Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1975

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 29 - 38)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975

1.2. Vài nét về ngôn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam

1.2.2. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam từ sau năm 1975

Sau năm 1975, nền văn học Việt Nam có những đổi mới và biến chuyển sâu sắc cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện để phù hợp với đời sống mới. Sự đổi mới trong văn chương diễn ra trên nhiều phương diện: Từ quan niệm về hiện thực phản ánh, quan niệm nghệ thuật về con người đến các phương thức biểu hiện phong phú. Trong số các thể loại văn học, văn xuôi đƣợc ghi nhận là có nhiều đổi mới nhất cả về số lƣợng và chất lƣợng, cả bề rộng lẫn bề sâu. Tiểu thuyết giống như người khổng lồ của nền văn xuôi hiện đại, nơi tập trung nhiều thành tựu rực rỡ nhất, đã ghi nhận những thử nghiệm đổi mới và thành công bước đầu. “Sự đổi mới về ngôn ngữ” được coi là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thành công đó. Khác với tiểu thuyết truyền thống, một thời gian dài tự bao bọc mình trong niềm tin về một sứ mệnh cao cả, tiểu thuyết hiện đại cởi trói cho mình với quan niệm tiểu thuyết nhƣ một trò chơi. Quan niệm đó cho phép nhà văn đƣợc sáng tạo và thử nghiệm, do thế, “trong lãnh địa của tiểu thuyết, người ta không khẳng định

bởi đây là lãnh địa của trò chơi và những giả thiết” [29, tr.81]. Khi tìm hiểu về văn xuôi Việt Nam nói chung, tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nói riêng, sẽ thật là thiếu sót nếu ta không tìm hiểu về ngôn ngữ và sự đổi mới của nó. Có thể thấy, ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam sau 1975 có một số đặc điểm cơ bản sau:

1.2.2.1. Ngôn ngữ đậm chất hiện thực, đời thường

Trong thực tế vẫn có nhiều tác giả sử dụng kiểu ngôn ngữ “Tự lực văn đoàn” hay kiểu trữ tình thơ mộng của Pautôpxki, nghĩa là nhiều chất lãng mạn và thi vị. Nhưng nhìn trên tổng thể, văn xuôi sau 1975 nổi rõ ý hướng chối từ thứ ngôn ngữ đó. Với cảm hứng sử thi bao trùm, văn xuôi 1945-1975 chủ yếu hướng tới cái cao cả, cái đẹp đẽ siêu phàm. Ngôn ngữ văn xuôi giai đoạn này nói chung giàu chất thơ, trang trọng, mĩ lệ. Sau 1975, mạch cảm hứng thế sự nổi lên, văn xuôi chú trọng nhu cầu diễn đạt cá nhân, nhu cầu thông tin trong điều kiện ý thức cá nhân đƣợc khơi dậy mạnh mẽ. Tƣ duy tiểu thuyết cho phép chất liệu đời thường ùa vào văn học. Công chúng chấp nhận và khuyến khích văn chương mở rộng “vùng thẩm mĩ”, chiếm lĩnh cả những khu vực đời sống trước đây còn khuất lấp, từ cái cao cả đến cái thấp hèn, từ cái thánh thiện đến cái đời thường, cái hùng đến cái bi, cái hài. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói khát vọng đi tìm một ngôn ngữ đích thực của đời sống đã xuất hiện sớm ở thơ với thế hệ thơ trẻ chống Mĩ (ví dụ trong thơ Thanh Thảo: “Những tráng ca thuở trước/ Còn hát trong sách thôi/ Những thanh gươm yên ngựa/ Giờ đã cũ mèm rồi”, “Thế hệ chúng tôi trắng từng đêm lội nước/ Sình bết từ chân lên đến đầu/ Nên giọng nói nhiều khi ngang giọng - Nên cái nhìn có lắm phen gai góc…”. Và gần đây với thơ thời kì đổi mới (Ví dụ thơ Anh Ngọc: “Tôi đi qua tuổi học trò/ Nói năng khuôn phép, câu thơ sáo mòn/ Cười mình theo thói đại ngôn/ Thương vay khóc mướn véo von một thời”). Bước chuyển đổi của ngôn ngữ văn xuôi lúc đầu gắn với khát

