Hành trạng của một số thiền sư trong việc đào tạo nhân tài cho quốc gia

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo thời lý (1010 – 1225) (Trang 79 - 89)

Chương 3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN TÌNH HÌNH VĂN HÓA – GIÁO DỤC THỜI LÝ

3.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến tình hình giáo dục

3.2.2. Hành trạng của một số thiền sư trong việc đào tạo nhân tài cho quốc gia

Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên trong lịch sử nước ta thiết lập chế độ khoa cử một cách có hệ thống. Mặc dù từ thời Bắc thuộc, các chế độ phong kiến Trung Hoa đã truyền bá Nho học và cũng đã có mở trường dạy học ở nước ta nhưng đó chỉ để phục vụ

GVHD: Khoa Năng Lập mục đích cai trị của chúng. Đến tận giữa thế kỉ thứ X, những tầng lớp có học thức vẫn còn chiếm số lượng ít, đa phần những người biết đọc, biết viết đều là các thiền sư Phật giáo. Bằng trình độ học thức uyên thâm của mình cũng như vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền, các thiền sư đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền giáo dục thời Lý.

Xét về phương diện học thuật, các vua triều Lý có trình độ học thức sâu rộng hơn so với các vua thời Ðinh - Tiền Lê. Trong triều đã có sự xuất hiện một số người có Nho học, tuy nhiên vẫn chưa có vị thế quan trọng so với Phật giáo, trong số những người Nho học có nhiều người do các thiền sư đào tạo. Những vị thiền sư được triều đình trọng dụng đều là những người tài giỏi, kiến thức sâu rộng, thông hiểu tam giáo. Họ là những tầng lớp trí thức góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục thời Lý. Tiêu biểu có thể điểm qua công trạng của một số thiền sư đối với việc đào tạo nhân tài cho đất nước:

Thiền sư Vạn Hạnh (938 – 1025): là người có đóng góp to lớn đối với việc thành lập nhà Lý. Ngài quê ở Cổ Pháp (Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình đời đời thờ Phật, từ nhỏ tư chất thông minh, thông thạo tam giáo (Nho, Phật, Lão). Có khả năng biết trước tương lai: “Vạn Hạnh có học vấn uyên thâm, thần toán biết trước mọi việc, cũng là xuất sắc trong giới thiền sư10. Dân chúng xem những câu nói của Ngài như là những lời sấm. Và đặc biệt, Ngài là người có công lớn trong việc đào tạo vua Lý Thái Tổ, đương thời có nhiều người theo ông học. Khi Ngài mất, vua Lý Nhân Tông có bài kệ truy tặng:

Vạnh Hạnh dung ba cõi Thật hiệp lời sấm xưa Quê hương tên Cổ Pháp Chống gậy trấn kinh đô.

Thiền sư Huệ Sinh (? – 1063): tên tục là Lâm Khu thuộc đời thứ 13 của dòng Ty-Ni-Đa-Lưu-Chi, quê ở làng Đông Phù Liệt (nay là Thanh Trì – Hà Nội). Từ nhỏ đã nổi tiếng là khôi ngô, là người văn hay chữ tốt. Vua Lý Thái Tông thường mời ông vào triều giảng đạo, sau khi đàm đạo nhà vua rất kín phục, nhiều người đến hỏi đạo lý và tôn

GVHD: Khoa Năng Lập Ngài làm thầy, trong đó có nhiều người là vương công, quý tộc.

Thiền sư Đa Bảo: tu ở chùa Kiến Sơ, chưa biết rõ năm sinh năm mất và quê quán của Ngài, chỉ biết Ngài thuộc đời thứ năm của Dòng Vô Ngôn Thông, là học trò của nhà sư Khuông Việt. Môn đệ của ngài có hơn vài trăm người.

Định Hương trưởng lão (? – 1051): họ Lữ quê ở Chu Minh là học trò của thiền sư Đa Bảo. Ngài mở trường dậy học ở kinh thành Thăng Long “Thời ấy ở Kinh đô có quan Thành Hoàng sứ là Nguyễn Tuân, rất kính mến đạo đức của ngài mời ngài về trú ở chùa Cảm Ứng, học trò đến học rất đông, ngài giáo hóa được nhiều người đắc đạo”11.

