Phân loại sản phẩm công nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình marketing căn bản iuh (Trang 111 - 116)

CHƯƠNG 3: CHIẾN Lược SẢN PHẨM

3.2 PHÂN LOẠI SẢN PHẨM •

3.2.3. Phân loại sản phẩm công nghiệp

Tần suất mua sắm

Thường thấp Thường xuyên

Cao Không thường xuyên

Cao

Không thường xuyên

Các cân nhắc marketing Độ dài của kênh

Người bán lẻ Số điểm bán

Số vòng quay hàng tồn kho

Mức lời

Trách nhiệm quảng cáo

Trưng bày tại nơi mua sắm

Tên sản phẩm hay tên cửa hàng quan trọng Bao bì

Dài

ít quan trọng Càng nhiều càng tốt

Cao Thấp

Của nhà sản xuất

Rât quan trọng Tên sản phẩm Rất quan trọng

Ngắn Quan trọng Hạn chế Thấp Cao

Của người bán lẻ

Quan trọng Tên cửa hàng

Quan trọng

Ngắn và rất ngắn Rất quan trọng Rất ít, thậm chí một

Thấp Cao Liên kết Quan trọng Cả hai Quan trọng

Sản phẩm công nghiệp là sản phẩm được mua để xử lý hoặc để sử dụng nhằm thực hiện công việc kinh doanh. Sự khác biệt giữa sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp là mục đích của sản phẩm. Đối với sản phẩm công nghiệp, căn cứ vào cách chúng đi vào quá trình sản xuất như thế nào và giá trị tương đối của chúng cao hay thấp, có thể chia thành: (1) các nguyên vật liệu và chi tiết; (2) các tư liệu lao động và (3) các vật liệu phụ và dịch vụ.

3.2.3.1. Nguyên vật liệu và chi tiết

Nguyên vật liệu và chi tiết là những hàng hoá được sử dụng toàn bộ vào trong sản phẩm của khách hàng công nghiệp. Có thể chia nhỏ hơn thành: (a) nguyên liệu và (b) vật liệu và chi tiết.

Nguyên liệu gồm nông sản (gạo, ngô, trái cây, rau,...) và các sản phẩm tự nhiên (cá, dầu thô, quặng sắt, than...). Nông sàn thường được cung ứng bởi rất nhiều nhà sản xuất nhỏ. Việc marketing thường phải qua các nhà trung gian môi giới thu gom, phân loại, vận chuyến và bảo quản.

Lượng cung ứng loại hàng hoá này không thể tăng đột biến trong một thời gian ngắn. Nông sản thường mau hỏng, và vì mang tính thời vụ, chúng thường đắt vào đầu vụ sau đó rẻ đi nhanh khi vào chính vụ. Hiếm khi người ta quảng cáo các mặt hàng này.

Các sản phẩm tự nhiên có mức cung khá hạn chế, cồng kềnh, giá trị đơn vị thấp nhưng việc vận chuyển phức tạp. Vì việc tồn trữ loại hàng này là vấn đề lớn đối với khách hàng nên việc bán hàng thường theo các hợp đồng dài hạn. Do các sản phẩm tự nhiên không có tính khác biệt nên sự cạnh tranh chủ yếu là về độ tin cậy giao hàng và giá bán.

Vật liệu và chi tiết là những vật liệu (sắt, sợi, xi măng...) hay những chi tiết, phụ tùng, linh kiện để lắp ráp (động cơ, vỏ xe...). Các chi tiết để lắp ráp thường được đưa vào sản phẩm cuối cùng không phải qua gia công chế tạo gì thêm, còn các vật liệu thì có. Yeu tố giá cả, độ tin cậy giao hàng và chất lượng ổn định thường được coi là quan trọng nhất. Thương hiệu hay quảng cáo thường không quan trọng lắm. Loại sản phẩm này thường được bán trực tiếp cho khách hàng công nghiệp và các đơn hàng thường được đặt trước thời điểm mua hàng khá lâu.

3.2.3.2. Các tư liệu lao động

Các tư liệu lao động là những sản phẩm mà chuyển một phần giá trị của chúng vào sản phẩm cuối cùng của khách hàng công nghiệp. Có thể chia nhỏ hơn thành: (a) các công trình và thiết bị cố định và (b) các thiết bị phụ.

Các công trình và thiết bị cố định gồm những vật kiến trúc (nhà xưởng, văn phòng...) và những thiết bị cố định (máy phát điện, máy tiện...).

Chúng thường được khách hàng mua trực tiếp từ nhà sản xuất bởi đội ngũ các chuyên gia kỹ thuật giỏi. Người sản xuất phải chế tạo chúng theo yêu cầu riêng của người mua. Kỹ thuật bán hàng cá nhân và việc cung ứng các dịch vụ sau bán hàng tỏ ra quan trọng hơn nhiều so với truyền thông quảng cáo.

