Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO VỀ CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG – THỜI LÝ
2.1.2. Về đạo trị nước của các vị vua triều Lý
Nhà Lý chú trọng thiết lập một chính quyền trung ương tập quyền nhưng dựa trên
GVHD: Khoa Năng Lập trị trên tư tưởng khoan dung, nhân sinh, bát ái của Phật giáo. Vua Lý Thái Tổ vốn xuất thân thuyền môn “Thái Tổ vốn ở trong phái Phật học mà ra nên khi ở ngôi vua, ngài hết sức sùng trọng Phật giáo”1, lại thấm nhuần tư tưởng nhân sinh của Phật giáo. Vì thế, Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến đường lối, tinh thần nhân trị của Lý Công Uẩn cũng như các vị vua triều Lý khác kế nghiệp.
Việc đầu tiên sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ “xóa hết nợ thuế cũ cho những người mồ côi, góa bụa, già yếu hoặc bệnh tật, đồng thời xóa thuế cho nhân dân cả nước ba năm liền. Đây là một việc làm nhân đạo và táo bạo, thể hiện niềm tin mãnh liệt của vị Hoàng Đế đầu tiên của triều Lý. Sau lễ đăng quang, Lý Công Uẩn cho đốt rất nhiều chài lưới và cung nỏ, ý muốn tỏ rõ rằng, từ đây không chỉ con người mà cả đến chim chóc, tôm cá cũng được giải phóng”2. Sau đó, Thái Tổ ra chiếu chỉ chiêu tập những người dân lưu tán về quê cũ làm ăn. Đồng thời, Thái Tổ lại ban lương thực, thuốc men, quần áo cho những người bị vua Ngọa Triều bắt lúc trước để họ về quê làm ăn sinh sống. Ngoài ra, Thái Tổ còn ban bố lệnh bãi bỏ ngục tụng, ai có oan ức thì được phép đến tâu với vua, vua sẽ đích thân xét xử. Bằng những biện pháp này, vua Thái Tổ đã cơ bản đã ổn định tình hình chính trị, xã hội vốn đã bị khủng hoảng trầm trọng dưới thời vua Lê Ngọa Triều.
Sử thần Ngô Thì Sĩ bàn: “Lý Thái Tổ vừa mới lên ngôi, liền ban chiếu tha tô, có ý nuôi dân như thế, có thể nói là một bậc vua biết việc nên làm trước đấy. Chính sách nhân hậu, truyền cho con cháu, cậy nhờ giúp đỡ, đời đời giữ được mạnh khẻo yên vui, đâu phải là sự ngẫu nhiên!”3. Điều này, cho thấy được đạo trị nước thương dân của vua Lý Thái Tổ thấm nhuần tư tưởng nhân ái của Đức Phật.
Năm 1012, Thái Tổ sắc phong thái tử Phật Mã làm Khai Thiên vương, lại cho xây cung Long Đức ở ngoài thành cho thái tử ở “có ý cho biết việc dân gian”. Đây là một việc làm tích cực của vua Thái Tổ, thể hiện đạo trị nước thương dân, thấm nhuần tư tưởng nhân sinh của Phật giáo. Tư tưởng ấy không chỉ tác động trực tiếp đến đời sống tâm linh mà còn biểu hiện cụ thể qua những hành động trong việc trị nước của những vị vua kế tục triều Lý.
Năm 1028, vua Lý Thái Tổ mất, vua Thái Tông lên thay. Ông cũng là một vị vua nhân từ, luôn quan tâm, chăm lo cho đời sống của nhân dân. Vừa lên ngôi, Thái Tông đã
GVHD: Khoa Năng Lập cho đại xá thiên hạ, ban phát tiền và lụa trong kho Nội phủ cho nhân dân cả nước. Ông là vị vua đầu tiên lấy của cải để ban phát cho nhân dân. Trước đó, trong cung xẩy ra loạn Tam vương (Đông Chinh Vương, Dực Thánh Vương và Vũ Đức Vương). Sau khi dẹp loạn, vua Lý Thái Tông nghĩ tình cốt nhục đã tha cho tội mưu phản của Tam vương, đồng thời lại cho phục chức tước như cũ. Đây là một điều rất hiếm thấy, bởi tội mưu phản thường bị xử rất nặng nhưng vua Thái Tông lại tha cho. Việc làm này có tác động tích cực đến khối đoàn kết trong nội bộ triều đình.
