Thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu giai đoạn

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổphần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 57 - 60)

Chương 4: THỰC TRẠNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CHO HÀNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT

4.2 Tình hình thanh toán tín dụng chƣng từ cho hàng xuất khẩu tại

4.2.1 Thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu giai đoạn

VCB Cần Thơ là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam, thường trực nằm ở tốp đầu trong nhiều nghiệp vụ ngân hàng tính trên cả nước nói chung và địa bàn TPCT nói riêng, đặc biệt là luôn dẫn đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế tại Cần Thơ cũng nhƣ các tỉnh lân cận.

Trong những năm gần đây, TPCT ta liên tục xuất siêu và tình hình này có xu hướng tăng trong thời gian sắp tới. Chính vì vậy, có thể thấy hoạt động thanh toán xuất khẩu ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đóng góp và làm tăng doanh thu XNK, góp phần gia tăng thị phần thanh toán XNK của ngân hàng trên địa bàn TPCT. Hiện nay, VCB Cần Thơ thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất khẩu qua các phương thức sau: chuyển tiền, thanh toán nhờ thu và thanh toán tín dụng chứng từ. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đƣợc sử dụng phổ biến, giúp ngân hàng phát triển tốt hơn nữa hệ thống thanh toán quốc tế trong quá trình mở rộng giao thương quốc tế. Đây là phương thức thanh toán có độ an toàn cao nhất trong ba phương thức, an toàn về sở hữu tài sản và sự ràng buộc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên, chi phí cho thanh toán bằng L/C khá cao, thời gian khá dài nên ngày càng ít các doanh nghiệp sử dụng phương thức này. Để thấy đƣợc thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu tại VCB Cần Thơ trong thời gian gần đây, ta xem xét số lƣợng L/C và tổng giá trị L/C xuất khẩu đã thanh toán giai đoạn 2011 đến nay.

4.2.1.1 Thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2013

Tình hình thanh toán xuất khẩu thông qua hình thức thanh toán bằng L/C qua 3 năm 2011 – 2013 đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3 Số món và doanh số thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu tại VCB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: món (số món), nghìn USD (giá trị)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013

2012/2011 2013/2012

Giá trị % Giá trị %

Số món 400 450 434 50 12,50 (16) (3,56)

Giá trị 49.334 39.403 35.906 (9.931) (20,13) (3.497) (8,87) Nguồn: Phòng Thanh Toán Quốc Tế Vietcombank Cần Thơ

Hình 4.2 Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu giai đoạn 2011 – 2013 Qua bảng số liệu trên, tổng số món biến động không đều trong giai đoạn 2011 – 2013 còn tổng giá trị thì giảm dần qua các năm.

Năm 2012, tổng số món đạt 450 món, tăng 50 món (tăng 12,50%) so với năm 2011. Tuy nhiên, tổng giá trị lại giảm, đạt 39.403 nghìn USD, giảm 9.931 nghìn USD (giảm 20,13%). Sự gia tăng về số món là do vào năm này, nông nghiệp ở TPCT được mùa song một số nước trên thế giới lại mất mùa do thiên tai và biến đổi khí hậu nên sản lƣợng xuất khẩu ở các doanh nghiệp, đặc biệt là xuất khẩu gạo đã góp phần làm tăng doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tại VCB Cần Thơ. Như đã biết, đây là năm tình hình kinh tế ở các nước trên thế giới khó khăn và khá biến động nên các doanh nghiệp xuất khẩu cũng lo sợ nên chỉ xuất các lô hàng có giá trị nhỏ, chính điều này đã làm tổng giá trị thanh toán giảm so với năm 2011 mặc dù số món tăng.

Sang năm 2013, cả số món và giá trị đều giảm, cụ thể là số món giảm 16 món (giảm 3,56%) và tổng giá trị giảm 3.497 nghìn USD (giảm 8,87%) so với năm 2012. Tuy tình hình kinh tế thời gian này có phần khởi sắc hơn nhƣng

nhìn chung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, do đó họ giảm dần xuất khẩu bằng L/C bởi mặc dù độ an toàn cao nhưng phương thức này khá tốn kém về chi phí và thời gian; song trước tình hình kinh tế biến động không ngừng, các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu chọn xuất các món hàng có giá trị nhỏ và ngắn hạn nên họ chuyển sang sử dụng phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu để tiết kiệm thời gian và chi phí.

4.2.1.2 Thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm giai đoạn 2013 – 2014

Vẫn cùng xu hướng năm 2013, số món lẫn giá trị về doanh số thanh toán L/C xuất khẩu đều giảm trong 6 tháng đầu năm nay. Tình hình đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 4.4 Số món và doanh số thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm giai đoạn 2013 – 2014

ĐVT: nghìn USD

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

Chênh lệch

Giá trị %

Số món 174 156 (18) (10,34)

Giá trị 15.658 12.319 (3.339) (21,32)

Nguồn: Phòng Thanh Toán Quốc Tế Vietcombank Cần Thơ

Hình 4.3 Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu 6 tháng đầu năm giai đoạn 2013 – 2014

Tình hình 6 tháng đầu năm 2014, thanh toán xuất khẩu bằng L/C chỉ còn 156 số món, giảm 18 món (giảm 10,34%) và tổng giá trị đạt 12.319 nghìn

USD, giảm 3.339 nghìn USD (giảm 21,32%) so với cùng kỳ năm 2013. Trong thời gian này, hai mặt hàng XK chủ lực của TPCT là gạo và thủy sản gặp khó khăn đã khiến các doanh nghiệp XK xuất khẩu những món hàng có giá trị nhỏ để tránh rủi ro; đồng thời đối với những món hàng giá trị nhỏ đó, họ lựa chọn phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu để tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp mình.

Qua các bảng số liệu trên, ta dễ dàng nhận ra rằng các doanh nghiệp xuất khẩu đã dần chuyển sang thanh toán bằng chuyển tiền hoặc nhờ thu thay cho việc thanh toán bằng L/C. Vấn đề của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ở đây chính là chi phí, thủ tục rườm rà dẫn đến tốn kém về thời gian. Song đối với các doanh nghiệp XK tại TPCT chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giá trị xuất khẩu các lô hàng thường không lớn nên họ cũng e ngại trong việc chọn phương thức thanh toán bằng L/C, thay vào đó các doanh nghiệp tìm đến phương thức đơn giản hơn, ít tốn kém về thời gian và chi phí, bởi trong thời buổi kinh tế không ít khó khăn nhƣ hiện nay thì tổi thiểu hóa chi phí để tối đa hóa lợi nhuận luôn là vấn đề hàng đầu các doanh nghiệp quan tâm và hướng đến.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổphần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)