vọng đƣợc “nói thật”. Sự cổ vũ của Đảng “nhìn thẳng vào sự thật” kích thích văn học tham gia chống tiêu cực, phanh phui cái ác, cái xấu và mặt trái của đời sống. Ngôn ngữ nghệ thuật dần bớt đi vẻ trang trọng, thi vị, ít du dương, rào đón và tăng dần chất thô mộc, góc cạnh của đời thường, suồng sã trong giọng điệu, riết róng trong từ ngữ. Càng về sau, ngôn ngữ càng đƣợc ý thức sâu sắc hơn và văn xuôi lúc này có vẻ đặt mình trong sự đối lập với thơ ca, chỉ với một lí do: Từ chối thứ ngôn ngữ diễm lệ, nhiều thi vị. Xuất hiện những ngôn ngữ giàu cá tính, đôi khi gai góc nhƣ ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp. Đây là một ví dụ: “Đám cưới ngoại ô lố lăng và khá dung tục. Ba ô tô.

Thuốc lá đầu lọc nhƣng gần cuối tiệc hết sạch, phải thay bằng thuốc là cuốn.

Năm mươi mâm cỗ nhưng ế mười hai. Chàng rể mặc comple đen, cravat đỏ.

Tôi phải cho mƣợn cái cravat đẹp nhất trong tủ áo. Nói là mƣợn, chắc gì đòi đƣợc. Phù rể là sáu thanh niên, ăn mặc hệt nhau, đều quần áo bò, râu ria rất hãi. Đầu tiệc là dàn nhạc sống chơi bài Ave Maria. Một anh cùng hợp tác xã xe bò thằng Tuân nhảy lên đơn ca một bài khủng khiếp” (Tướng về hưu).

Đây là thứ ngôn ngữ phù hợp nhất, diễn tả chính xác nhất cái hiện thực “ô hợp láo nháo, thản nhiên rất đời, thô thiển, thậm chí còn ô trọc nữa”.

Nói về ngôn ngữ văn chương sau 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình nhận xét: “…Chưa bao giờ ngôn ngữ văn chương gần với ngôn ngữ sinh hoạt - thế sự đến thế. Chưa bao giờ trong văn chương (kể cả thơ, kịch, phim) những câu chửi thề, chửi tục, lối nói trần tục, bụi bặm, dân dã xuất hiện nhiều đến thế. Không chỉ Nguyễn Huy Thiệp mà cả Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh, Ma Văn Kháng, Chu Lai… Các nhà văn nữ cũng mạnh dạn thể nghiệm những thành phần ngôn ngữ mới theo định hướng rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và dòng chảy xô bồ, ồ ạt của đời sống… [12, tr.111].

Thực vậy, các nhà văn thời kỳ này có khát vọng diễn đạt cái thô nhám, đời thường, phức tạp của đời sống, nơi con người là những cá nhân đa đoan, đa

sự của kiếp người. Ngôn ngữ văn xuôi không còn được trang trọng, mà suồng sã mang nặng tính khẩu ngữ, để có thể ôm trọn đƣợc mảng hiện thực phức tạp. Câu văn cũng linh hoạt về cú pháp, thoải mái trong cách diễn đạt, đậm tính phê phán và tươi rói sự sống, Chống lại lối văn hành chính khô khan, thứ ngôn ngữ sáo rỗng, phi cá tính là một ngôn ngữ dung nạp thoải mái các thành phần khẩu ngữ, cố tình xô lệch cú pháp, nhất là sự công khai “nhại” tất cả mọi ngôn ngữ kiểu cách vô hồn. Đó là những câu văn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… Không phải ngẫu nhiên mà Phạm Thị Hoài bày tỏ quan niệm: “Tôi chán văn chương trước kia, tôi quan tâm tới bút pháp hơn là phản ánh”.

