Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO VỀ CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG – THỜI LÝ
2.2.2. Sự sùng bái Phật giáo trong giới vua quan, quý tộc
Tiếp nối sự phát triển của các giai đoạn trước, Phật giáo thời Lý đã đạt được nhiều thành tự to lớn. Phật giáo không chỉ ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của nhân dân mà còn có tác động to lớn đến tầng lớp quan lại quý tộc thống trị. Các vua nhà Lý cũng như tầng lớp quý tộc vương hầu đặt biệt rất sùng Phật giáo. Các sử gia thường chê các vua triều Lý là “ưa thích dị đoan, mộ đạo Phật, tin điều lành, đó là điều lụy cho đức tốt”24 (Kiến văn tiểu lục - Lê Quý Đôn).
Nhưng ta cũng phải nhận thấy rằng: đó là công cụ tinh thần để củng cố quyền lực nhà nước và giai cấp thống trị. Giữa tầng lớp quan lại quý tộc và Phật giáo có sự liên kết khá chặt chẽ. Tầng lớp quý tộc thống trị đã dựa vào Phật giáo là tôn giáo thịnh nhất thời bấy giờ để làm công cụ giáo hóa và thống trị nhân dân. Không chỉ có vua mà nhiều quý tộc quan lại, nhân dân đã cho xây dựng nhiều chùa chiền.
Dưới thời Lý, Đạo Phật phát triển một cách sâu rộng trong nhân dân và giới quý tộc phong kiến. Vua Lý Công Uẩn - người sáng lập vương triều Lý “vốn xuất thân thiền môn” nên rất tin dùng, trọng đãi Phật giáo. Sử thần Ngô Thì Sĩ bàn rằng: “Lý Thái Tổ lớn lên ở Cửa Phật…Từ nhỏ đã là học trò của Vạn Hạnh, cái thuyết “báo ứng” “nhân quả”
của nhà Phật thường được nghe luôn. Phàm những điều sống chết, mất còn, thịnh suy, thành bại đều phó thác vào những điều viển vông”25. Lời bàn của Ngô Thì Sĩ là lời bàn của một nhà Nho giáo còn nhiều khắc khe với Phật giáo nhưng qua lời bàn đó đã cho thấy được sự sùng Phật của vua Lý Thái Tổ. Các vị vua kế tục ông cũng đặt biệt sùng Phật. Vua Lý Thánh Tông là người tu tại gia thuộc đời thứ nhất của dòng Thảo Đường, vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông đều là những người tu tại gia thuộc đời thứ ba và thứ năm của dòng Thảo Đường. Vua Lý Huệ Tông sau khi nhường ngôi thì đi xuất gia ở chùa Chân Giáo. Các quan lại và con cháu những nhà quyền quý cũng có nhiều người đi xuất gia và trở thành cao tăng.
Những tăng quan cấp cao thường được nhà vua và tầng lớp quý tộc trọng đãi.
“Thực là một thời thịnh vượng ít thấy của Phật giáo, khắp tầng lớp xã hội từ vua quan đến cùng đinh đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Phật giáo”26. Các gia đình quý tộc,
GVHD: Khoa Năng Lập con em mình. Do sự ủng hộ của nhà vua và giới quý tộc phong kiến mà Phật giáo ngày cực thịnh, ngày càng được phát triển.
Trong giới quý tộc, quan lại phong kiến cũng như hoàng thân quốc thích có rất nhiều người xuất gia và trở thành những vị cao tăng được nhân dân kính trọng, triều đình trọng dụng. Sư Khuông Việt vốn là tôn thất nhà Ngô, sư Pháp Dung là con cháu của cự tộc Lê Lương, Trí thiền sư là dòng dõi của Lê Hoàn, tổ tiên từng nhiều đời làm quan cho nhà Tiền Lê và nhà Lý, sư Mãn Giác là con quan đại thần Lý Hoài Tố, Diệu Nhân ni sư là con gái nuôi vua Lý Thái Tông, sư Viên Chiếu là con của anh Thái phi Ỷ Lan, sư Quảng Trí là anh của bà hoàng phi Chiêu Phụng, sư Bảo Giám từng làm quan dưới thời Lý Anh Tông sau đó xuất gia, sư Thường Chiếu từng làm quan dưới thời vua Lý Cao Tông, sư Trí Bảo là cậu ruột của Tô Hiến Thành,...