Thiền sư Sùng Phạm (1004 – 1087): lúc đầu là học trò của thiền sư Vô Ngại.

Khi đã được tâm ấn, Ngài sang Thiên Trúc để cầu học đạo. Khi về, sư ở chùa Pháp Vân giảng đạo, học giả quy tụ rất đông. Vua Lý Thái Tông nhiều lần thỉnh sư vào cung để đàm đạo Phật pháp.

Thiền Lão thiền sư: theo học thiền sư Đa Bảo ở chùa Kiến Sơ. Sau khi học đắc đạo, sư về trụ trì chùa Trùng Minh (Tiên Du) “danh tiếng lẫy lừng, học trò kể hơn nghìn người. Chỗ ở của Thiền sư thành ra một nơi tùng lâm đô hội”12. Ngài rất được nhân dân và triều đình kính trọng.

Thiền sư Viên Chiếu (999 – 1099): tên tục là Mai Trực, người quê ở Long Đàm, là con của anh Thái hậu Linh Cảm. Từ nhỏ là người thông minh, có duyên với Phật pháp, theo học Đinh Hương trưởng lão. Sau khi về Thăng Long Ngài cho xây chùa Cát Tường, được vua Lý Nhân Tông rất kính nể, học trò theo học rất đông.

Thiền sư Ngộ Ẩn (1019 – 1088): người làng Kim Bài, thuộc đời thứ tám dòng Vô Ngôn Thông. Sư theo học một vị sư họ Đàm, người Chiêm Thành. Từ nhỏ đã hiếu học, thông cả hai tiếng Hán – Phạm. Sau đó, sư theo học thiền với thiền sư Quảng Trí và được truyền tâm ấn. Rồi vào phủ Thiên Ứng lập am để tu, học trò theo học rất đông, sau khi Ngài mất học trò để tang ba năm.

Thiền sư Không Lộ (? – 1119): sư họ Dương, quê ở Hải Thanh, thuộc đời thứ chín dòng Vô Ngôn Thông. Sư là một vị cao tăng đắc đạo, tin thông nhiều môn thuật, dị thuật. Tương truyền, Không Lộ thiền sư có thể bay trên không, đi trên mặt nước, có tài

GVHD: Khoa Năng Lập phục hổ,… môn đồ theo Ngài rất đông. Khi Ngài viên tịch, môn đồ làm lễ hỏa tang, thu xá lợi, xây tháp thờ trước chùa Nghiêm Quang.

Quốc sư Thông Biện (? – 1134): sư họ Ngô, quê ở Đang Phượng, là người thông cả tam học, thuộc đời thứ tám dòng Vô Ngôn Thông. Lúc đầu, sư theo học thiền sư Viên Chiếu, sau đó về tu ở Thăng Long lấy hiệu là Trí Không. Ngài có học thức cao, thông hiểu kinh Phật, trong một lần đối đáp với Thái hậu về “Nghĩa Phật, Tổ có gì hơn kém? Phật ở phương nào? Tổ ở thành nào? Đến nước này từ bao giờ? Truyền trao đạo này ai trước ai sau? Người niệm danh hiệu Phật, người đạt tâm ấn Tổ, chưa rõ ý chỉ thế nào?”. Ngài đã đối đáp một cách lưu loát, được vua và Thái Hậu Linh Nhân rất kính nể nên phong làm quốc sư. Học trò theo học Ngài rất đông.

Quốc sư Minh Không (1066 – 1141): tên thật là Nguyễn Chí Thành, quê làng Loại Trì (Nam Định). Năm 29 tuổi, Ngài sang Thiên Trúc để học đạo, khi đã học xong rồi, Ngài trở về chùa Diên Phúc tu. Sư nổi tiếng là người có nhiều phép thần thông biến hóa, biết được quá khứ dị lai, lại giỏi y thuật, từng trị được bệnh hóa cọp của vua Lý Thần Tông và được vua Thần Tông phong làm quốc sư. Ngài mở trường dạy học, đệ tử theo học rất đông.