Chính cách sử dụng ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thường đã góp phần thể hiện dấu ấn tác giả rõ nét. Nhà văn không yên vị là người rao giảng đạo đức mà quan tâm đến nhu cầu gọi đúng tên, chỉ ra đúng bản chất của sự vật. Với tất cả sự sắc sảo của mình, nhà văn đã đƣa lớp ngôn ngữ bụi bặm vào văn học, theo cách này hay cách khác, bằng sự trỗi dậy cao độ của ý thức cá nhân. Và văn chương thực sự đã trở thành cuộc trình diễn thời trang của cá tính người nghệ sĩ với ngôn ngữ đậm chất hiện thực, đời thường.

1.2.2.2. Ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, thông tin và tính triết luận Nhu cầu tăng cường tốc độ và lượng thông tin được đặt ra như một đòi hỏi chính đáng và tất yếu ở thời đại “bùng nổ thông tin”, thời đại công nghệ kỹ thuật cao và chuyển động “siêu tốc”, phù hợp với nhịp độ của cuộc sống hiện đại, với guồng quay của “cơ chế thi trường”. Tính tốc độ thể hiện ở lối vào truyện nhanh, mạch truyện dồn dập. Đối thoại giữ vai trò quan trọng trong sự mở rộng cốt truyện, dẫn dắt liên tưởng, tạo ra cảm giác căng của mạch truyện.

Dòng ý thức của Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng), Kiên (Nỗi buồn chiến tranh) Tự (Đám cưới không có giấy giá thú)… trùng điệp các lớp thời gian, các chiều tâm lí và đầy rẫy đối thoại. Tính đối thoại cũng thể hiện ở lối liệt kê miên man,

giản lƣợc lời bình luận, đánh giá, ở sự đậm đặc các chi tiết nhƣ trong văn của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Lại Văn Long… Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu chỉ ra đặc điểm hành văn của Phạm Thị Hoài là tạo những “dòng thác ngôn từ”, Đặc điểm của hành văn Bảo Ninh là những “nhịp mạnh”. Kĩ thuật lồng ghép, cắt dán của điện ảnh đƣợc sử dụng rộng rãi, do đó có khi mạch văn đi chậm nhƣng sức nén của thông tin rất lớn. Nó phục vụ cho nhu cầu diễn tả cuộc sống thường nhật, xô bồ, hỗn tạp, bề buộn, lo toan, chồng chéo các quan hệ nhƣ một dòng chảy sôi sục (Bảy ngày trong đời - Nguyễn Thị Thu Huệ, Năm nay, Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài,…).

Nhìn chung, ƣu thế về tốc độ trong ngôn ngữ cũng nhƣ trong sinh hoạt thuộc lớp trẻ. Ý thức về tốc độ giúp cho Phan Thị Vàng Anh viết cứ “nhƣ chơi” mà diễn tả thật chính xác nhịp điệu sống, nhịp điệu tâm lí và ngôn ngữ mọi lứa tuổi. “Sáng sớm, trời đùng đục, lành lạnh. Người nói sẽ mưa, người nói không mưa, mẹ tôi và chị Tương đưa ra cái lí thuyết “nhỡ dọc đường…

đến nơi người ẩm ướt hôi hám”. Tôi gắt: “Mưa sao được mà mưa, cuối mùa rồi, cuối năm rồi, chọc cũng không ra nước”. Lữ không nói gì, đi vòng quanh cây ổi, thỉnh thoảng giơ tay xem đồng hồ, mãi đến cuối, chịu không nổi cái đám phụ nữ tẩn mẩn vô ích này, nó làm bộ lơ đãng hỏi tôi: “Cúng đình bắt đầu mấy giờ”. Thế là vội vã kéo nhau đi, lần này bà cụ quên kính, chị Tương quên không gói theo xí muội, còn tôi thừa cơ hội giả quên luôn cái áo mƣa ở nhà”. Cảm giác thời gian của những người trẻ tuổi thích tâm lí ưa tốc độ của họ: Lữ bảo cả sáng nay sống cứ nhƣ bị kéo giãn ra, chậm chạp, mệt quá”