Để chăm lo cho sự phát triển của nông nghiệp, hàng năm, nhà Lý có lệ cày ruộng
“tịch điền” và đi xem dân gặt lúa nhằm khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.
Năm 1038, vua Thái Tông đích thân ra cày ruộng ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình), các quan đại thần can rằng: “Đó là việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế”. Nhà vua mới bảo rằng: “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì để xướng suất thiên hạ”. Rồi vua đẩy cày 3 lần thì thôi. Việc vua đích thân cày ruộng, dù chỉ là tượng trưng nhưng nó có tác động tích cực đến nhân dân.
Việc làm này được sử thần Ngô Sĩ Liên khen rằng: “trên để cúng tôn miếu, dưới để nuôi muôn dân; công hiệu trị vì khiến của giàu, người nhiều là đúng lắm”4. Còn Ngô Thì Sĩ thì nhận xét rằng: “Suốt đời nhà Lý rất trọng nghề nông, không năm nào là vua không tự đi cày ruộng tịch điền. Xem xét việc cày cấy thu hoạch của nhân dân cũng thấy được đại thể trị nước của triều Lý”5. Những vị vua triều Lý rất quan tâm đến đời sống của dân, xem sự khổ cực của dân như nỗi khổ của chính mình. Trong những năm lũ lụt, hạn hán mất mùa nhà nước cấp thóc gạo, tiền, lụa, giảm, xóa thuế cho dân chúng. Chính vì vậy, mà đời sống của nhân dân được ấm no.
Mùa đông năm 1040, nhân việc làm xong hơn một nghìn pho tượng Phật và vẽ hơn một nghìn bức tranh Phật, vua Thái Tông cho mở hội, đại xá thiên hạ, xá một nửa tiền thuế cho cả nước. Đời Thái Tông việc binh đao thường xuyên diễn ra, đặc biệt là với Chiêm Thành nhưng vua không bỏ bê việc chính trị trong nước, bao giờ cũng lo cho dân.
Những năm nào mất mùa, đói kém hay đi đánh giặc về, nhà vua lại giảm thuế cho dân.
Trong Việt Nam sử lược có nhận xét: “Thái Tông tuy phải đánh dẹp luôn nhưng cũng không bỏ bê chính trị trong nước, bao giờ cũng để lòng thương dân. Hễ năm nào đói kém
GVHD: Khoa Năng Lập hay đi đánh giặc về thì giảm thuế cho hàng hai ba năm”6. Đạo trị nước của vua Thái Tông đã cho thấy được tấm lòng thương dân sâu sắc, thấu hiểu được sự cơ cực của người nông dân.
Kế nghiệp Thái Tông, vua Thánh Tông cũng là một vị vua khoan dung, nhân từ, thấu hiểu nổi cơ cực của nhân dân, luôn chăm lo cho đời sống nhân dân. Ngay khi mới lên ngôi, Thánh Tông đã xuống chiếu đốt bỏ các hình cụ và cho các cung nữ ở cung Thúy Hoa ra ở ngoài. Trước đó, cung Thúy Hoa là cung giành cho các cung nữ Chiêm Thành bị bắt trong các lần giao tranh giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Nay nhà vua thương tình nên cho ra ngoài.
Năm 1052, vua Thánh Tông cho đúc một cái chuông lớn đặt ở Long Trì, và hạ lệnh ai có oan ức thì đánh chuông để tâu với vua. Thánh Tông còn cho xây riêng một hành cung ngoài cấm thành gọi là Đông Cung để cho Thái tử ở. Việc làm này nhằm giúp cho Thái tử có thể sống gần gũi và thấu hiểu hơn cuộc sống của dân chúng. Điều này sẽ giúp ích cho Thái tử sau khi lên ngôi. Đây là một việc làm thể hiện tư tưởng thân dân của vị vua triều Lý.
Năm 1055, thấy trời giá lạnh, vua Thánh Tông bảo với các quan rằng: “Ta ở trong thâm cung, sưởi lò than thú, mặc áo hồ cừu7 mà khí lạnh còn như thế này, huống hồ những kẻ bị giam trong ngục, xiềng xích khổ sở, ngay gian chưa định, bụng không cơm no, thân không áo ấm, một khi gặp cơn gió lạnh thổi vào, há chẳng bị chết mà nguyên là vô tội ư? Ta lấy làm thương xót”8. Nói xong, vua ra lệnh ban chiếu cho những tù nhân nằm, mỗi ngày cấp cho hai bữa cơm.
