Về đường lối ngoại giao hòa hiếu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo thời lý (1010 – 1225) (Trang 42 - 45)

Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO VỀ CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG – THỜI LÝ

2.1.4. Về đường lối ngoại giao hòa hiếu

Vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ tư tưởng khoan dung, độ lượng, từ bi hỉ xã của Phật giáo, những vị vua triều Lý rất coi trọng việc bang giao hòa hiếu với các nước lân bang, hạn chế những cuộc chiến tranh với các nước láng giềng nhằm để chăm lo và xây dựng đất nước.

Đối với nhà Tống, nhà Lý vẫn giữ nguyên tắc “trong xưng đế, ngoài xưng vương”, tuy thần phục nhà Tống nhưng vẫn giữ vững độc lập dân tộc. Trong nước, các vị vua triều Lý đều có niên hiệu riêng và không bao giờ sử dụng ấn tính của nhà Tống ban cho. Vốn xuất thân thuyền môn, thấm nhuần tư tưởng nhân sinh của Phật giáo, vua Lý Thái Tổ khi lên ngôi đã thực thi chính sách ngoại giao mền dẻo. Sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã sai Viên ngoại lang Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nhà Tống chủ trương giao hảo và xin sắc phong. Năm 1014, một sứ bộ của nước ta được cử sang Tống với nhiều lễ vật quý giá. Đáp lại vua Tống Chân Tông đã phong cho Lý Thái Tổ làm Trấn Nam Vương. Năm 1018, một sứ bộ nước ta lại sang Tống để xin kinh Tam Tạng, nhờ vậy mà quan hệ hai nước được yên ổn. Nhưng khi Tống Thần Tông lên ngôi, Vương An Thạch làm tể tướng thì quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Nhà Tống luôn tìm cách để xâm lược nước ta. Trước tình thế đó, Lý Thường Kiệt đã tâu với vua Lý Nhân Tông: “Ngồi im đợi giặc, không bằng đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc”. Với chủ trương tiên phát chế nhân, Lý Thường Kiệt đã huy động một đội quân hùng mạnh đánh vào Châu Khâm, Châu Ung nhằm phá các căn cứ quân sự mà nhà Tống chuẩn bị để đánh nước ta.

Sau khi chiếm xong hai hải cảng ở Châu Khâm và Châu Liêm, sợ dân Tống oán thù nên, Lý Thường Kiệt đã tuyên bố nêu rõ lý do đánh Tống: “Trời sinh ra dân chúng, vua hiền ắt hòa mục. Đạo làm chủ dân, cốt ở nuôi dân. Nay nghe vua Tống ngu hèn, chẳng tuân

GVHD: Khoa Năng Lập thanh miêu, trợ dịch, khiến trăm họ mệt nhọc lầm than mà riêng thỏa cái mưu nuôi mình béo mập … Nay bản chức vâng mệnh quốc vương chỉ đường tiến quân lên Bắc, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có ý phân biệt quốc thổ, không phân biệt chúng dân … Ta nay ra quân, cốt để cứu vớt muôn dân khỏi nơi chìm đắm. Hịch văn truyền tới để mọi người cùng nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi”20.

Dọc đường đi, Lý Thường Kiệt còn cho thông báo những tội trạng của quan lại nhà Tống, thể hiện thiện ý của ta trong việc đem quân ra đánh Tống. Trong Thần phổ Lý Thường Kiệt có kể lại rằng: “Dân Tống thấy lời tuyên cáo, đều vui mừng, đem trâu rượu khao quân ta. Từ đó, mỗi lúc dân Tống thấy cờ hiệu của Thường Kiệt đàng xa, thì nói đó là quân của cha họ Lý người nước Nam; rồi cùng nhau bày hương án bái phục bên đường. Nhờ đó mà uy thanh của quân ta lan khắp”21.

Sau khi phá các căn cứ quân sự của địch ở Châu Ung, Châu Khâm, Lý Thường Kiệt nhận thấy rằng quân Tống sẽ huy động một lực lượng lớn để báo thù, cho nên ông đã rút quân ngay về nước để chuẩn bị kháng chiến với quân Tống. Lý Thường Kiệt cho dựng phòng tuyến Như Nguyệt kiên cố khiến quân Tống không thể tràn vào Thăng Long.

Để khích lệ ý chí chiến đấu của quân sĩ, ông đã cho người bí mật vào đền Trương Hát đọc bài thơ Nam Quốc Sơn Hà:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch:

Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở xứ trời.