Các thiết bị phụ bao gồm các thiết bị dụng cụ sản xuất cầm tay (xe chở hàng, máy khoan tay...) và các thiết bị văn phòng (máy in, bàn làm việc...). Loại hàng này nói chung không trở thành một bộ phận của sản phâm, mà chỉ hỗ trợ cho quá trình sản xuất. Tuổi thọ của nó ngắn hơn của các công trình cố định nhưng dài hơn của các vật tư.

Việc phân phối sản phẩm này có thể thông qua các nhà trung gian hoặc bán trực tiếp cho khách hàng. Thị truờng nhìn chung là phân tán về mặt địa lý, số nguời mua thì nhiều còn các đơn hàng thì nhỏ. Trong hoạt động xúc tiến bán hàng, quảng cáo và bán hàng trục tiếp đuợc kết hợp để tạo nên hiệu quả cao nhất. Chất luợng, tính năng của sản phẩm, giá bán và mạng lưới dịch vụ là những yếu tố được các khách hàng công nghiệp chú ý nhất.

3.2.3.3. Vật tư phụ và dịch vụ

Vật tư phụ và dịch vụ là những sản phẩm được các khách hàng công nghiệp mua nhưng chúng hoàn toàn không có mặt trong sản phẩm cuối cùng của người mua.

Các vật tư phụ có thể chia nhỏ thành loại: các vật tư phục vụ tác nghiệp như dầu nhớt, giấy than, giấy viết, viết... và các vật tư phục vụ bảo trì sửa chữa như sơn, đinh, chổi, bàn chải... Vật tư phụ đối với thị trường hàng công nghiệp cũng tương tự như hàng thuận tiện đối với thị trường hàng tiêu dùng. Các vật tư phụ có giá trị thấp, được mua sắm thường xuyên, lặp lại bởi một số lượng lớn người mua. Vì thế, việc mua bán thường thông qua trung gian và các vật tư phụ thường được tiêu chuẩn hoá. Tên thương hiệu ít được quan tâm trong khi người mua quan tâm nhiều tới giá bán và dịch vụ.

Các dịch vụ kinh doanh bao gồm các dịch vụ kỹ thuật như bảo trì và sửa chữa các thiết bị (bảo trì máy điều hoà, lau cửa sổ, sửa máy photocopy...) và các dịch vụ tư vấn kinh doanh như tư vấn pháp lý, tư vấn về quản lý, quảng cáo...

Các khách hàng công nghiệp thường lựa chọn người cung ứng dịch vụ căn cứ vào uy tín và trình độ chuyên môn của nhân viên của nhà cung ứng. Bảng 3-2 tóm tắt nhũng đặc điểm mua sắm và cân nhắc marketing đối với các sản phẩm công nghiệp.

Bảng 3.2 Các đặc điểm mua sắm và cân nhắc marketing đối với các loại sản phẩm công nghiệp

Nguyên liệu

Vật liệu và chi tiết

Công trình và thiết bị cổ

định

Thiết bị phụ

Vật tư phụ

Ví dụ Quặng sắt Động cơ Lò nung Máng lót Kẹp giấy Đặc điểm mua sắm

Đơn giá

Rất thấp Thấp Rất cao Trung

bình Cao

Tuổi thọ

Rất ngắn

Phụ thuộc vào sản phẩm

Rất dài Dài Ngắn

Số luợng

mua Nhiều Nhiều Rất ít ít ít

Tần suất mua

Giao hàng thường xuyên, mua theo hợp đồng dài hạn

Giao hàng thường xuyên, mua không thường xuyên

Rất không thường xuyên

Không thường xuyên

Thường xuyên

Yêu cầu về tính tiêu chuẩn hóa

Rất cao:

phẩm cấp là quan trọng

Rất cao

Rất thấp:

làm theo đơn đặt riêng

Thấp Cao

Lượng cung

Hạn chế, hầu như không tăng hoặc tăng chậm

Không có vấn đề

Không có vấn đề

Không có vấn đề

Không có vấn đề

Các cân nhắc marketing

Kênh

phân phối Trực tiếp

Ngắn, chỉ có trung gian đối với người mua nhỏ

Trực tiếp Gián tiếp Gián tiếp

Thời gian đàm phán

Từ ngắn đến dài

Trung

bình Dài Trung

bình Ngắn

Cạnh tranh về giá

Quan trọng

Quan trọng

Biến dải về tầm quan trọng

Không phải là yếu tố

chủ yếu

Quan trọng

Dịch vụ trước và sau bán hàng

Không quan trọng

Quan trọng

Rất quan trọng

Quan trọng

ít quan trọng

Hoạt động xúc tiến bán

Rất ít Trung bình

Lực lượng bán hàng rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng lắm

Sự trung thành với thương hiệu

Không Thấp Cao Cao Thấp

Hợp đồng đặt mua trước

Quan trọng, hợp đồng dài hạn

Quan trọng, hợp đồng dài hạn

Hiếm khi Hiếm khi Hiếm khi

Một phần của tài liệu Giáo trình marketing căn bản iuh (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(313 trang)