Trí thiền sư: họ Lê tên Thước là dòng dõi quan lại quý tộc, thuộc đời thứ 16 của thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Thuở nhỏ, sư theo nghiệp học thức, thi đỗ tiến sĩ, ra làm quan, đến 27 tuổi mới xuất gia. Khi sư cất am tu hành, môn đệ theo rất đông, bốn phương dâng lễ cúng dường chất đầy cả am. Vua Lý Anh Tông và Lý Cao Tông nhiều lần mời sư về kinh nhưng không được. Thái úy Tô Hiến Thành, Thái bảo Ngô Hòa Nghĩa đều là học trò của Ngài.

Thiền sư Thường Chiếu (? – 1203): thiền sư họ Phạm, quê ở làng Phù Ninh (nay là Phong Châu – Phú Thọ), thuộc đời thứ 12 dòng Vô Ngôn Thông. Ngài từng làm quan dưới thời vua Lý Cao Tông, sau đó từ quan và xuất gia. Thiền sư Thường Chiếu có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Phật giáo cũng như đào tào nhiều môn đồ. Trong đó có ba đệ tử nổi bật là: Hiện Quang (là người khai sơn thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần), Thần Nghi (là người được trao lại các tài liệu về Phật giáo), Thông Thiền.

GVHD: Khoa Năng Lập Với trình độ học thức của mình, các thiền sư thời Lý đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền văn minh Đại Việt lên một tầm cao mới. Khi đã tu hành đắc đạo, các thiền sư lại mở đạo tràng để dạy học. Nhiều thiền sư có hàng ngàn người theo học, điều đó, cho thấy được sức ảnh hưởng to lớn của các thiền sư đối với học thuật thời bấy giờ. Thông qua hoạt động dạy học của các thiền sư, nhiều nhân tài đã được rèn luyện và tham gia tích cực vào bộ máy chính quyền. Được sự đào tạo của các nhà sư trên tinh thần của Phật giáo, đội ngũ nhân tài này là một lực lượng đắc lực phục vụ cho triều đình trong công cuộc xây dựng và củng cố chính quyền vững mạnh, ổn định xã hội và xây dựng cuộc sống ấm no cho nhân dân.

GVHD: Khoa Năng Lập CHÚ THÍCH CHƯƠNG 3:

1. Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, (Tập I), NXB Giáo Dục, 1998, tr.319.

2. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký Toàn thư (Tập I), NXB Văn Hóa Thông Tin, 2004, tr.324.

3. Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, Bản điện tử lưu tại địa chỉ http://quangduc.com, tr.126-127.

4. Đại Việt Sử ký Toàn thư, sđd, tr.260-261.

5. Hoàng Văn Khoán, Văn hóa Lý – Trần: Kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc chùa tháp, NXB Văn hóa – Thông tin, 2000, tr.290.

6. Chu Quang Trứ. Văn hóa Việt Nam - Nhìn từ Mỹ thuật (Tập 2), Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, 2002, tr.17.

7. Thích Thông Đức, Những quan điểm triết lí của các thiền sư thời Đinh, Lê, Lý góp phần vào việc hộ quốc an dân, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, Số 6 – 2010.

8. Thích Mật Thể, Việt Nam Phật giáo sử lược, sđd, tr.128.

9. Nguyễn Đăng Thục, Lịch tư tưởng Việt Nam, (Tập III), NXB Tp. Hồ Chí Minh, 1998, tr.89.

10. Lịch sử tư tưởng Việt Nam, (Tập III), sđd, tr.12.

11, 12. Việt Nam Phật giáo sử lược, sđd, tr.138.

GVHD: Khoa Năng Lập

PHẦN KẾT LUẬN

1. Ngay từ những năm đầu công nguyên, Đạo Phật đã được truyền bá vào nước ta.

Suốt cả ngàn năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến Trung Hoa luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo để đồng hóa và cai trị nhân dân ta. Tuy nhiên, Phật giáo có những quy luật phát triển của riêng mình không phụ thuộc vào ý muốn của giai cấp thống trị. Do đó, Phật giáo chẳng những không trở thành công cụ thống trị và đồng hóa nhân dân ta mà còn có tác động tích cực đến ý thức độc lập dân tộc.

