CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỦ PHÁP SÁNG TẠO NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
3.3. Tiểu thuyết Tạ Duy Anh có sự hội ngộ của nhiều phong cách ngôn ngữ
Tìm hiểu tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy trong tiểu thuyết của ông có sự hội ngộ của nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ. Tạ Duy Anh sử dụng ngôn ngữ vừa nhƣ một chất liệu, vừa nhƣ một đối tƣợng của văn chương. Cụ thể nói đến một sự nhận thức mới, một ý thức mới về ngôn ngữ. Trong việc sử dụng ngôn ngữ, nhà văn để lại ấn tƣợng sâu đậm về một trò chơi, trò chơi ngôn từ. Thông qua trò chơi này, độc giả phần nào hiểu thêm quan niệm nhà văn: “văn chương là một trò chơi tự do”.
Do đặc trƣng thể loại, tiểu thuyết có khả năng dung nạp nhiều kênh ngôn ngữ khác nhau. Sự kết hợp này khiến cho tác phẩm đa dạng hóa về điểm nhìn và phong phú về sắc điệu thẩm mĩ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi không có tham vọng tìm hiểu hết sự kết hợp các loại ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh mà chỉ tập trung tìm hiểu phương diện
chính, đó là sự dung hợp nhiều phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm.
Nói tới sự dung hợp nhiều phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm của Tạ Duy Anh, chúng ta cần nói tới sự kết hợp, trộn lẫn nhiều phong cách ngôn ngữ. Tạ Duy Anh đã kết hợp vào tiểu thuyết của mình nhiều phong cách ngôn ngữ nhƣ: phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ thơ…
3.3.1. Phong cách ngôn ngữ hành chính
Phong cách hành chính là khuôn mẫu thích hợp với những văn bản thuộc phạm vi công tác tổ chức, quản lí, điều hành ở các mặt của đời sống xã hội, của các cơ quan nhà nước, đoàn thể, hiệp hội, tổ chức quốc tế.
Phong cách này tồn tại chủ yếu ở dạng viết, gồm nhiều kiểu văn bản như: văn thư, luật pháp, quân sự, ngoại giao, kinh tế, thương mại và nhiều thể loại văn bản khác nhau.
Mục đích của phong cách hành chính là nhằm thông báo chính xác, rõ ràng, theo khuôn mẫu nghiêm chỉnh và yêu cầu thực hiện nghiêm túc điều đƣợc thông báo.
Đặc điểm của ngôn ngữ phong cách hành chính là sử dụng những từ ngữ chính xác, những từ và cụm từ có tính quán ngữ nhƣ: căn cứ vào, nay ban hành, theo đề nghị, cơ quan chủ quản… những câu ngắn, cô đúc và những câu ghép có nhiều thành phần đồng chức (thường được tách ra thành từng vế, viết xuống dòng), những lặp từ vựng (để diễn đạt đƣợc rõ ràng, chính xác), những tách biệt cú pháp (để diễn đạt đƣợc minh bạch, rạch ròi).
Trong Giã biệt bóng tối, nhà văn sử dụng hai văn bản hành chính thời kì trước cải cách ở phần đầu và cuối tác phẩm vừa tạo ra chất hài hước, vừa có tác dụng làm mờ nhòe yếu tố thời gian trong tác phẩm. “Việt Nam dân chủ cộng hoà/ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc/ Biên bản về vụ hoả hoạn bắt quả tang./ Vào hồi mười giờ tối ngày… trong khi tổ tuần tra phòng gian bảo
mật đang làm nhiệm vụ, lúc đi ngang qua nhà tên Hoàng Viết Lại, trú tại xóm 6 thì phát hiện ra có những tiếng động khả nghi” [5, tr.6]; “Việt Nam dân chủ cộng hoà/ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc/ Biên bản về việc ngôi miếu hoang của làng bị tụt xuống đất và biến mất./ Vào hồi… trong khi đi tuần tra an ninh, tổ bảo vệ phát hiện ra ở phía khu miếu hoang có ba người…” [5, tr.259-260]. Chỉ với hai đoạn văn mà tính nghiêm trang càng làm bật ra chất trào lộng, nhà văn đã lột tả một cách sắc nét thực trạng bộ máy quản lý cũng như phương thức làm việc ấu trĩ, rập khuôn, giáo điều của một thời đã qua.
