Sử dụng lớp từ mang tính triết lí

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 104 - 108)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỦ PHÁP SÁNG TẠO NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH

3.1. Hệ thống từ vựng độc đáo, phong phú

3.1.2. Sử dụng lớp từ mang tính triết lí

Kristrva - một nhà nghiên cứu văn học trong cuốn Thi pháp văn xuôi đã khẳng định: “Chân lí luôn nằm bên ngoài chúng ta và thay vì nén chặt cuộc đời bằng những thứ ngôn từ, chúng ta có thể rút lại nó ít đi, nhưng hãy làm sao gia tăng trọng lượng (lượng thông tin) cho mỗi từ, hãy làm cho mỗi từ chứa đầy sự bí ẩn và niềm vinh kính sợ, ngôn ngữ xứng đáng được như vậy [53, tr.57]. Đến với tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, tác giả đã có sự lƣợc giản ngôn ngữ cần thiết, dồn nén ý tưởng, khơi gợi và lan toả suy tư, tạo cho ngôn ngữ sự đa nghĩa. Điều này cũng có đƣợc một phần là do tác giả đã sử dụng sáng tạo một hệ thống từ ngữ mang tính triết lí, triết luận.

Trong sáng tác của Tạ Duy Anh, nhân vật xƣng tôi khá nhiều. Ở đó, người kể chuyện và nhân vật tỏ ra bình đẳng với nhau, “bằng vai phải lứa”

cùng tham dự vào cuộc đối thoại, triết lí tranh biện về một vấn đề, hiện tƣợng nào đó trong cuộc sống. Cái nhà văn muốn thể hiện, không phải ở chỗ nhân vật là người như thế nào mà là cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật về con người và cuộc sống quanh mình ra sao. Lớp từ triết lí, tranh biện thường đƣợc sử dụng khi Tạ Duy Anh đề cập đến những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, khi nhân vật đi tìm những giá trị tinh thần đích thực vĩnh hằng; khi nhà

văn bày tỏ những suy tư về tình đời, tình người hoặc khi nhà văn phân tích, lí giải, khái quát một hiện tƣợng nào đó trong cuộc sống.

Sau khi nếm đủ những cay đắng của một kiếp người, các nhân vật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh đều tỏ ra rất thâm trầm trải nghiệm. Có khi là một chi tiết nhỏ cũng đƣợc nâng lên thành triết lí, thành quy luật chung của con người. Trong Lão Khổ của Tạ Duy Anh, nhìn gã xe bò ngủ, Tƣ Vọc nghĩ: “Sao mà anh ta ngủ dễ thế? Cái kiểu ngủ kia chỉ có được ở những người thanh thản, an nhiên trước mọi biến đổi của thời cuộc. Sao mà đất này người ta sống khổ thế, đến cả giấc ngủ cũng quá ư đơn giản…”

[2,tr.212]. Đặc biệt, lão Khổ, người nông dân mà cuộc đời đầy thăng trầm biến đổi, rất hay có những chiêm nghiệm về thời thế và cuộc đời. Trải qua hết long đong lận đận của đời người, lão rút ra kết luận: “Danh vọng là thứ đôi khi thật hão huyền, khốn nạn, hiển nhiên nhất là ở sự phù phiếm”; Khi lão thấy mọi thứ đều tan vèo, mất tăm mất tích vào dĩ vãng thì lão nghĩ

Sống là cuộc đi đày, và cái chết là dấu hiệu đầu tiên của tự do” ; Khi thấy nhƣ không chịu đựng nổi thì lão triết lí: “Đời người ngắn lắm”[2, tr.254]; lão còn triết lí về tự do: “Tự do như gió mà cũng vô dụng như gió”; về cuộc đời:

Đời đáng ngán thật”, “Kiếp người thật phù du, bèo bọt”, “Kiếp người là kiếp khổ, nỗi khổ của sự nhận ra mình là người” [2]. Thật ra, trong lão chứa đầy lòng nhiệt tình giai cấp, nhƣng do tầm nhận thức hạn hẹp của một nông dân cùng với những hạn chế của thời cuộc mà xảy ra biết bao cuộc bi hài.