Trong quá trình du nhập vào nước ta, Phật giáo luôn có những biến chuyển để phù hợp với điều kiện xã hội của dân tộc ta. Với lí tưởng từ bi, bình đẳng, vị tha, Đạo Phật đã góp phần tích cực vào việc rèn luyện và củng cố ý thức độc lập, tự chủ dân tộc. Chính điều này đã khiến Phật giáo trở thành tôn giáo của dân tộc, luôn gắn liền với vận mệnh của đất nước qua những chặng đường thăng trầm của lịch sử.

Đến thế kỉ thứ X, nền độc lập, tự chủ dân tộc được thiết lập, nhà nước phong kiến quân chủ ra đời và dần hoàn thiện. Trong quá trình xây dựng và phát triển đó, chính quyền phong kiến non trẻ vừa phải đối đầu với những cuộc chiến tranh xâm lược bên ngoài, vừa phải đối phó với các cuộc nội chiến bên trong. Đây là giai đoạn mà nhà nước phong kiến phải lựa chọn cho mình một mô hình kiến trúc thượng tầng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của dân tộc. Chính lúc này, vai trò của Phật giáo ngày càng được củng cố và khẳng định.

Dưới thời Đinh – Tiền Lê, Phật giáo trở thành quốc giáo và có những đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, nhà Lý ra đời cũng nhờ vào sự giúp đỡ của Phật giáo mà quan trọng nhất là Thiền sư Vạn Hạnh. Nói như vậy là bởi, sự ra đời của nhà Lý là kết quả của sự ủng hộ từ Phật giáo, vua Lý Thái Tổ từ nhỏ đã nương nhờ của Phật, lại được sự nuôi dưỡng và nâng đỡ của các nhà sư Vạn Hạnh. Do đó, vua Thái Tổ rất tin tưởng và trọng dụng Phật giáo, các vị vua kế nghiệp ông cũng đều là những vị vua rất sùng Phật. Triều đại nhà Lý là triều đại vàng son của lịch sử Phật giáo Việt Nam, cũng là thời kỳ đánh dấu sự phát triển mới của nền văn minh Đại Việt sau hơn ngàn năm Bắc thuộc.

GVHD: Khoa Năng Lập 2. Nhà Lý là triều đại đầu tiên trong lịch sử nước ta có thời gian tồn tại và phát triển lâu dài. Trong suốt 216 năm tồn tại, nhà Lý đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, tư tưởng đến văn hóa nghệ thuật và giáo dục. Có được những thành tựu to lớn đó, không thể không nhắc đến sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với sự phát triển của xã hội đương thời. Có thể nói, Phật giáo thời Lý đã viết nên một trang sử vẻ vang trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Phật giáo thời Lý tiếp nối công cuộc phát triển của Phật giáo thời Bắc thuộc và thời kỳ độc lập tự chủ Ngô – Đinh – Tiền Lê. Đến thời Lý, Phật giáo phát triển một cách hưng thịnh. Với những triết lý nhân sinh sâu sắc phù hợp với đạo đức truyền thống, tâm tư và tình cảm dân tộc, Phật giáo đã phát triển một cách rộng khắp trong xã hội thời Lý, từ vua quan quý tộc đến tầng lớp nông dân đều sùng bái Phật giáo và xem Phật giáo như là “mạch sống của dân tộc”. Đây là một điều đặc biệt mà các tôn giáo khác không thể có được.

Dưới thời Đinh – Tiền Lê và thời Lý, Phật giáo đã bước lên vũ đài chính trị xã hội.

Mặc dù giáo lý của Phật giáo không đề cập đến vấn đề chính trị, cũng như mục đích chính trị vì Phật giáo chủ trương không tranh đua với đời nhưng Phật giáo lại quan tâm sâu sắc đến đời sống của chúng sinh. Do đó, với việc tham gia vào chính sự, Phật giáo đã có được những điều kiện thuận lợi để truyền bá tư tưởng, lý tưởng của mình góp phần vào việc ổn định xã hội, xây dựng nhân tâm, củng cố khối đoàn kết dân tộc, thiết lập nên một thời kỳ văn minh thịnh trị.