3.3.2. Phong cách ngôn ngữ báo chí
Phong cách báo là khuôn mẫu thích hợp với những văn bản trên báo, đài và bản tin phản ánh hoạt động thông tin, dƣ luận chung của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.
Phong cách này tồn tại ở cả dạng nói và dạng viết, bao gồm ba kiểu văn bản: văn bản cung cấp tin tức, văn bản phản ánh công luận và văn bản thông tin quảng cáo, và nhiều thể loại khác nhau nhƣ mẩu tin, phỏng vấn, nhắn tin, thông báo…
Mục đích của phong cách báo chí nhằm thông báo kịp thời một cách hấp dẫn với một quan điểm lập trường nhất định, những thông tin mới, cấp thiết.
Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách báo là: sử dụng từ ngữ khuôn mẫu (đƣa tin, tiết lộ, thiết lập quan hệ với nhau…), những đầu đề ngắn gọn, hấp dẫn, đập vào mắt, thâu tóm toàn bộ nội dung.
Cũng đến với Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh cũng rất dụng tâm khi sử dụng phong cách ngôn ngữ báo chí ngay ở tít đề gợi dẫn khá ly kỳ: Tường thuật trên một bản tin thời sự [5, tr.15]; Dư luận của dân làng Thổ Ô xung quanh những cái chết kì lạ [5, tr.19]; Những kẻ xấu số [5, tr.89]; Trích tự truyện của một cave [5, tr.223]… gây sự tò mò, hấp dẫn cho độc giả. Nhà văn cũng chuyển vào trong tác phẩm những bản tin thời sự trích từ mặt báo
hay bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào như bản tin về những cái chết kỳ lạ của làng Thổ Ô. Lời người bình luận hay lời người dẫn chuyện đều mang phong cách của những phóng sự, nhà bình luận, người dẫn chương trình. Sử dụng nhiều phong cách ngôn ngữ đã chuyển tải tới người đọc lượng thông tin khá đồ sộ và mời gọi độc giả đối thoại trực tiếp với những vấn đề của đời sống đặt ra trong tác phẩm.
3.3.3. Phong cách ngôn ngữ sân khấu
Phong cách ngôn ngữ sân khấu (kịch) là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và lời nói. Trước kia, ta chỉ có kịch bản tuồng, chèo, lời thoại còn gắn với thơ và các làn điệu ca xướng. Từ thế kỉ XX, ta mới có thể loại kịch nói hoàn chỉnh.
Về nội dung, ta có thể phân chia thành chính kịch, bi kịch, hài kịch. Về kết cấu thể loại có thể phân chia thành kịch ngắn, kịch chương hồi (3 hồi, 5 hồi). Ngôn ngữ trong kịch nói là hình thức tự sự không có lời kể trực tiếp của người kể mà chỉ mô phỏng lời thoại trong ngôn ngữ tự nhiên để phát triển kết cấu và xây dựng hình tƣợng nhân vật văn học. Ngôn ngữ kịch nói là thứ ngôn ngữ hành động, điều này khác với ngôn ngữ truyện.
Khảo sát tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy nhà văn đã sử dụng phong cách ngôn ngữ sân khấu để tạo cảm giác cuộc đời nhƣ một sân khấu lớn mà mỗi cá nhân là một vai diễn. Trong Đi tìm nhân vật, Tạ Duy Anh trực tiếp đƣa ra một tiêu đề với nội dung: “Tiểu luận về nghệ thuật”.
Thêm vào đó là những đoạn tiểu luận về cái chết, về nỗi cô đơn, sự vong bản:
“Tôi biết có nhiều người như tôi không được phép nói ra sự thật của đời mình. Bởi vì xóa bỏ trong kí ức người khác một thần tượng, còn báng bổ hơn
cả việc lừa dối họ. Họ cần sự lùa dối như kẻ giữa sa mạc cần ảo ảnh về một con suối. Do đó là lịch sử thường không bao giờ đúng như bản thân lịch sử là vì thế”[3].