(Hoài Cổ). Phạm Thị Hoài dùng kĩ thuật loại bỏ các dấu câu, liệt kê la liệt, đặt chen chúc bên cạnh nhau những sự vật, hiện tƣợng, khái niệm, cảm giác không cùng một hệ thống để tạo tốc độ “Bất cứ lúc nào chàng cũng có thể cho ta biết ý kiến của những con người vĩ đại nhất, xa lạ với chúng ta nhất về những điều bé nhỏ nhất. Lịch sử triết học cổ kim đông tây chảy dào dạt trong

chàng, kho tàng văn hoá nhân loại căng tràn trong chàng, chỉ dí nhẹ một ngón tay vào là cái bầu cương cứng văn hoá ấy tuôn dòng vô tận, kẻ nào trong chúng ta yếu bóng vía sẽ mãi mãi thất kinh chẳng bao giờ cứu vãn đƣợc chút giá trị bé mọn của mình giữa cuộc khẩu chiến vèo vèo lời qua tiếng lại Voltaire nói thế này Goethe nói thế kia nhƣng Hàn Phi Tử bảo còn Dante đã thốt lên trong khi Tagore cho rằng và Quách Mạt Nhƣợc lại bình luận thế Max weber thì sao Liên Hoa Kinh lại nói Georg Lukacs hai chấm nhƣng hãy nghe Rousseau và Gramsci rút cục thì Soca rate vẫn có lí nhƣng Marx đã nói… (Truyện thầy A.K. và kẻ sĩ Hà Thành), hoặc lối nói tắt rất phổ biến trong ngôn ngữ sinh hoạt thời hiện đại: “Tôi cặp kè sống chết với Vũ và Lâm.

Vũ là một đứa loẻo khoẻo thích đội mũ phớt biết kéo vĩ cầm xuất thân giáo sƣ cả bố lẫn mẹ. Trên thế gian này không có ai đáng cho nó nói chuỵên dù chỉ là câu thế nào khoẻ chứ… Lâm lại là hình ảnh của rất muốn dùng bạo lực”. (Man Nương) [Dẫn theo, 11].

Tăng cường tính tốc độ cũng là tăng khả năng thông tin cho ngôn ngữ và ngược lại tăng cường thông tin tất sẽ đòi hỏi sự gia tăng tốc độ. Sự xuất hiện loại truyện cực ngắn, truyện “mini” đƣợc chào đón nồng nhiệt, ngoài lí do nó phù hợp với thời gian eo hẹp của người đọc hiện đại, còn một lí do khác, có lẽ cơ bản hơn, đó là khuôn khổ chật chội của loại truyện này bắt buộc tác giả phải tuyển lựa từng câu, từng từ, phải dụng công nhiều trong cấu trúc để sao cho với số lƣợng từ ít nhất, gói đƣợc lƣợng thông tin cao nhất.

Loại truyện này thường cho thấy tài năng tác giả qua “cách kể câu chuyện”

hơn là bản thân câu chuyện. Nó thường đưa ra một “sự kiện” nào đó, và nhanh chóng đi đến một triết lí, một cách đánh giá. Nếu thành công, nó sẽ giống nhƣ một kiểu ngụ ngôn mang màu sắc hiện đại.

Tăng khả năng thông tin, điều đó đồng nghĩa với việc biết dung nạp những thành phần ngôn ngữ mới, biết sử dụng các “điển cố” văn học mới trên

cơ sở “tiền giả định” đúng đắn về trình độ tri thức của độc giả. Ví dụ: bản nhạc đánh theo kiểu nội địa” (Truyện thầy A.K. và kẻ sĩ Hà Thành). Cái khoản lãi suất đó dễ kiếm, nào hết cấm vận đến nới, nào kinh tế thị trường quốc tế, nào liên doanh thương mại thế mạnh…(Đất xóm chùa). Với người có đủ tri thức, văn hóa, ngoại ngữ thì những khái niệm khoa học nhƣ “chuỗi xoắn kép”, “đột biến”, “bức xạ nhiệt”…, những phạm trù tư tưởng tôn giáo như “lễ rửa tội”, “Thiên sứ”, hoặc những từ ngoại quốc nhƣ “The end of something”,

“overture”… trong văn Phạm Thị Hoài tiết kiệm đƣợc rất nhiều lời diễn giảng và liên tưởng nghệ thuật còn giúp họ nghĩ đến đời sống hỗn tạp, xô bồ, nhiều biến động, chƣa ổn định. Kiểu dung hợp ngôn ngữ lạ nhƣ vậy đặt ra yêu cầu lựa chọn bạn đọc của tác giả. Tăng khả năng thông tin cũng có nghĩa là vừa sử dụng sáng tạo những thành phần cú pháp truyền thống, vừa gia thêm lƣợng ngôn từ hiện đại vào tác phẩm, xóa bỏ sự cách biệt về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học và ngôn ngữ trong cuộc sống thường nhật.

