CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ NGÔN NGỮ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU NĂM 1975
1.3. Sự xuất hiện của tiểu thuyết Tạ Duy Anh
1.3.1. Quá trình sáng tác của Tạ Duy Anh
Tạ Duy Anh tên thật là Tạ Viết Đãng, còn có những bút danh khác nhƣ:
Lão Tạ, Chu Quý, Quý Anh, Bình Tâm. Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959, quê ở làng Đồng Trưa, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông từng làm cán bộ giám sát chất lƣợng bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở
Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên. Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993.
Tạ Duy Anh xuất hiện trên văn đàn khi xu thế đổi mới văn học đã lộ diện, ít bị vướng bận bởi những định kiến cũ, lại sớm gặt hái được nhiều thành công. Đây dường như là điều thuận lợi nhưng cũng là một thử thách, nó đòi hỏi Tạ Duy Anh phải có những bước đi mới, không lặp lại những người đi trước và không lặp lại chính mình. Tạ Duy Anh đã làm được điều đó bằng việc liên tiếp cho ra đời những tác phẩm gây chấn động dƣ luận trong một hành trình sáng tạo luôn nỗ lực “làm mới” để khẳng định “độc bản”. Và thực sự khi nhắc đến văn chương sau đổi mới, người ta không thể không nhắc đến Tạ Duy Anh nhƣ là một hiện tƣợng văn học trẻ nhƣng đã có những thể nghiệm tìm tòi, thay đổi lối nhìn đơn giản, xuôi chiều quen thuộc, làm thức dậy nhu cầu nhận thức và tự nhận thức những vấn đề của hiện tại và quá khứ.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân văn chương, Tạ Duy Anh lên Sông Đà học lớp chuyên nghiệp giám sát bê tông. Trong thời gian ở tại Hoà Bình, bằng năng khiếu bẩm sinh và chút ít vốn liếng học trong sách vở Tạ Duy Anh đến với văn chương như một định mệnh. Truyện ngắn Để hiểu một con người ra đời năm 1980 và bút danh Tạ Duy Anh đã trở nên quen thuộc với công chúng văn học nhất là khi tác phẩm đƣợc đăng trên báo Lao động - một tờ báo danh giá thời bấy giờ.
Sau tác phẩm này, ông còn viết Truyện viết ở công trường, Nắng, Sông Đà vào những năm 1982 và 1983 nhƣng chính Tạ Duy Anh lại không cho công bố tác phẩm này vì chính ông có cảm giác tác phẩm không đến đƣợc với bạn đọc một phần là do cách chọn đề tài, cách viết của ông.
Trở về làng Đồng sau ngày ra quân (1988), trong một buổi chiều âm u, ông bỗng nhận ra trong cái làng quê bé nhỏ của mình ẩn chứa bao điều có thể
viết thành văn đƣợc, vậy mà mình lại cứ lang thang tìm kiếm mãi đâu. Ông viết Lũ vịt giời (mới đầu đặt tên là Mưa đá), viết liên tiếp, liền một mạch nhƣ sợ cảm hứng tuột mất vào những vỏ bao thuốc lá, chữ bé li ti, dày ríu rít.
Hành trình đến với văn chương nghệ thuật của Tạ Duy Anh tuy được manh nha từ rất sớm nhƣng chỉ đến khi viết về làng quê mình với Lũ vịt giời, ông mới có cảm giác hoàn toàn tự tin.
Tiếp tục mạch cảm hứng ấy, năm 1989 ông viết Bước qua lời nguyền. Tác phẩm viết trong niềm say mê, nhƣ một sự hiến mình cho nghệ thuật, viết từ sáng đến tối 17 trang bản thảo, chữ nhỏ li ti. Tác phẩm này đã mang đến niềm vinh quang rực rỡ cho ông, đồng thời cũng đánh dấu sự thành danh của ông ở mảng truyện ngắn. Đây là tác phẩm đã đạt giải nhất cuộc thi viết về Nông nghiệp - nông thôn do tuần báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức năm 1989. Ngay sau khi tác phẩm đến đƣợc với công chúng văn học thì tên tuổi Tạ Duy Anh cũng đƣợc nhiều nguồn dƣ luận chú ý, đặc biệt là giới nghiên cứu. Nhà thơ Hoàng Minh Châu coi Bước qua lời nguyền là một truyện ngắn đã “báo hiệu một tấm lòng lớn, một tầm nhìn xa và một tài năng trẻ viết về số phận con người”. Còn Hoàng Ngọc Hiến dành hẳn một bài viết về tác phẩm này trên báo Nông nghiệp số 50, tháng 12 năm 1989. Nhà phê bình khẳng định: “Đọc truyện ngắn của Tạ Duy Anh, một câu hỏi được đặt ra: Giã từ thế kỉ XX bão táp và máu lửa này để bước vào thế kỉ XXI “lí trí nhân bản”, những lời nguyền nào là đáng nguyền rủa, những lời nguyền nào nhân loại trước sau phải bước qua? Phải chăng câu hỏi bức thiết này cũng được đặt ra cho mỗi người, mỗi quốc gia? Phong cách truyện ngắn Tạ Duy Anh đã là tín hiệu của một dòng văn học mới, dòng văn học bước qua lời nguyền”.
