CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT CƯỜNG
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty một cách bền vững và tăng trưởng, công ty cần thực hiện đồng bộ các giải pháp có tính chiến lược sau:
5.2.1 Giải pháp cho nguyên liệu đầu vào
Từ việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường và thực trạng của công ty thấy rằng, nhân tố lượng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty vì vậy việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào là rất quan trọng, công ty cần chủ động hơn nữa về việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định từ nông dân thông qua việc ký những hợp đồng dài hạn nhằm tránh việc thiếu nguồn nguyên liệu cho công ty. Điều này còn làm giá thu mua ổn định hơn, nông dân an tâm sản xuất, công ty không phải lo về nguyên liệu. Hạn chế thu mua nguyên liệu thông qua các thương lái, nhằm giảm bớt chi phí làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá cho sản phẩm.
Tính toán và lập kế hoạch sản xuất phù hợp đảm bảo lượng nguyên liệu tồn kho tối thiểu, tránh tình trạng quá thừa hoặc quá thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất trong thời gian có nhiều hợp đồng xuất khẩu.
Tạo mối quan hệ gắn bó, lâu dài, có lợi cho cả đôi bên với nông ngư nuôi nguyên liệu để cung cấp nguyên liệu đảm bảo chất lượng và ổn định giá cả.
Tiến hành thu mua nguyên liệu với nhiều hình thức: mua sỉ và lẻ tại doanh nghiệp, nhưng phải có hợp đồng hẳn hoi, bao tiêu sản phẩm tại vùng nguyên liệu, đầu tư cho các cơ sở thu mua gần vùng nguyên liệu thuận tiện cho giao thông, công ty có thể thực hiện biện pháp trợ giá cho người dân bằng việc đầu tư con giống, hỗ trợ kỹ thuật đảm bảo chất lượng đầu ra cho nguyên liệu nhằm giảm chi phí. Việc làm này cũng đồng nghĩa với công ty đang gắn kết lòng tin vào chính công ty, tạo mối liên hệ kép kín.
5.2.2 Giải pháp cho giá cả xuất khẩu
Yếu tố giá là yếu tố rất nhạy cảm, ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hàng của khách hàng. Vì vậy định giá cho sản phẩm thật hợp lý không những thu hút thêm thị trường, còn đem lại cho công ty doanh thu và lợi nhuận cao.
Công ty phải thường xuyên theo dõi, cập nhật và kịp thời diễn biến giá cả của thị trường thế giới và của đối thủ cạnh tranh qua việc thường xuyên cập nhật
thông tin từ Hiệp hội thủy sản Việt Nam, tìm kiếm nghiên cứu thông tin từ thị trường trong và ngoài nước. Kết hợp với dự đoán biến động của giá sản phẩm qua kinh nghiệm của công ty để định ra mức giá hợp lý.
Định giá cạnh tranh cho sản phẩm so với giá sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh khác cùng một loại sản phẩm, hướng đến lợi ích cho khách hàng luôn muốn mua sản phẩm chất lượng, đảm bảo sức khỏe, phù hợp với yêu cầu khách hàng. Để định giá tốt cho sản phẩm công ty có thể dung cách thăm dò thị trường, bằng cách dùng phiếu đánh giá cho khách hàng nhằm thu về được những thoogn tin mà công ty muốn biết. So sánh giá của công ty đưa ra và giá của đối thủ khách kết hợp với việc tính toán hợp lý các chi phí để đưa ra mức giá hợp lý nhất.
Định giá sản phẩm hợp lý cho từng phân khúc thị trường khác nhau. Với nhóm thị trường có thu nhập thấp, trung bình hay cao. Thị trường nào có nhiều yêu cầu cũng như đặt ra nhiều phi thuế quan để công ty đưa ra mức giá sản phẩm tương ứng. Giúp công ty thu hút thêm những nhóm khách hàng mới.
Công ty cần có chính sách chiết khấu, giảm giá cho các đối tác quen thuộc và khách hàng mua hàng với số lượng lớn.
5.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu
Một trong những điểm yếu của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường là mức đa dạng của sản phẩm, và đây cũng là một trong những năng lực để công ty cạnh tranh với các đối thủ trong nước cũng như nước ngoài.
Công ty cần có chiến lược đa dạng sản phẩm sao cho đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, thị phần của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Việt Cường phần lớn thuộc vào sự tín nhiệm của khách hàng đối với công ty, hầu hết khách hàng đều là truyền thống, và phần do khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng của các sản phẩm thủy sản đáp ứng nhu cầu của người tiêu dung. Nghiên cứu để cho ra đời nhiều mặt hàng sản phẩm mới, thay đổi mẫu mã, chất lượng của sản phẩm nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Đa dạng hóa sản phẩm: cần chú, trọng xây dựng cơ sở nghiên cứu thị trường, mẫu mã, chủng loại sản phẩm mới. bằng các phương pháp điều tra dự báo nhu cầu của người tiêu dung trong tương lai, công ty có thể nắm bắt được quyết
định mua sản phẩm của khách hàng từ đó tiến hành phân loại sản phẩm, quyết định sản phẩm chính để có những chiến lược phât triển sản phẩm thích hợp.
5.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực và công tác quản lí
Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Việt Cường tuy có nguồn nhân lực cần cù, ổn định nhưng trình độ không cao dẫn đến tình trạng phải cần thời gian khá lâu mới tiếp thu được công việc được tốt vì thế công ty cần tăng cường các hoạt động học tập, nâng cao trình độ, kiến thức về thị trường cho cán bộ quản lý nhất là cán bộ công tác xuất khẩu sản phẩm thủy sản. Dành khoản chi phí độc lập hỗ trợ cho bộ phận tập huấn cho cán bộ, nhân viên trong việc hoạch định và thực hiện chiến lược.
Đào tạo, tuyển chọn nhân viên, chuyên viên để bổ sung nhân sự cho công ty khi cần thiết. Hỗ trợ và cung cấp thông tin cho phòng nhân sự. Thường xuyên tập huấn đội ngũ bán hàng, phổ biến kiến thức sản phẩm mới đến họ.
Tổ chức những chuyến tham quan du lịch cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty giúp họ thư giản, có tinh thần gắn bó, làm việc tích cực vì lợi ích của công ty.
CHƯƠNG 6