Trước cuộc sống đầy bộn bề và phức tạp, hầu hết các tác giả đều có thiên hướng tìm kiếm những ý nghĩa triết học nhân sinh qua diễn tả một hiện tƣợng đời sống cụ thể. Đáp ứng nhu cầu này, ngôn ngữ văn xuôi cũng bớt đi phần “kể”, phần “tả” để tăng phần triết luận, khái quát, phần “trữ tình ngoại đề”. Đó là những dòng trữ tình về số phận, chiến tranh trong văn của Nguyễn Minh Châu, là sự nhất quán của một phong cách đi từ chính luận thời sự đến triết luận về đạo đức nhân sinh ở Nguyễn Khải, là cái triết lí “Đời người là những ngẫu sự chắp nối”… Thế hệ các cây bút trẻ muốn trình bày đời sống qua chiều sâu trải nghiệm cá nhân mà họ sẵn lòng tin vào giá trị của nó, nên họ cũng rất ƣu triết luận. Và có thể khẳng định rằng tính triết luận là khuynh hướng nổi bật của văn xuôi thời kỳ đổi mới, kế thừa, phát triển tính triết lí trong văn học từ sáng tác của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng…

1.2.2.3. Ngôn ngữ mang tính đa dạng về giọng điệu

Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Giọng điệu… có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Giọng điệu làm thành bản sắc riêng của một trào lưu, một trường phái hay một thời đại văn học” [25, tr.134]. Quan sát đại thể, dường như mười năm đầu sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, ngôn ngữ văn xuôi nước ta mang giọng trần thuật chủ đạo là trầm tĩnh khách quan. Từ khoảng giữa thập kỉ tám mươi nổi lên giọng phê phán, phân tích xã hội và sự phát triển ồ ạt của dòng văn học chống tiêu cực. Giọng điệu này chứa đựng nhiệt tình sôi nổi, nhu cầu đối thoại ráo riết về các vấn đề xã hội mà ý thức công dân vừa thức tỉnh theo tinh thần dân chủ đổi mới. Sau đó, giọng phê phán trầm xuống và hòa đồng trong rất nhiều giọng điệu.

Nói một cách khác, nếu như văn xuôi nước ta từ 1945 đến 1975 tương đối nhất quán về giọng điệu ngợi ca, khẳng định, tin tưởng thì trước hiện thực cuộc sống mới, văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 đã có sự đa dạng về giọng điệu . Đó là giọng giễu nhại, hoài nghi chất vấn, từng trải, chiêm nghiệm với nhiều sắc thái, biên độ khác nhau. Ngay trong một tác phẩm cũng xuất hiện những giọng nói, ngữ điệu khác nhau: Khi thì hoài nghi, chất vấn, đay đả, lúc lại bỡn cợt, giễu nhại, vạch trần, coi thường mọi chuẩn mực. Sự phối kết nhiều chất giọng cũng thể hiện rõ những cách tân của ngôn ngữ văn xuôi đương đại so với giai đoạn trước. Giọng hoài nghi chứa đựng nỗi đau nhân bản và niềm khát khao cái đẹp: “Trời ơi, mấy chục năm qua, sự cạnh tranh của đời sống khốc liệt đến mức nào mà cả những con người hiền lành thân thuộc với nhau cũng không thoát khỏi thói quen thường trực là phải soi mói lẫn nhau, phải tìm ra sự khác biệt để đối lập nhau, trái ngƣợc hẳn với cuộc sống hoà đồng vốn dĩ, nên bây giờ há miệng mắc quai” (Heo may gió lộng), “Anh hãy nghe lời em, không có sự thật nào mạnh hơn cuộc sống của từng cá nhân. Mọi cái đều dả dối. chính em mặc dù yêu anh từ ngày còn học chung trường nhưng đôi lúc em còn không tin ở em,

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)