Trong Giã biệt bóng tối, ngôn ngữ của thằng San, thứ ngôn ngữ nhƣ trong các vở ca kịch: “Mình ơi, không ra đón tôi à. Phu nhân ơi… sao nàng khiến ta phải chờ lâu thế. Ra mà xem tôi dẫn dề cho mình một thằng ở đây này.”[5, tr.95]. Còn lão già quỷ sứ có lúc giống nhƣ một trùm sở chỉ huy cả dàn diễn viên chuột biểu diễn các màn hát hò: “- Nào nổi trống lên anh em ơi, diễn tiếp, không thì buồn chết đi được. Hậu cảnh, nhắc vở, phụ trách phông màn, ánh sáng ai vào chỗ của người ấy, cấm có được sơ suất. Bè thứ nhất, Bè thứ hai, Bè thứ ba, Bè thứ tư, Bè thứ năm…” [5. tr.190-193].
Qua thứ ngôn ngữ trống rỗng nhưng lại ra vẻ trịnh trọng quan phương, ta thấy sự kệch cỡm, trào phúng đƣợc toát lên từ nhân vật này. Qua ngôn ngữ kịch ta thấy đƣợc tài năng của nhà văn trong tài dựng cảnh, bố trí phông màn, phân vai nhân vật.
3.3.4. Phong cách ngôn ngữ thơ
Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là nhịp điệu. Bàn về thơ, Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường”.
Về nội dung có thể phân chia thành thơ trữ tình, thơ chính luận, thơ triết lí…
Ngôn ngữ thơ trữ tình thực chất là lời độc thoại nội tâm (lời nói bên trong), bộc bạch tâm trạng, hình ảnh, nhạc điệu. Về thể thơ, ta có các thể lục bát, song thất lục bát, hát nói, thể ngụ ngôn và các thể thơ hiện đại.
Phong cách ngôn ngữ thơ đầy chất tạo hình và gợi cảm cũng đƣợc tác
giả vận dụng rất đặc sắc trong những dòng suy nghĩ nội tâm của nhân vật. Đi tìm nhân vật cũng có những vần thơ “nhớt nhát mùi đô thị”, khi thì đƣợc tôi
“bật ra từ hôm qua gặp nàng”:
“Nàng ở phố G, nơi ta mệt mỏi dừng chân
Sau khi đi xuyên qua cả thiên đường và địa ngục” [3, tr.210].
Cũng có khi đƣợc gã bán thuốc ê a:
“Chúng ta sống một thời giun dế Những giấc mơ dính bết nhớt sên” [3].
Không phải là những vần thơ “kiệt tác”, nhƣng sự xuất hiện của ngôn ngữ thơ trong tiểu thuyết có tác dụng thể hiện bản chất giao thoa thể loại của tiểu thuyết. Nhiều phong cách ngôn ngữ đã mang lại cho ngôn ngữ tiểu thuyết của Tạ Duy Anh sự phong phú, đa tầng và ngồn ngộn chất sống. Nó chứng minh cho một thứ văn xuôi bề bộn, thô nhám của đời sống hiện tại.
Trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại xuất hiện ngày càng nhiều các tác phẩm thể hiện sâu sắc thế giới nội tâm và đời sống tinh thần con người.
Do vậy, tính chất hướng nội, sự phát triển tâm lý phức tạp, mang tính lưỡng lự, nước đôi cùng với sự đa dạng, phức tạp của các quá trình ý thức và vô thức là đặc trưng tinh thần của con người hiện đại. Với sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người, tiểu thuyết sau 1986 đã tái hiện hiện thực ở bề sâu ẩn kín. Đó là hiện thực của tâm lý, tư tưởng mang chiều sâu triết học: “Các nhà văn đang cố nắm bắt không những cái hiện thực mà cả cái hư ảo của đời sống, không những nắm bắt cái hiện thực mà còn nắm bắt cái bóng của hiện thực mà đó mới là hiện thực đích thực” (Trần Đình Sử).
Và một trong những hiện thực đích thực mà nhà văn khám phá chính là thế giới nội tâm con người. Với việc kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ, Tạ Duy Anh đã để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng độc giả về một trò chơi, trò chơi ngôn ngữ. Thông qua trò chơi này, người đọc hiểu thêm về ngôn ngữ
tiểu thuyết Tạ Duy Anh nói riêng và ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung, đồng thời thấy đƣợc đóng góp của thể loại tiểu thuyết trong dòng chảy văn học.