Đường lối trị nước thiên về đức trị “thương người như thể thương thân” của nhà vua chính là nhờ ảnh hưởng lòng từ bi của Đức Phật. Chính tinh thần của Phật tử đã khiến cho “một ông vua ngồi cao chót vót trên đầu nhân dân mới có thể cảm thông thấu đáo nguyện vọng thầm kính của người dân”. Lòng nhân từ của Thánh Tông khiến sử thần Ngô Sĩ Liên dù không mấy ưa gì Phật giáo cũng phải tán dương: “thương xót hình ngục, yêu thương dân là việc đầu tiên của nền vương chính”9.
GVHD: Khoa Năng Lập Còn Việt sử tiêu án có nhận xét rằng: “Vua Thánh Tôn ở Đông Cung 27 năm, biết hầu hết những sự khổ sở của người ta, ẩn tình ở dân gian, đến khi lên làm vua, nhân có rét mướt mà thương kẻ tù giam, suy lòng yêu con mà xét đến các việc án oan uổng…
Khuyên dân làm ruộng trồng dâu, chẩn cấp kẻ bần cùng, chấn chỉnh việc văn, xét duyệt võ bị, các chính sự tốt, trong sử chép luôn luôn. Vua tôi thân yêu nhau, không có sự cách biệt, cho nên thông hiểu dân tình, không bị ai che lấp, thật là hiền quân đời Lý”10.
Đến đời vua Lý Nhân Tông, nhà vua thường mở hội Phật và ân xá cho những người có tội. Sử thần Ngô Thì Sĩ nhận định: “Nhân Tông có tư chất hiền hòa sáng suốt, lại thêm sự tôi luyện của các bậc Sư Bảo, học vấn đã rộng, kiến thức lại cao”11. Vua Nhân Tông là một vị vua thấu hiểu nỗi cơ cực của dân chúng nên thường xuyên giảm tô thuế và lao dịch, chăm lo cho đời sống nhân dân, lấy dân là gốc. Đạo trị nước của các vị vua triều Lý luôn toát lên tinh thần nhân ái, nhân sinh.
Ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo trị nước của các vua triều Lý không chỉ thể hiện trên phương diện và hành động của những vị vua triều Lý mà còn thể hiện thông qua những ý kiến, những lời khuyên can của các vị sư đối với các vua nhà Lý. Với vai trò cố vấn, đội ngũ tăng quan luôn đưa ra những kiến nghị phù hợp và đúng đắn khi bàn luận về chính sự. Như trường hợp của nhà sư Viên Thông khi được vua Lý Thần Tông hỏi về “lý thiên hạ sỡ dĩ trị loạn hưng vong” (lý trị loạn thịnh suy của đất nước) thì nhà sư đã tâu với nhà vua rằng: “Thiên hạ ví như một thứ đồ dùng, đặt vào chỗ yên thì yên, đặt vào chỗ nguy thì nghiêng, chỉ tùy ở nhà vua nhân chủ hoạt động như thế nào đó thôi. Đức hiếu sinh hợp với lòng dân, cho nên dân yêu vua như cha mẹ vậy. Ngẩng trông lên vua như trông lên mặt trăng, mặt trời, như thế là đặt thiên hạ vào chỗ yên”.
Nhà sư lại nói tiếp: “Phép trị loạn đối với các quan liêu, biết dùng người thì trị không biết dùng người thì loạn. Bầy tôi thường xem các đế vương đời trước chưa từng thấy dùng được người quân tử mà nước không thịnh, dùng phải kẻ tiểu nhân mà nước không mất”. Ngài còn khuyên nhà vua việc trị nước không thể nóng lòng một sớm một chiều mà phải “chăm tu sửa cái đức của mình không ngừng,… Tu sửa mình là thận trong bên trong, tinh thần run sợ khi trên lớp băng mỏng. Yêu dân là kính cẩn với người dưới, công chúng, nơm nớp như cầm cương mục cưỡi ngựa, được như thế thì không nước nào
GVHD: Khoa Năng Lập không hưng thịnh, trái lại thì không nước nào không suy vong. Ấy là cái mầm hưng thịnh hay suy vong dần dần là ở tại đấy”12.