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Binh sĩ nghe xong bài thơ, tinh thần phấn trấn hẳn lên, ý chí chiến đấu càng lên cao. Bài thơ là một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc, thể hiện ý chí

GVHD: Khoa Năng Lập chiến đấu của quân dân Đại Việt, sẵn sàng đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Đây chính là một lời khẳng định đanh thép cho ý chí chống ngoại xâm và quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Sau khi đánh bại địch ở phòng tuyến Như Nguyệt, thấy giặc rơi vào thế cùng, Lý Thường Kiệt đã “dùng biện sĩ để cầu hòa” nhằm kết thúc chiến tranh, giúp cho quân ta đỡ tốn xương máu, lại mở đường rút lui cho quân Tống đang bị khốn đốn. Đây là một kế sách có lợi cho cả hai phía. Sau khi đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Tống triều, vua nhà Lý cũng lần lượt trao trả những dân phu cùng binh lính bị bắt tại Châu Khâm và Châu Ung cho nhà Tống.

Việc triều Lý đối xử khoan hồng, độ lượng với những tù binh nhà Tống và Chiêm Thành bị bắt trong chiến tranh, chính là xuất phát từ tấm lòng nhân ái, vị tha và cái tâm đạo đức của người cầm quyền. Nhìn bề ngoài, việc trả tù binh chỉ đơn thuần nhằm lấy lòng nước “thiên triều” (nhà Tống) nhưng suy cho cùng đây là một hành động thể hiện tính khoan dung, vị tha của Phật giáo. Trong những năm tiếp theo, nhà Lý đã gặp nhiều khó khăn trong việc đòi lại vùng đất Quảng Nguyên, nhưng nhà Lý đã khéo léo dùng biện pháp ngoại giao hòa bình để lấy lại những vùng đất còn bị nhà Tống chiếm giữ.

Với Chiêm Thành, dưới thời Đinh – Tiên Lê, Chiêm Thành thường xuyên xâm phạm nước ta, nhưng đều bị đánh bại. Năm 1010, sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi thì Chiêm Thành sang cống, quan hệ hai nước được tạm yên ổn. Nhà Lý cũng lấy quan hệ hòa hiếu lên đầu. Nhưng về sau, Chiêm Thành thường xuyên đánh phá biên giới phía nam nên nhà Lý không còn cách nào khác là đem quân thảo phạt. Sau mỗi lần thua trận, vua Chiêm Thành lại cầu hòa, chịu cống nạp nhưng sau đó lại chống đối và cướp phá các vùng biên giới. Hơn nữa, Chiêm Thành thường xuyên bị nhà Tống xúi giục nên lại đánh phá các vùng ven biển nước ta. Vì thế, năm 1044, vua Lý Thái Tông đã thân chinh dẫn quân đánh Chiêm Thành, giết vua Sạ Đẩu, và bắt được hơn 5.000 tù binh. Thấy người bản xứ bị giết nhiều, “Thánh Tông trông thấy động lòng thương, xuống lệnh cấm không được giết người Chiêm Thành, hể ai trái trái lệnh thì theo phép quân mà trị tội”22. Đối với những tù binh Chiêm Thành, nhà vua không những không giết mà còn tha cho họ làm ăn sinh sống ở Vĩnh Khang (Nghệ An).

GVHD: Khoa Năng Lập Năm 1069, vì Chiêm Thành lại đánh phá biên giới phía nam, vua Lý Thánh Tông thân chinh đánh Chiêm Thành bắt được Rudravarman III (Chế Củ) và nhiều tù binh, Chế Củ xin dâng đất chuộc tội, vua Lý bằng lòng tha cho về nước. Với chính sách khoan dung của triều Lý, trong số những tù nhân có một số người được vua trọng dụng ban cho quan chức. Trong đó, có Thiền sư Thảo Đường được vua Thánh Tông trọng dụng, phong làm Quốc sư. Thiền sư Thảo Đường cùng với vua Lý Thánh Tông là người sáng lập ra phái Thảo Đường, dòng thiền phái thứ ba ở nước ta. Sự xuất hiện của phái Thảo Đường đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong sự phát triển của Phật giáo thời Lý.

Với đường lối ngoại giao vừa mền dẻo, linh hoạt vừa cứng rắn và nhân văn đã góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, củng cố nhà nước phong kiến hùng mạnh.

Chính tư tưởng từ bi, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo hòa quyện với truyền thống nhân ái

thương người như thể thương thân” của người Việt để tạo cho vương triều Lý một đường lối ngoại giao hòa hiếu, mền dẻo, linh hoạt nhưng cũng cứng rắn trước những mưu đồ xâm lược của ngoại bang. Chính những yếu tố này đã tạo nên nét đặc sắc trong đường lối ngoại giao thời Lý.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo thời lý (1010 – 1225) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)