có cam kết giảm thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Tuy vậy, trừ 28 mặt hàng có thuế suất MFN là 0% từ trước và 8 mặt hàng có thuế suất GSP là 0%
đang áp dụng cho Việt Nam thì có 28 dòng thuế được giảm thuế xuống 0% về thực chất. Tuy chỉ có 28 sản phẩm nhưng hầu hết sản phẩm này đều hết sức có ý nghĩa đối với lợi ích xuất khẩu thủy sản cho các doanh nghiệp Việt Nam, chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Công ty cũng đã nắm bắt được cơ hội này để tăng cường xuất khẩu vào thị trường Nhật, nhưng đây cũng chính là thị trường rất khó tính, họ đặt ra nhiều tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm…cùng với tình hình khó khăn của công ty về việc thiếu nguyên liệu nên năm 2011 lượng hàng xuất qua Nhật giảm 322.016 USD tức chỉ đạt 778,195 USD. Bước sang năm 2012, tuy còn nhiều khó khăn chung với cả nước nhất là vụ kiện bán phá giá, nhưng công ty đã có kinh nghiệm nên đáp ứng được yêu cầu của phía Nhật Bản làm lượng hàng xuất khẩu sang Nhật tăng 821.841 USD (tương đương 105.61%) so với năm 201 tức đạt 1.600.036 USD.
Năm 2013, công ty gặp khó khăn trong việc thiếu nguyên liệu nên lượng hàng xuất sang Nhật giảm 532.473 USD tức đạt 1.067.063 USD.
4.2.2.2 Xuất khẩu thủy sản sang Châu Âu
Là thị trường xuất khẩu lớn nhưng mãi đến năm 2012 Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường mới thâm nhập thành công vào thị trường này.
Đây là thị trường khó tính nhất trong các thị trường xuất khẩu của công ty, yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thủy sản rất cao. Sản phẩm xuất sang thị trường này phải đảm bảo không nhiễm khuẩn, nhiểm bẩn, không có dư lượng hóa chất, kháng sinh.
Để đạt được chất lượng khi xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, công ty đã đầu tư máy móc hiện đại để kiểm tra hàm lượng chất, kháng sinh nhằm đáp ứng được đơn hàng của họ. Vì vậy, công ty đã thu được từ thị trường này doanh sô không nhỏ khi vừa mới thâm nhập. Năm 2011, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 3.749.624 USD, đạt tỷ trọng 31.22% chiếm tỷ trọng cao chỉ sau thị trường Australia.
Tuy nhiên năm 2013, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này giảm mạnh đạt kim ngạch 446.897 USD chiếm tỷ trọng 11.28% đứng hạng 3 sau Nhật và Australia. Công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty ở quốc gia khác như Thái Lan và Ấn Độ cộng với tình hình kinh tế khó khăn, người dân Châu Âu thắt chặt chi tiêu làm lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này gặp nhiều khó khắn. Do đó công ty phải đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng để đủ sức cạnh tranh và thu hút khách hàng.
Tóm lại, Châu Âu là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường. Công ty luôn chú trọng đến chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu sang thị trường này, đảm bảo được các tiêu chuẩn HACCP, GMP…Đây cũng là điều kiện tiên quyết để được xuất khẩu vào Châu Âu. Bên cạnh đạt được những thành tựu nhất định thì công ty cũng gặp không ít khó khăn, thứ nhất do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, người dân Châu Âu cân nhắc hơn trong chi tiêu và cũng thay đổi dần hành vi tiêu dung. Thứ hai, đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều. Thứ ba, các quôc gia Châu Âu ngày càng đưa ra nhiều chính sách phi thuế quan tạo ra nhiều rào cản, chính vì vậy làm kim ngạch và sản lượng xuất khẩu của công ty đang giảm.
Do đó việc giữ vững thị trường này cần được quan tâm.
4.2.2.3 Xuất khẩu thủy sản sang Australia
Là một thị trường có nhu cầu tiêu thụ thủy sản khá ổn định, yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm không quá khắt khe. Do đó thị trường Australia là điểm đến hấp dẫn đối với Công ty cổ phần chế biến thủy sản Việt Cường, xuất khẩu sang thị trường này khá ổn định và chiếm tỷ trọng cao.