Lời tâu của thiền sư Viên Thông quả là hợp với đạo lý trị quốc an dân thấm nhuần tư tưởng nhân sinh nên được vua hết sức khen ngợi và thăng lên làm Hữu nhai Tăng thống Tri giáo môn sự. Xem lời tâu, chúng ta thấy được thiền sư không chỉ là người có tấm lòng của Đức Phật mà còn thông hiểu đạo lý trị quốc an dân của Nho giáo Trung Hoa. Tư tưởng chủ đạo của thiền sư Viên Thông là vấn đề hưng vong của đất nước, mang đậm Đức hiếu sinh của Phật, phù hợp với lòng dân.
Quan điểm về đạo trị nước của nhà sư Viên Thông đã thể hiện được tư tưởng tiếp nối về “vận nước” của nhà sư Pháp Thuận. Nếu tư tưởng của nhà sư Pháp Thuận nhấn mạnh vận nước dài hay ngắn phụ thuộc vào tư tưởng đoàn kết và vai trò của người lãnh đạo thì nhà sư Viên Thông nêu lên yêu cầu là người lãnh đạo phải có đức hiếu sinh, phải gần gũi với nhân dân. Người lãnh đạo (vua) không nên nghĩ đến dân theo nghĩa thống trị, tức là bắt dân phải sợ và tôn kín mình như cha mẹ mà phải lấy đức hiếu sinh để cảm hóa dân chúng. Muốn làm được như vậy còn phải đòi hỏi phải có người tài phò trợ “phép trị loạn đối với các quan liêu, biết dùng người thì trị không biết dùng người thì loạn”. Ông còn nhấn mạnh vận nước thịnh suy không phải một sớm một chiều, do đó, người làm vua phải biết “chăm tu sửa cái đức của mình không ngừng” để trị vì hợp với lòng dân.
Mùa đông năm 1202, vua Lý Cao Tông ra hành cung Hải Thanh xem hát ca “khúc hát theo điệu Chiêm Thành, tiếng nghe ai oán thảm thiết”. Các quan tả hữu nghe đều rơi nước mắt. Tăng phó Nguyễn Thường đã khuyên can vua Lý Cao Tông rằng: “Tôi nghe bài tựa kinh Thi rằng: âm nhạc của nước loạn nghe như oán, như giận vì chính sự nước ấy sai lầm. Âm nhạc của nước mất nghe như thương nhớ vì nhân dân nước ấy khốn cùng.
Nay Chúa Thượng giong chơi vô độ, chính sự giáo hóa trái nghịch lìa tan. Dân đen buồn khổ đến thế là cùng, mà ngày nay nghe âm nhạc ai oán, đó chẳng phải là điềm nước loạn, nước mất hay sao. Tôi biết rằng xe giá chuyến này về tất không lại ngự ra cung ấy nữa”13. Lời can của Tăng phó Nguyễn Thường được các sử gia đánh giá cao. Chỉ thông qua tiếng nhạc, nhà sư đã thấy được vận mệnh, lẽ thịnh suy của đất nước. Lời can ấy, theo Hoàng Xuân Hãn, cũng đủ thấy được giá trị của người tu hành và ảnh hưởng của họ đến chính trị
GVHD: Khoa Năng Lập đương thời.
Thương dân như con là đạo trị nước cốt lõi mà Nho gia thường đề cao và tư tưởng đại đạo từ bi mà Phật giáo thường nhấn mạnh đã được thể hiện khá rõ trong đạo trị nước của những vị vua triều Lý. Chính tư tưởng từ bi, nhân ái, hiếu sinh của Phật giáo hòa quyện với truyền thống thương người như thể thương thân của người Việt đã tạo cho vương triều Lý một đường lối trị nước thiên về đức trị, nhân trị. Tín ngưỡng tâm linh của Phật giáo đã có tác động tích cực vào tinh thần nhân trị của những thánh quân triều Lý.
Vì vậy, mà đất nước ngày càng hưng thịnh, dân chúng ngày càng ấm no: “Đức hiếu sinh hợp với lòng dân, cho nên dân yêu vua như là cha mẹ vậy”. Đạo trị nước bằng đức trị, nhân trị mà những vị vua triều Lý thực thi chính là kết quả của sự ảnh hưởng từ đức tính của Phật giáo mà ra.