Từ những đánh giá trên, có thể khẳng định “Bước qua lời nguyền”
không chỉ có giá trị nhân văn mà còn là một tư tưởng có tầm thời đại: nhu cầu tự vấn để phát triển ở mỗi con người, mỗi dân tộc. Tác phẩm không chỉ
là sự khởi đầu tốt đẹp đối với cá nhân nhà văn mà còn đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới nền văn học nước nhà. Bước qua lời nguyền là lời tuyên chiến với những định kiến chật hẹp trói buộc mọi người, là lời kêu gọi tự do sáng tạo đối với văn nghệ sĩ.
Sau Bước qua lời nguyền, ông bước chân vào địa hạt của tiểu tuyết với tác phẩm Khúc dạo đầu (1991). Vì đây là tác phẩm thử nghiệm đầu tiên trong lĩnh vực tiểu thuyết nên tác phẩm chƣa khẳng định đƣợc tên tuổi của một nhà tiểu thuyết.
Tiếp theo, Lão Khổ ra đời năm 1992 nhƣng tác phẩm nhanh chóng bị chìm đi trong dư luận. Thứ nhất vì ra đời trong thời điểm trước đó 2 năm (1990-1991) là mùa giải của tiểu thuyết nên Tạ Duy Anh dễ bị che lấp bởi những tên tuổi khác nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài…
Thứ hai là tiểu thuyết Lão Khổ đặt ra vấn đề khá “nhạy cảm” khiến cho giới nghiên cứu và phê bình ái ngại. Thứ ba, đây không phải là một tiểu thuyết dễ đọc. Hiện nay, Lão Khổ được nhiều người tìm lại đọc và những giá trị ẩn chứa trong nó ngày càng được mọi người biết đến.
Năm 2002, Tạ Duy Anh thực sự làm xôn xao dƣ luận với tiểu thuyết Đi tìm nhân vật. Sau khi tác phẩm ra đời đã có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Đó là “một lối tìm cách nói khác về xã hội và lịch sử đương đại, Tạ Duy Anh, tác giả truyện ngắn được coi là có tính chất đánh dấu. Bước qua lời nguyền như muốn xé rách cả tấm màn che phủ lên hiện thực hàng ngày để phơi lộ ra một thực trạng xã hội trong Đi tìm nhân vật” (Dương Hướng).
Cuốn tiểu thuyết cho thấy “một Tạ Duy Anh khác nhiều so với Tạ Duy Anh của Bước qua lời nguyền hay Lão Khổ”. Nhà văn đã đạt đến lối viết đa âm hiện đại: “từ cách đặt vấn đề đầu tiên đến cấu trúc tiểu thuyết, phong cách ngôn ngữ… đều lạ lẫm với những gì chúng ta được biết về dòng tiểu thuyết non trẻ Việt Nam” (Trần Quang).
Sự độc đáo trong cách viết khiến cho Tạ Duy Anh nổi tiếng đã đành
nhƣng việc cuốn sách Đi tìm nhân vật sau khi xuất bản lập tức bị thu hồi lại càng làm cho nhà văn “nổi tiếng” hơn. Trong xã hội hiện nay, phần lớn người ta vẫn biết nhiều đến chức năng giải trí của văn học bởi lẽ hiện thực trong xã hội, áp lực của công việc đủ để làm cho người ta mệt mỏi và căng thẳng, người ta tìm đến với văn chương để được thư giãn, để tìm những ảo giác về hạnh phúc, nhƣng điều đó lại không có trong Đi tìm nhân vật. Vả lại, từ trước tới nay người đọc quen với lối tiếp nhận của tư duy cũ nên khi thấy hiện lên trong tác phẩm Đi tìm nhân vật là một hiện thực nghiệt ngã với những cảnh tƣợng đồi bại, tha hoá, những cuộc ẩu đả, tranh công đoạt lợi…
bằng ngôn ngữ khô khốc, khinh bạc, không khỏi làm cho họ bị sốc.