Các nhà sử học đánh giá rằng, triều đại nhà Lý là triều đại của Phật giáo và là triều đại thuần nhất trong lịch sử dân tộc. Chính sự tác động của Phật giáo đã tạo cho vương triều Lý một nét rất riêng khác biệt với các triều đại trước đó và cả sau này. Theo nhà sử học Hoàng Xuân Hãn nhận định thì sau các đời vua hung hãn ở thời Đinh – Tiền Lê, đến thời nhà Lý đã xuất hiện những vị vua có sự độ lượng khoan hồng, những hiền tài giúp việc ít tham lam phản bạn. “Đời Lý có thể gọi là đời thuần nhất trong lịch sử nước ta. Đó chính là nhờ ảnh hưởng của đạo Phật”. Dưới sự ảnh hưởng của Phật giáo, triều đại nhà Lý là một triều đại có những bước phát triển vượt bậc về văn hóa và giáo dục, tính nhân văn và nhân đạo sâu sắc.

GVHD: Khoa Năng Lập 3. Từ sự chiếm lĩnh địa vị tâm linh, Phật giáo dần dần ngày càng có ảnh hưởng lớn đến chính trị, tư tưởng và văn hóa dân tộc. Dưới thời Lý địa vị Phật giáo rất được coi trọng, nhiều nhà sư được triều đình trọng dụng và phong làm quốc sư (Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Thông Biện, Viên Thông, Không Lộ,...). Nhà Lý có riêng một ngạch quan gọi là hệ thống Tăng quan giành cho những người tu hành, chủ yếu là Phật giáo. Điều này cho thấy được sự ảnh hưởng lớn của Phật giáo đối với nền chính trị thời Lý. Phật giáo có sự gắn bó mật thiết với nhà nước và có sự ảnh hưởng lớn đối với đường lối chính trị và tư tưởng của nhà Lý. Chính sự ảnh hưởng từ giáo lý của Phật giáo đã khiến các vua thời Lý trở thành những ông vua hiền từ, thấu hiểu sâu sắc nổi khổ của nhân dân, thực thi nhiều chính sách tiến bộ để phát triển đất nước, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.

Với vai trò là cố vấn cho triều đình, Phật giáo đã phát huy được nhiều tính tích cực, góp phần xây dựng nên một triều đại nhà Lý văn minh và thịnh trị. Bằng trình độ học thức uyên thâm của mình, các nhà sư giữ vai trò quan trọng trong việc đưa ra những quyết sách trị quốc an dân cho các vị vua triều Lý. Không những thế, Phật giáo còn là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo, dân tộc củng cố khối đoàn kết toàn dân, xây dựng một đất nước hùng cường. Nếu như Nho giáo được xem là một hệ tư tưởng chính trị - giáo dục để củng cố quyền uy phong kiến và dùng làm đường lối trị nước thì Phật giáo lại được xem là một chuẩn hệ tâm thức và ứng xử giúp củng cố thêm quyền lực của các vua thời Lý.

4. Phật giáo đã có những đóng góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nền văn minh Đại Việt thịnh trị trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng và văn hóa – giáo dục. Nền văn hóa Đại Việt thời Lý là sự tích hợp những tinh hoa của tín ngưỡng dân gian bản địa với tín ngưỡng văn hóa của Nho, Phật, Đạo. Một điều đặc biệt trong hệ tư tưởng – văn hóa của người Việt thời Lý là thành tố Nho giáo chỉ được xem như là mô hình thiết chế, còn Phật – Đạo mới là thực thể của văn hóa – xã hội dân tộc. Trong giai đoạn đầu của nền độc lập dân tộc, các yếu tố của Nho giáo vẫn còn xa lạ với quảng đại quần chúng nhân dân; trái lại các yếu tố của văn hóa Phật giáo lại được nhân dân tiếp nhận một cách nồng nhiệt nhất.

Có được những thành tựu rực rỡ đó chính là nhờ những nhà sư Phật giáo đã tích

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phật giáo thời lý (1010 – 1225) (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)