Chỉ đến khi qua hết những thăng trầm, lão Khổ mới nhận thức, mới chiêm nghiệm ra những điều nhƣ vậy.

Sau khi trải qua nhiều cơ cực của cuộc đời, các nhân vật thường có cái nhìn bao dung và thông suốt, không đổ lỗi cho ai, không quy trách nhiệm về ai, mà nhìn nhận nó ở quy luật biến đổi nhân tình thế thái. Ông Bông sau bao năm trở về quê không phải để hỏi tội lão Khổ mà để sẻ chia: “Ông Khổ ạ,

không biết ở tuổi ông bây giờ ông cảm thấy gì. Với tôi đấy là nỗi cô đơn, sự hãi hùng. Đáng sợ thật,. Đến tận lúc chết cũng không thấy cuộc đời đổi thay là mấy… Mình ra đường bây giờ cứ như lạc vào nghĩa địa ấy! Nó lạnh lùng, nó tàn khốc, nó nguy hiểm chứ chẳng như ngày xưa còn tí đạo lí ”[2, tr.219 - 220]. Con người ấy trở về làng mang theo cái nhìn rộng lượng hơn, bao dung hơn. Ông bày tỏ chiêm nghiệm: “Xét đến cùng thì mọi cái đều vớ vẩn. Điều đó khiến bọn mình trở thành đáng thương là chúng ta bị cuốn vào vòng thù hận, đôi khi vì một vài thằng rất đáng khinh bỉ… Tôi có cảm giác nó đang phải chịu một luật quả báo nào đó” [2, tr.220]. Trong tiểu thuyết Lão Khổ nhiều câu văn đọc lên tựa nhƣ ta đang đƣợc nghe những lời giáo huấn của nhà thờ: “Hãy biến những khoảnh khắc sống thành hi vọng” hay “để có tình yêu thực sự, không thể sống theo ý muốn thuần tuý của con người”, “sự sống là đức hạnh mỗi người sẽ đem theo khi trở về”. Còn lão Khổ, dẫu có bị đưa ra đấu tố, người chú ruột vì thế phải hộc máu mồm mà chết, dẫu có bị đƣa ra toà vì bị gán tội Việt gian thì lão vẫn không oán trách, căm thù ai bởi lão nghĩ đó là những “điều khó tránh” của lịch sử, dù nó đẫm máu. Đặc biệt, trong tư tưởng của lão luôn có sự dung hoà lớn lao giữa những mất mát cá nhân với điều mà lão cho là “cần thiết với số đông” [2, tr.145]. Điều đó đã trở thành niềm tin để lão không oán trách nhân dân, đối tƣợng mà cả đời lão luôn muốn phụng sự.

Với Thiên thần sám hối, ta bắt gặp hình thức người trần thuật ngôi thứ nhất - một bào thai còn nằm trong bụng mẹ, suy nghĩ, cảm nhận và tự đấu tranh để đi tới quyết định: có ra làm người, ra để sống hay không?

Nhưng tôi chấp nhận sống, còn bởi một sự thật ngàn lần khó tin hơn: con người không làm được gì hơn ngoài sự chuẩn bị cho cái chết của chính mình. Vì thế họ phải dám sống để chuẩn bị cho ngày đó đến nơi đến chốn

[4, tr.119]. “Nhƣng sự chết là ân sủng cuối cùng”. Việc trì hoãn sự ra đời của

bào thai đƣợc thể hiện rất sâu sắc và tinh tế. Nó đƣợc thể hiện qua hàng loạt cuộc tranh biện: “Ái chà xem ra cái cuộc đời ngoài kia cũng bất trắc và nguy hiểm lắm nhỉ. Có biết bao tai vạ khó lường mình còn chưa cắt nghĩa được từ ngữ. Vậy thì dại gì mà chui đầu vào rọ khi mình có toàn quyền quyết định”,

“…Không ra! Không ra! Hành trình đến thế gian chỉ đến đây, dừng lại ở đây là sáng suốt sau đó quay về làm thiên thần vĩnh viễn”. Cuối cùng, sau ba ngày tự đấu tranh bào thai đi đến quyết định: “Ngày hăm sáu tháng Sáu năm một ngàn chín trăm chín mươi sáu tôi quyết định ra đời” [4, tr.119]. Câu chuyện diễn ra thật khó tin, nhƣng nói nhƣ Tạ Duy Anh ở phần Tựa của cuốn truyện:

Câu chuyện khó tin này là của một đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Nếu đọc xong quý vị vẫn không sao. Quan trọng chính là ở chỗ quý vị sẽ còn ám ảnh về chuyện có thể tin được hay không?” [4, tr.6]. Đúng là những chuyện trong truyện không thể tin, nhƣng ám ảnh mà nó gợi lên là có thật. Dụng ý của nhà văn khi chơi “trò chơi” hư cấu này nhằm muốn: mỗi người chúng ta hãy dừng lại trước dòng đời cuộn chảy để suy nghĩ về những giá trị của cuộc sống, từ đó tìm ra ý nghĩa cuộc sống cho chính bản thân mình.

Giã biệt bóng tối cùng với việc miêu tả cuộc sống một cách chân thực, sinh động, tác phẩm còn có xu hướng phát biểu bằng cách này hay cách khác những nhận xét, những suy tưởng có tính chất khái quát về cuộc đời và con người. Tạ Duy Anh thường hay nói khái quát, từ một số phận cụ thể ông thường suy ngẫm đến số phận của nhiều người. Bằng cách nói này, Tạ Duy Anh muốn thâu tóm tất cả, thâu tóm những cái chung, cái phổ biến, cái mang quy luật của cuộc sống. Cuộc đời thằng Thƣợng đƣợc nhân vật xƣng “tao” đánh giá một kiếp, một “đời khốn nạn”. Câu hỏi “Làm sao kiếp người lại khốn nạn thế?” cứ văng vẳng và theo khắp chiều dài cuộc đời nó.

Giọng triết lí vang lên một cách đầy chua xót, đau đớn khi nhân vật tao nhận ra một sự thật trớ trêu: “Những kẻ đóng vai trò sinh sôi trong thế kỉ này thực

ra là những người đã chết từ thế kỉ trước”[5].

Với việc sử dụng lớp từ ngữ giàu tính triết lí, những triết lí đi lên từ những trải nghiệm và nước mắt đắng cay khiến cho văn Tạ Duy Anh có một sức hút kì lạ. Có thể thấy, điểm nổi bật trong sáng tác của tạ Duy Anh là vấn đề: sự sống và cái chết, tình yêu và hạnh phúc, cái thiện và cái ác, thắng và thua, niềm tin hi vọng và thất vọng, quá khứ và hiện tại… Triết lí của Tạ Duy Anh không chỉ có sắc điệu buồn thương mà còn là giọng điệu triết lí mang niềm tin và hi vọng: “Hãy biến mỗi khoảnh khắc sống thành hi vọng”, “chưa mất hi vọng nghĩa là chưa mất gì cả”. Hay “Tôi chỉ nên ở lại trong bóng tối mới mong thoát được chính bóng tối ấy. Nhưng vào giây phút mọi quyết định đã được hoàn tất, tôi bỗng thấy hiện lên một vùng ánh sáng. Tôi ngỡ ngàng vì không biết điều gì xảy ra. Định tâm lại tôi nhìn ra ở giữa vùng ánh sáng ấy là khuôn mặt của ả gái làm tiền. Ả nhìn tôi bằng cặp mắt u buồn và tha thứ rồi biến mất” [5]. Tính triết lí trong sáng tác của Tạ Duy Anh không khô khan, không cứng nhắc mà luôn thấm đượm tình cảm. Nó khơi gợi ở người đọc sự đồng cảm, chia sẻ, bao dung thấu hiểu về cảnh ngộ tâm trạng thăng trầm chìm nổi của kiếp người. Nó từ con tim mà trào ra và sẽ đi tìm những trái tim đồng điệu: “Chúng ta sẽ sống với nhau như những con người để được chết như những con người” [5, tr.245]. Tạ Duy Anh đã mang lại cho nền văn học Việt Nam nói riêng và ngôn ngữ dân tộc nói chung những đóng góp không thể phủ nhận.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)