Tạo cú pháp linh hoạt mềm dẻo

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 113 - 118)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỦ PHÁP SÁNG TẠO NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH

3.2. Tạo cú pháp linh hoạt mềm dẻo

Lời nói là tấm thảm ngôn từ mà người nghệ sĩ dệt nên trong toàn bộ chiều dài tác phẩm. Mỗi truỵên đều diễn ra “cuộc đánh lộn của nhà văn với các con chữ”, bởi lẽ “Mỗi tác phẩm là một khám phá về nội dung và một phát minh về hình thức” (Lêônốp). Mỗi nhà văn có một quan niệm riêng về cách viết và do đó, có lối cấu trúc câu văn khác nhau. Câu trong phạm vi nghiên cứu của ngữ pháp học là câu đúng quy tắc ngữ pháp, tuân theo chuẩn mực.

Nhƣng câu văn nghệ thuật thì khác, nó vừa tuân theo quy tắc ngữ pháp, vừa có phần lệch chuẩn ngữ pháp để tạo ra cấu trúc câu mới, phong phú đa dạng và mang giá trị thẩm mĩ cho câu văn hiện đại. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, nhà văn Tạ Duy Anh đã sử dụng rất linh hoạt các dạng cấu trúc cú pháp và nó đã mang lại hiệu quả cho văn Tạ Duy Anh. Qua khảo sát tiểu thuyết của ông, chúng tôi nhận thấy nhà văn có sự sáng tạo về cú pháp trên các phương diện sau:

3.2.1. Câu văn gọn, chứa lượng thông tin cao

Thời đại bùng nổ thông tin cùng với nhịp sống hối hả khiến con người hiện đại ngập chìm trong bao nỗi lo toan, bao mối quan hệ nhằng nhịt và phức tạp nên những tiểu thuyết trường thiên với cách viết thong dong, tốc độ

chậm không còn phù hợp với họ nữa. Để thích nghi, tiểu thuyết hiện đại đã sử dụng những câu văn ngắn, khai thác hiệu quả tính hàm súc, độ thông tin cao. Đó là thứ ngôn ngữ đời sống ngắn gọn, giản dị nhƣng sinh động và giàu giá trị biểu cảm. Kristeva Gunnar trong cuốn “Về những tiểu thuyết ngắn

từng khẳng định: “Chân lí luôn nằm bên trong chúng ta, và thay vì lèn chặt đời mình bằng những ngôn từ, chúng ta có thể rút lại, nói ít đi, nhưng hãy làm sao gia tăng trọng lượng cho mỗi từ, hãy làm cho mỗi từ chứa đầy sự bí ẩn và niềm kính sợ, ngôn ngữ xứng đáng được như vậy”.

Văn học trước 1975 cũng đã rất thành công với kiểu câu ngắn. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, trong sáng tác của Nam Cao, số lƣợng câu ngắn nhiều hơn câu dài. Ví dụ trong tiểu thuyết Sống mòn: “Cơm! Áo! Sự an toàn! Tương lai của mình! Tương lai của các con! Sống! Sống!

Ở Việt Nam, các nhà văn cũng tỏ ra khá tự tin khi trình làng những tác phẩm “nhỏ bé”, bất chấp vấn đề dung lƣợng. Họ không nhằm mục đích tái hiện lại cuộc sống một cách rộng lớn như các nhà tiểu thuyết trước đây mà chuyển sang tính đối thoại. Nhà văn Tạ Duy Anh từng tâm sự: “Xu hướng ngắn, thu hẹp bề ngang, vừa khoan sâu theo chiều dọc, đa thanh hóa sự đối thoại, nhiều vỉa ý nghĩa, bi kịch thời đại được dồn nén trong một cuộc đời bình thường, không áp đặt chân lý là dễ thấy. Tiểu thuyết ít mô tả thế giới hơn là tạo ra một thế giới theo cách của nó. Ở đó, con người có thể chiêm ngưỡng mình từ nhiều chiều hơn là chỉ thấy cái bóng của mình đổ dài xuống lịch sử” [6].

