Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 108 - 113)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỦ PHÁP SÁNG TẠO NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH

3.1. Hệ thống từ vựng độc đáo, phong phú

3.1.3. Sử dụng lớp từ mang tính khẩu ngữ

Nếu cái nhìn đậm chất sử thi ở giai đoạn 1945- 1975 đã khiến các tác giả tìm tới trường ngôn ngữ giàu chất thơ thì cảm hứng thế sự ở giai đoạn sau 1975 đòi hỏi nhà văn thu hẹp khoảng cách giữa văn học và đời sống. Các nhà văn liên tục cập nhật lớp ngôn ngôn ngữ đời thường từ cuộc sống hiện đại.

Biểu hiện đầu tiên của ngôn ngữ mang đậm phong cách khẩu ngữ là hệ thống

lời thông thường, bình dị, dân dã (như chính cuộc sống hàng ngày) đã đi vào văn chương. Những lời nói thông tục, tiếng lóng, từ ngữ mang tính chất suồng sã không câu nệ, những câu chửi thề, những từ ngữ tục, những lời nói trần trụi… xuất hiện liên tiếp. Cái dung tục ấy bấy lâu văn chương thường né tránh thì nay, các nhà văn đương đại không ngần ngại đưa vào tác phẩm của mình với dụng ý truyền tải lƣợng thông tin nóng hổi về hiện thực. Điều đó gắn liền với khuynh hướng “giải thiêng” trong văn học hiện đại: Mọi sự vật hiện tƣợng đều đƣợc đƣa lên cùng một mặt sân giá trị, xoá bỏ khoảng cách sử thi xa vời, thành kính. Ngôn ngữ tiểu thuyết gần gũi tới mức tối đa với đời sống nên lớp từ ngữ của cuộc sống hiện đại ngày càng chiếm ƣu thế. Đó là thứ ngôn ngữ ngắn gọn, giản dị, có khi trần trụi, cộc lốc nhƣng lại hết sức sinh động và giàu giá trị biểu cảm.

Đọc Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, người đọc không khỏi giật mình bởi thứ ngôn ngữ suồng sã, dung tục diễn tả chính xác sự ô hợp, láo nháo của con người trong cuộc sống hiện đại. Cái xã hội mà người ta coi trẻ con chỉ là một khối đỏ rực, một chiếc bọc lùng nhùng, là cục đá, là tội nợ, là cái ách, cái nghiệp chướng, một sự sỉ nhục đáng nguyền rủa… Đẻ đồng nghĩa với trút con ra, bỏ lại hay tụt, xảo, xổ ra; giao hợp đƣợc gọi là ngứa nghề, làm tình, là tráng men; mang thai đồng nghĩa với chửa hoang, ễnh ra và người ta tìm đủ mọi cách để nạo, phá, thậm chí còn uống thuốc độc để thai nhi sảo ra nhanh chóng. Tất cả những từ đồng nghĩa, chuyển nghĩa ở cấp độ mạnh như thế đều được sử dụng một cách thản nhiên. Có người cho rằng, Tạ Duy Anh đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng từ ngữ và đây là một trường hợp tiêu biểu: “Chợt cô lại đưa mắt xuống chiếc bụng, mặt lạnh ngay lại với một ý nghĩa nguyền rủa”. Liệu tác giả có nhầm chiếc bụng với cái bụng?

Nhƣng truớc hiện tƣợng cô gái chửa hoang và nạo phá thai nhiều lần đúng là cái bụng cũng có thể ví nhƣ chiếc túi đựng. Hoặc từ sảo đƣợc tác giả sử dụng

tới ba lần, chữ sảo để chỉ việc tống khứ đứa con ra khỏi bụng mẹ. Trong những ngữ cảnh của câu chuyện thật không còn từ nào hợp hơn chữ sảo.

Nhưng cả lần ấy và tiếp theo, đều cứ đến đúng tuổi cái thai bị em giết là nó sảo ra. [4, tr. 88].

Tạ Duy Anh còn lão luyện trong việc sử dụng tiếng nói của dân chợ búa.

Đó là những khẩu ngữ gay gắt, những câu chửi thề, chửi tục trần trụi xuất hiện tương đối nhiều trong tác phẩm của ông: Mẹ kiếp! Đã thế ông đếch thèm sống nữa”; “Đã vậy ông đéo chết nữa”; “Cha sư bố nó chứ đời! Những thằng Ngô và con đĩ thì mũ áo xêng xang. Cha bố nó chứ đời…”[2,tr.38]; “Rõ ra mặt từ tế! chó lắt mẹ mày chứ cả ổ cả ê nhà mày kiệt nõ đít, có bao giờ là thảo lảo thế” [2].

Rồi một loạt những ngôn ngữ tai quái, lọc lõi của những tay anh chị:

Tao không nghe hôm kia có thằng bé đánh giầy nào bị chọc tiết. Còn đây là lời của một ả gái điếm: “Chú nhóc ăn suất phụ mà cũng tinh tướng gớm nhỉ? Chim bằng ngần nào rồi? Liệu chị nhét đầu vào đấy” [3, tr.71]. Thứ ngôn ngữ thông tục có tính chất cực bạo mà Tạ Duy Anh sử dụng để phơi bày những trạng huống khủng khiếp của đời sống như một sự cảnh tỉnh trước nguy cơ đáng sợ của sự bào mòn nhân cách con người.

