So sánh tình hình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổphần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 64)

Chương 4: THỰC TRẠNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CHO HÀNG XUẤT KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT

4.2 Tình hình thanh toán tín dụng chƣng từ cho hàng xuất khẩu tại

4.2.2 So sánh tình hình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu

Trong những năm gần đây, těnh hěnh XNK của nước ta có sự chuyển biến, xuất siêu khi bước sang năm 2012 cho đến nay, có thể nói đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) cho biết nguyên nhân xuất siêu là do chúng ta đang dần chủ động đƣợc nguồn nguyên, vật liệu đối với một số ngành, vì thế góp phần giảm nhƣ cầu nhập khẩu trong khi đó kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng mạnh dẫn đến xuất siêu. Ảnh hưởng bởi tình hình trên, TPCT cũng liên tục xuất siêu trong thời gian qua. Tuy nhiên, tình hình thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu và nhập khẩu tại VCB Cần Thơ đều có xu hướng giảm qua các năm.

Để thấy rõ hơn sự biến động của thanh toán bằng L/C xuất khẩu so với L/C nhập khẩu từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm nay, ta xem xét bảng dưới đây:

Bảng 4.5 Cơ cấu L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu của VCB Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: món (số món), nghìn USD (giá trị) Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị

L/C xuất khẩu 400 49.334 450 39.403 434 35.906 174 15.658 156 12.319

L/C nhập khẩu 76 70.590 59 34.570 47 26.803 20 10.651 24 13.574

Tổng 476 119.924 509 73.973 481 62.709 194 26.309 180 25.893

Nguồn: Phòng Thanh Toán Quốc Tế Vietcombank Cần Thơ

Bảng 4.6 Tỷ trọng các loại L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu của VCB Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: % Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị Số món Giá trị

L/C xuất khẩu 84,03 41,14 88,41 53,27 90,23 57,26 89,69 59,52 86,67 47,58

L/C nhập khẩu 15,97 58,86 11,59 46,73 9,77 42,74 10,31 40,48 13,33 52,42

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Phòng Thanh Toán Quốc Tế Vietcombank Cần Thơ

Hình 4.4 Tỷ trọng L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu của VCB Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Qua số liệu trên ta thấy, trong hai loại L/C thì ta có thể thấy đƣợc rằng L/C xuất tuy lớn nhiều về mặt số lƣợng nhƣng về mặt giá trị thì lớn hơn rất ít, có thể nói là gần bằng hoặc thậm chí nhỏ hơn so với L/C nhập.

Trong giai đoạn 2011 – 2013, tỷ trọng L/C xuất tăng lên còn L/C nhập giảm. Năm 2011, tỷ trọng về số lƣợng L/C XK lớn hơn đến 68.06% (gấp 5,3 lần) trong khi tỷ trọng về giá trị lại thấp hơn 17,72% (1,4 lần) so với L/C XK.

Sang năm 2012, L/C xuất khẩu có sự tăng trưởng tỷ trọng về số lượng lẫn giá trị, L/C nhập khẩu giảm. Đây là năm nước ta chuyển sang bước ngoặt mới, năm đầu tiên xuất siêu sau một thời gian dài nhập siêu trước đó, chính vì vậy tỷ trọng L/C XK tăng lên, tăng 4,36% về số lƣợng và 12,13% giá trị; L/C NK giảm 4,38% tỷ trọng số lƣợng và 12,13% tỷ trọng giá trị. Có thể thấy tỷ trọng số lƣợng L/C xuất năm 2012 đạt 88,41%, lớn hơn L/C nhập 76,82% (gấp 7,6 lần) nhƣng về giá trị chỉ lớn hơn 6,54% (gấp 1,1 lần). Đến năm 2013, tỷ trọng L/C xuất khẩu tiếp tục xu hướng tăng, số món tăng lên 90,23% từ mức 88,41% năm 2012 (tăng 1,82%) và giá trị tăng lên 57,26% từ mức 53,27%

(tăng 3,99%). Trong khi đó, L/C nhập khẩu giảm xuống 9,77% tỷ trọng số lƣợng từ mức 11,59% và giá trị giảm còn 42,74% từ mức 43,73% năm 2012.

Nguyên nhân thanh toán L/C NK tiếp tục giảm vì các doanh nghiệp XNK ở CT cũng nhƣ khách hàng của VCB-CT chủ yếu kinh doanh về gạo và thủy sản nhƣng hoạt động xuất nhiều hơn nhập do các doanh nghiệp ngày càng chủ động hơn về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất. Tiếp tục so sánh về tỷ trọng giữa hai loại hình thanh toán L/C này ta thấy, số món L/C xuất gấp 9,2 lần trong khi giá trị chỉ gấp 1,3% so với L/C nhập. Qua tình hình cũng nhƣ so sánh về tỷ trọng ở các năm ta thấy rằng giá trị mỗi món L/C nhập khẩu lớn hơn so với L/C xuất khẩu, do các doanh nghiệp trong khu vực chủ yếu vừa và nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường quốc tế nên các lô hàng xuất đi thường mang giá trị cũng không lớn, vì vậy giá trị trên mỗi L/C xuất khẩu nhỏ.

Bước sang năm 2014, tình hình thanh toán tín dụng chứng từ có sự thay đổi so ba năm trước đó. Trong 6 tháng đầu năm, tỷ trọng về số lượng lẫn giá trị L/C xuất khẩu giảm còn L/C nhập khẩu tăng. Cụ thể, L/C xuất đạt 86,67%

về số món, giảm 3,02% và đạt 47,58% về giá trị, giảm 11,94% so với cùng kỳ năm 2013. Sự sụt giảm này do năm nay, hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của TPCT gặp khó khăn, xuất khẩu gạo vấp phải sự cạnh tranh về giá với Thái Lan còn thủy sản vướng phải những quy định khắt khe, các hàng rào thương mại trong xuất khẩu sang thị trưởng quốc tế, đặc biệt Mỹ và EU, hai thị trường lớn của ta. L/C nhập đạt 13,33% về số lƣợng, tăng 3,2% và đạt 52,42% về giá trị, tăng 39,09% so với năm 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân do vào năm nay, TPCT đã thu hút đƣợc khá nhiều nhà đầu tƣ vào các khu công nghiệp, chính vì

vậy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp đã gia tăng đáng kể.

Một phần của tài liệu giải pháp hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho hàng xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổphần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)