Ngƣợc lại quan niệm truyền thống về tính “đồ sộ” của tiểu thuyết, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đổi mới với những tác phẩm dung lượng chỉ bằng một truyện vừa theo xu hướng chung của văn học thể giới. Sự rút ngắn độ dài của tiểu thuyết dễ nhận thấy qua các sáng tác của Phạm Thị Hoài với Thiên sứ (80tr), Marie Sến (158tr); sau đó là Nguyễn Bình Phương với Thoạt kỳ

thủy (167tr), Những đứa trẻ chết già (202tr), Trí nhớ suy tàn (127tr); Tạ Duy Anh với Thiên thần sám hối (125tr), Lão Khổ (230tr), Đi tìm nhân vật (225tr); Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái (253tr); Thuận với Paris 11 tháng 8 (287tr), Chinatown (227tr)…

Sự khiêm tốn về dung lượng nhưng không ảnh hưởng đến chiều sâu của các vấn đề đặt ra trong tiểu thuyết. Thoạt ký thủy của Nguyễn Bình Phương đặt ra vấn đề sự tha hóa của con người rất sâu sắc. Các nhân vật trong tác phẩm ít nhiều có máu điên nhƣng qua đó, nhà văn tập trung miêu tả sự đen tối trong cõi vô thức của con người. Trong Đi tìm nhân vật, Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh đề cập đến sự tha hóa của con người và sự bi hài của cái gọi là “lịch sử”. Chinatown của Thuận nói đến cộng đồng nhập cƣ và những kiếp tha hương… Sự thu gọn dung lượng là kết quả của quan niệm đời sống như những mảnh vỡ xã hội hiện đại bùng nổ thông tin. Sự khác biệt giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, giờ đây không còn phân biệt ở dung lƣợng, ở nội dung bao quát những mảng hiện thực lớn cả về bề rộng lẫn bế sâu mà ở “tính tiểu thuyết”, tức khả năng phản ánh những giá trị bề sâu của con người trong cuộc sống đương đại phức tạp.

Với sự phân chia hết sức cực đoan: chương hơn 30 trang, chương hơn 10 trang… trong đó có xen kẽ nhiều đoạn in nghiêng về những đoạn nhật kí, lời thú tội của các nhân vật, hay bức thƣ dài 25 trang của Thảo Miên gửi cho tôi đã tạo đƣợc sự phức hợp đa tầng trong cấu trúc tác phẩm. Với độ dài 125 trang, Thiên thần sám hối được chia thành 9 chương với độ dài ngắn bất thường: chương 4: 24 trang, chương 1: 13 trang, chương 2: 5 trang, chương 9: 3 dòng. Thoạt kỳ thủy chia làm 3 phần trong đó phần một có 4 trang, phần phụ chú có 2 trang, nội dung chính tập trung ở phần truyện, nhƣng có đoạn dài 44 trang, có đoạn lại chỉ có 1 trang. Hơn nữa, trên bề mặt mội văn bản còn có nhiều khoảng trống (vắng chữ ) nhằm thư giãn thị giác cho người đọc,

đồng thời tạo nhịp điệu trần thuật linh hoạt, lúc mau lúc thƣa, lúc để chiêm nghiệm, lúc bỏ qua… Có thể nói, những cách tân về cấu trúc tiểu thuyết vừa thể hiện quan niệm dân chủ trong cách nhìn nhận của nhà văn về cuộc sống, về thể loại tiểu thuyết, vừa tạo ra những điểm nhìn phong phú về con người về thế giới trong sự đổ vỡ, phân rã của đời sống đương đại. Tất cả điều đó tạo ý nghĩa năng động và biến hóa cho tác phẩm.

Kristeva Gunnar trong cuốn “Về những tiểu thuyết ngắn” khẳng định:

Dù chƣa nói lên đƣợc điều gì đáng kể, song độ ngắn của tiểu thuyết trong những năm gần đây đã “có sự phá cách so với tiểu thuyết truyền thống (các bộ sử thi, tùng thư dài), đưa ra một quan niệm về lối viết mới của tiểu thuyết.

Ngắn không phải là non yếu, nó biểu hiện một dấu hiệu quan trọng của sự nỗ lực tìm tòi, đổi mới kỹ thuật- nghệ thuật tự sự của các nhà văn đương đại và minh chứng cho một quan niệm về tính toàn thể của thế giới chỉ có thể được biểu hiện và nhận ra trong phân mảng của thực tại và tham vọng miêu tả toàn bộ hoặc phần lớn thế giới trong một tác phẩm. Tiểu thuyết là siêu hình và trên thực tế không thể không đạt được”. Tiểu thuyết ngắn thực sự là một cách tân của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Đây là một hình thức phù hợp với thị hiếu và nhịp sống khẩn trương của con người. Kristjana Gunnars khẳng định: “Chân lý luôn nằm bên ngoài chúng ta, và thay vì lèn chặt đời mình bằng những ngôn từ, chúng ta có thể rút lại, nói ít đi, nhưng hãy làm sao gia tăng trọng lượng cho mỗi ngôn từ, hãy làm cho mỗi từ chứa đựng sự bí ẩn là niềm kinh sợ, ngôn ngữ xứng đáng được như vậy”.