Năm 2011, xuất khẩu sang thị trường này đạt 1.102.350 USD giảm 101.495 USD (tương đương 8.43%) so với năm 2010 do tình hình khó khăn chung của cả nước, cùng với lạm phát đẩy lãi xuất vay cao. Năm 2012, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này tăng mạnh mẽ 299.46% tương đương 3.301.056 USD so với năm 2011 tức đạt 4.403.406 USD. Đây là con số đáng mong đợi nhất trong tình hình kinh tế khó khăn của hiện tại. Một phần do công ty là đối tác truyền thống đã xây dựng được thương hiệu rất tốt cũng như sản phẩm xuất khẩu luôn đạt tiêu chuẩn khi xuất sang Australia nên giữ vững được thị trường chính vì vậy mà xuất khẩu tăng cao. Trong khi đó, các thị trường khác có nhiều biến động, xuất khẩu sang châu Âu bị chững lại do khũng hoảng nợ công, sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc thì ngày càng khó hơn do trở ngại của Ethoxiquin,…Chính vì vậy mà Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu
Việt Cường càng chú ý đến thị trường Australia, vốn đã có uy tín nên sản phẩm của công ty dễ dàng xuất qua thị trường này.
4.2.2.4 Xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc
Là thị trường ngày cang khan hiếm nguồn thủy sản, nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của người dân sứ Hàn, họ rất yêu thích sản phẩm thủy sản. Đây là thị trường rất tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản của công ty.
Là một đối tác truyền thống của công ty, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn 2010 – 2013 chưa đạt tỷ trọng cao so với các thị trường khác, do công ty chịu sự canh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp thủy sản từ các quốc gia khác Như Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Indonesia…các quốc gia này có các mặt hàng thủy sản đa dạng, thu hút nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng Hàn Quốc nên sản phẩm thủy sản của công ty xuất khẩu sang thị trường này còn khá khiêm tốn. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc đạt 103.334 USD giảm mạnh so với năm 2011, tỷ lệ giảm là 89.56%
tương đương 886.330 USD, do phải cạnh tranh quá gay gắt, công ty đã chuyển hướng sang những thị trường dễ dàng xuất khẩu hơn như Australia. Năm 2012, sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng 245.152 USD (tương đương 237.24%) so với năm 2011, tức đạt 348.486 USD. Nhưng đến năm 2013, kim ngạch xuất khẩu lại giảm 48.13% tương đương 167.742 USD, chỉ đạt 180.744 USD do kinh tế khó khăn và hàng công ty bị trả về do không đạt yêu cầu về kỹ thuật.
4.2.2.5 Xuất khẩu thủy sản sang thị trường khác
Ngoài các thị trường xuất khẩu chính như: Nhật, Australia, Châu Âu thì Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường còn xuất khẩu thủy sản sang các thị trường khác như: Đài Loan, Singapo, Philippin…đây là những thị trường mới, công ty chỉ mới thâm nhập năm 2011 và năm 2012, điều này chứng tỏ công ty đang cố gắng để tìm kiếm, mở rộng và phát triển những thị trường mới. Tuy chiếm tỷ trọng chưa cao nhưng kim ngạch xuất sang các thị trường mới này đang có xu hướng tăng, trừ thị trường Đài Loan năm 2013 đạt 273.338 USD giảm 340.498 USD (tương đương 55.47%) so với năm 2012. Do tình hình khó khăn chung của cả nước, thời tiết xấu ảnh hưởng đến việc cung cấp nguyên liệu của nông ngư dẫn đến công ty thiếu nguyên liệu.
Nhìn chung, hầu hết trong năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty sang các thị trường đa số đều giảm. Vì vậy Công ty cổ phần chế biến thủy
sản xuất nhập khẩu Việt Cường cần có những chiến lược, biện pháp để tiếp tục duy trì xuất khẩu sang các thị trường truyền thống đồng thời cần nắm bắt cơ hội, thực hiện chiến lược mở rộng thị trường sang các thị trường tiềm năng mới.