Những vị sư này rất được triều đình trọng dụng. Hầu hết các vị vua triều Lý đều rất mộ đạo, tích cực ủng hộ Phật giáo. Các vua triều Lý và thái hậu thường mời những vị sư có danh tiếng làm trụ trì các ngôi chùa ở nội thành Thăng Long để tiện vào cung giảng kinh hay trao đổi Phật pháp. Vua Lý Nhân Tông và Thái hậu Linh Nhân là hai người đặc biệt mộ Phật, thường mời các vị sư vào cung để bàn luận Phật pháp. Những vị sư như Thông Biện, Mãn Giác, Chân Không, Giác Hải, Không Lộ đều được trọng đãi. Các công thần, vương tôn, khanh tướng cũng rất sùng bái Phật giáo. Họ thường hay che chở tăng ni, tôn trọng các vị sư vào bậc “thầy”. Theo Thiền uyển tập anh, các đại thần triều Lý như Lương Nhậm Văn, Lý Thường Kiệt, Vương Toại, Đoàn Văn Liệm, Phụng Càng Vương hay công chúa Thiên Cực,... đều có mối giao thiệp mật thiết với các cao tăng. Vì vậy mà Phật giáo có được tiếng nói quan trọng trong chính quyền thời Lý. Nhà vua và giới quý tộc cho xây dựng nhiều chùa chiền, tạc tượng, đúc chuông. Dưới thời Lý, Phật giáo phát triển một cách cực thịnh và là quốc thời bấy giờ. Trong nước chùa chiền không ngừng được tu bổ, xây dựng mới. Tầng lớp quan lại quý tộc có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây cất chùa. Thái hậu Linh Nhân là người đã cho xây cả trăm ngôi chùa; vua Lý đánh thắng trận trở về cũng đến chùa để tạ ơn,...
Lý Thường Kiệt là một đại thần nhà Lý, có nhiều công lao trong công cuộc chống ngoại xâm, rất sùng Phật. Theo lời đại sư Hải Chiếu nói trong bia chùa Linh Xứng: “ông
GVHD: Khoa Năng Lập tuy thân vướng cõi tục, nhưng lòng đã quy y”. Dưới sự cai quản của ông, nhân dân vùng đất Thanh Hóa có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng và tu bổ nhiều ngôi chùa như chùa Báo Ân (núi An Hoạch – Thanh Hóa) sau khi đánh bại Chiêm Thành, chùa Hương Nghiêm (Thanh Hóa) cho sư Đạo Dung, chùa Linh Xứng (núi Ngưỡng Sơn – Thanh Hóa),...
Tuy nhiên, do Tăng nhân là những người học rộng, nhiều người lại có tài chữa bệnh, có phép thần thông cầu mưa, hóa kiếp đầu thai,... Vì vậy mà nhiều người tin rằng, nếu tìm được các thiền sư hay đạo sĩ dạy cho mình thì có thể có hóa thân, ẩn mình, cầu mưa nắng,... Do đó mà cũng gây nên không ít những vấn đề mê tín, dị đoan. Chẳng hạn như chuyện Nguyễn Bông đầu thai thành Càn Đức, Giác Hoàng muốn đầu thai thành Lý Thần Tông nhưng bị Từ Đạo Hạnh ngăn cản, rồi Đạo Hạnh lại đầu thai thành Thần Tông, hay là việc Thái sư Lê Văn Thịnh hóa hổ,...
Ở trong triều, các quan lại, tăng nhân đua nhau dâng hiến vật lạ như rùa sáu chân ba mắt, hươu trắng, chim sẽ trắng, lúa chín bông, cau chín buồng, ngựa chân có cựa,...
Trong Đại Việt sử ký Toàn thư có chép rất nhiều về các hiện tượng như mây ngũ sắc, rồng vàng hiện lên... cho đó là điềm lành. Điều này cũng gây nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sự trị nước của các vua triều Lý. Các vua thời Lý thường dựa vào những điều trên mà thưởng phạt không công minh, thường xuyên đại xá thiên hạ, những kẻ phạm tội nặng cũng được tha. Lợi dụng sự sùng đạo của các vị vua thời Lý, nhiều dân đinh xin làm tăng để chốn lao dịch, mưu cầu vật chất. Một số tăng đồ không giữ giới luật, làm nhiều điều sai quấy. Cho nên năm 1198, Nho thần Đàm Dĩ Mông mới tâu với vua Lý Cao Tông
“Bây giờ, tăng đồ gần bằng số phu dịch”, nhiều người tụ tập làm nhiều điều sai quấy. Vì vậy, vua Cao Tông mới cho độ lại tăng nhân, những người không đủ phẩm hạnh sẽ cho hoàn tục.
Tuy còn một số yếu tố mê tín nhưng nhìn chung những tư tưởng, triết lý nhân sinh của Phật giáo thời Lý là rất tích cực. Những yếu tố mê tín trên là do những người lợi dụng danh nghĩa Phật giáo để làm những điều sai trái, mưu cầu lợi ích cá nhân. Những triết lý nhân sinh, tư tưởng cứu thế của Phật giáo vẫn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
GVHD: Khoa Năng Lập của nền văn minh dân tộc. Do đó, Phật giáo vẫn được nhân dân ta tiếp nhận một cách nồng nhiệt và phát triển rộng rãi.