Như vậy, xu hướng chọn kiểu câu ngắn để tổ chức lời văn không chỉ thể hiện hàm súc, cô đọng, chính xác mà nó còn có tác dụng thể hiện những giằng xé phức tạp trong nội tâm nhân vật. Tạ Duy Anh đã tạo ấn tƣợng nghệ thuật khó quên trong lòng độc giả.

3.2.2. Sự pha trộn các kiểu câu và hiệu quả tiếp nhận

Với tiểu thuyết thời kì đổi mới, sự pha trộn các kiểu câu xuất hiện

nhiều trong sáng tác của các nhà văn đương đại như: Thuận, Nguyễn Bình Phương, Phạm Thị Hoài… Tạ Duy Anh không phải là trường hợp ngoại lệ.

Trong tiểu thuyết của nhà văn, xuất hiện khá nhiều những câu đơn hai thành phần (gồm có một nòng cốt câu với hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ). Đây là kiểu câu cơ bản trong cú pháp tiếng Việt và cũng là kiểu câu đơn giản nhất, thông dụng nhất trong các kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp:

Lão Phụng bước lùi lũi về phía nhà lão Khổ. Cả đời lão lúc nào cũng thèm ăn. Lão ăn bất cứ thứ gì có thể ăn được. Người ta bảo kiếp trước lão bị rọ miệng nên kiếp này ăn bù. Ở làng Đồng lão thuộc số người bị khinh ghét nhất. Cơ thể lão nhom nhem như con nhái đói. Gương mặt lão phơi bày đầy đủ bản chất hèn hạ và lưu manh của lão”[2, tr.93].

Khảo sát tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, chúng tôi thấy cũng có những cấu trúc câu rất lạ, rất đặc biệt, không theo một cấu trúc câu thông thường nào, có cảm giác nhƣ tác giả viết nhƣ để diễn tả mạch cảm xúc dâng trào: “…chết do bị giết; chết vì tai nạn; chết vì không biết sống thêm để làm gì; chết vì sợ; chết vì sướng quá; chết vì tình, vì tiền; chết bởi quyền lực; chết bởi bạn bè; chết do thắt cổ, trầm mình, uống thuốc độc; chết bằng dao, bằng chun quần phụ nữ;

chết vì thua kiện; chết vì sám hối…” [3, tr.165]. Những câu văn ngắn, cụt, cộc lốc…, thể hiện sự dửng dƣng vô cảm, tẻ nhạt của cuộc sống xuất hiện khá nhiều: “Một bọn thú đang tranh nhau ăn? Một phiên chợ? Một cuộc tự sát tập thể? Một cuộc cưỡng hiếp hoặc đơn giản hơn là những kẻ đui mù nhốt chung trong căn hầm nào đó?... Một bầy giun dế, một lũ chuột”[3, tr. 208].

Bằng những câu văn ngắn, sắc lạnh, Tạ Duy Anh xây dựng nên cuộc thoại với liên tiếp câu hỏi đƣợc đƣa ra ẩn chứa những thông báo ghê gớm:

- Hay lắm. Ông có việc gì ở đây?

- Anh bạn làm gì ở đây?

- Ông nghĩ tôi làm gì ở đây?

- Tôi đoán thế thôi.

- Ông đoán thôi a?

- Có đúng tôi đã đoán không nhỉ?

- Tôi cam đoan ông có đoán.

- Tôi đoán gì nhỉ?

- Ông đoán cái điều ông muốn biết.

- À, đại loại thế!...

- Ông bạn muốn tôi làm gì?

- Ông muốn làm gì?

- Tôi muốn làm gì ư? Làm gì nhỉ…”[3, tr. 255-256].

Pha trộn nhiều kiểu câu, Tạ Duy Anh đã “làm phép cộng” giữa vỏ hình thức với chiều sâu tư tưởng ẩn trong câu chữ. Việc sử dụng linh hoạt các kiểu câu một lần nữa chứng tỏ khả năng điêu luyện về ngôn ngữ của nhà văn.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)