Không nản lòng, cuối năm 2004, Tạ Duy Anh cho in tiểu thuyết Thiên thần sám hối. Đây là cuốn tiểu thuyết ghi nhận sự lao động không mệt mỏi của nhà văn và cũng là tác phẩm đem đến những những giá trị mới mẻ cho văn học. Sự khác lạ từ cách xây dựng nhân vật (hư ảo) cho đến người kể chuyện, lối dẫn truyện, kết cấu truyện… đã khiến cho các sạp sách bán rất chạy tác phẩm này. Tác phẩm gieo vào lòng người đọc sự ám ảnh ngay từ dòng chữ đầu tiên và người ta nhận ra Tạ Duy Anh mang trong mình một tinh thần cách tân tiểu thuyết hiện đại.
Gần đây, Tạ Duy Anh tiếp tục công bố tiểu thuyết Giã biệt bóng tối (2008). Tác phẩm cũng gây tiếng vang không kém gì Thiên thần sám hối. Có cả một cuộc hội thảo bàn về những vấn đề đƣợc đƣa ra trong Giã biệt bóng tối.
Bằng lối kết cấu lắp ghép, với xu hướng nhiều truyện trong một tiểu thuyết, Tạ Duy Anh thực sự là người có những cách tân cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Đến nay với hành trình sáng tạo hơn 30 năm, Tạ Duy Anh đã là chủ sở hữu của một khối lƣợng tác phẩm khá đồ sộ: Các tập truyện ngắn và truyện gồm: Bước qua lời nguyền (1990), Luân hồi (1994), Gã và nàng (2000), Bố
cục hoàn hảo (2004). Các truyện vừa: Hiệp sĩ áo cỏ (1995), Những truyện không phải trong mơ (2007), truyện vừa thiếu nhi chọn lọc (2008). Các tập tản văn: Kẹo kéo (2001), Ngẫu hứng sáng, trưa, chiều, tối (2004). Các tiểu thuyết: Khúc dạo đầu (1991), Lão khổ (1992), Đi tìm nhân vật (2002), Thiên thần sám hối (2004), Giã biệt bóng tối (2008).
Kể từ các tác phẩm chính đã công bố từ 1990 đến nay, hầu nhƣ năm nào Tạ Duy Anh cũng “trình làng” một hoặc vài tác phẩm, trong đó có các tác phẩm khá nổi tiếng nhƣ: Bước qua lời nguyền, Lão khổ, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối… Bước qua lời nguyền đƣợc coi là hiện tƣợng văn học của một thời và đây chính là tác phẩm đầu tiên khẳng định vị trí của nhà văn trong làng văn học. Cùng với Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Thời xa vắng của Lê Lựu, Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh… Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh đã thổi sinh khí mới vào đời sống văn học, là tiếng nói có tác động mạnh vào kinh nghiệm nghệ thuật và thị hiếu công chúng.
Sau Bước qua lời nguyền, sự quan tâm của nhà văn xoay quanh câu hỏi về cách viết. Ông quan niệm “Sáng tác đồng nghĩa với tìm tòi và kĩ thuật viết là điều quan trọng… Kỹ thuật, xét cho cùng, là nỗ lực tạo ra hình thức và hiệu quả cao nhất cho tác phẩm” [23, tr.21] .Với Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh đã thể hiện rõ nét tài năng của mình trong việc lựa chọn đối tƣợng và hình thức thể hiện đối tượng ấy. Con người vong bản, quyền lực giấu mặt, lạc thú và trách nhiệm… như là vấn đề cốt tử của đời sống đương đại Việt Nam đã tìm đƣợc chỗ đứng thuyết phục trong mô hình văn bản tiểu thuyết Tạ Duy Anh.
Từ Lão khổ đến Đi tìm nhân vật, từ Đi tìm nhân vật đến Thiên thần sám hối và đến Giã biệt bóng tối là những cố gắng liên tục của Tạ Duy Anh để càng ngày làm mới mình ráo riết hơn.
Với bốn tiểu thuyết: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối,
Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh đƣợc xem là cây bút tiểu thuyết sung sức.
Điều đáng nói là nhà văn không bao giờ tự thoả mãn với những gì mình đạt đƣợc mà luôn tự đổi mới. Ở mỗi tiểu thuyết của ông bên cạnh những nét quen thuộc người ta luôn tìm thấy một sự phá cách nào đó từ ngôn ngữ, kết cấu đến cách xây dựng nhân vật… Có lẽ chính sự phong phú của ngòi bút Tạ Duy Anh đã tạo ra những “từ trường” hấp dẫn công chúng văn học.