Hiện tượng “iếc hoá” trong lời người kể chuyện xưng taoGiã biệt bóng tối thể hiện khá rõ dụng ý nghệ thuật của nhà văn (thay thế ngôn ngữ hàn lâm trang trọng bằng khẩu ngữ đời thường): “Phải nói ngay là tao cóc quan tâm đến thiên hạ ăn iếc, ngủ iếc, làm tình làm tiếc, chết chiếc ra sao.

Tao chỉ làm theo ý thích của chính mình…”; “Sự nguyền rủa tao còn chả sợ, ba cái trò chữ nghĩa ấy, chắc do bọn văn sĩ, văn siếc cò mồi, bồi bút bịa ra, có mà gãi ghẻ. Tao ngang bằng với triết học, triết học triết hiếc. Tao ngồi xổm lên đạo đức…Tao chỉ làm theo ý thích của mình” [5].

Khảo sát tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, chúng tôi thấy nhà văn sử dụng

nhiều các thành ngữ, quán ngữ. Điều này cũng góp phần tạo nên thành công trong sáng tác của nhà văn. Các thành ngữ, quán ngữ, xuất hiện dày đặc trong tiểu thuyết của ông nhƣ: “làm dâu trăm họ” [2, tr.95]; “tát nước theo mưa

[2, tr.101]; “kiếm củi ba năm một cơn sĩ diện là thiêu trong nháy mắt”, “ăn miếng trả miếng” [2, tr. 103]; “của chồng công vợ”, “con giun xéo mãi cũng quằn”, :ông chín lạng, bà một cân” [2. tr104 - 105]… đã tạo nên tính đƣa đẩy, chuyển ý, tạo tình huống trong giao tiếp, tạo không khí giao tiếp.

Bằng việc gia tăng ngôn ngữ thông tục trong tác phẩm, Tạ Duy Anh đang cố kéo văn chương ra khỏi cái nhìn lí tưởng hoá, kéo người đọc khỏi ảo giác về một hiện thực êm ả toàn sắc hồng. Cái đọng lại sau mỗi từ ngữ chính là sự phức tạp của đời sống, của thân phận con người mà không phải ai cũng hiểu đƣợc. Bằng cách sử dụng lớp từ khẩu ngữ, Tạ Duy Anh đã làm sinh động thêm ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người trần thuật, mở rộng thêm chiều sâu đời sống trong tiểu thuyết, nơi mà những biến động của thời đại in hằn rõ nét. Theo quan niệm của M. Gorki: “Khẩu ngữ là máu của văn xuôi nghệ thuật”, nghĩa là nó không chỉ đóng vai trò “dung môi” mà còn là thần thái sắc khí, là đặc tính mĩ học của ngôn ngữ nghệ thuật. Sử dụng ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ cao, Tạ Duy Anh đã tạo nên những phá cách nhất định so với ngôn ngữ văn chương truyền thống.

Trong ngôn ngữ của Tạ Duy Anh, chúng tôi còn nhận thấy có một lớp từ ngữ mang đậm tính dục. Cũng như một số các nhà văn đương đại thì Tạ Duy Anh không ngần ngại miêu tả cơ quan sinh dục nam, nữ, cách thức làm tình, những cuộc mây mƣa với những cơn sóng tình có diễn biến, cao trào, thoái trào của con người. Đây là điều ít thấy trong văn học giai đoạn trước bởi nó gần như bị cấm kị suốt hàng ngàn năm trước đó và ngay cả khi được phép hiện diện trong trang văn nó vẫn gây những dƣ luận trái chiều. Vấn đề tính dục là một vấn đề quá đỗi bình thường của con người, song nó cũng là

vấn đề vô cùng nhạy cảm. Trong văn học đương đại, tình dục không còn là một đề tài cấm kị, nó đƣợc các nhà văn khai thác nhiều hơn với những mục đích, ý nghĩa khác nhau. Các nhà văn đương đại đã coi tình dục là cách con người tìm đến với nhau (như một bản năng tự nhiên) nên nhà văn không ngần ngại miêu tả.

Trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, để miêu tả những pha làm tình, bạo dục trần trụi, Tạ Duy Anh đã sử dụng những câu văn ngắn, khô khốc. Đây là đoạn miêu tả cảnh ả gái điếm hãm hiếp một chàng trai 17 tuổi để trả thù đời:

Tao ớn bọn dê già quá rồi. Tao chỉ thích loại lún phún lông như mày. Sướng không con?”; “Tôi lẩy bẩy chui vào, tay tôi sờ soạng trên lớp vải ẩm ướt và tưởng như khoắng phải vũng bùn thì cũng đúng lúc ả vồ lấy kéo tôi ngã sấp xuống, bóc như bóc khoai. Không cho tôi kịp định thần, ả giần tôi một mẻ tơi bời, miệng thở phì phì, nước bọt bẵn tứ tung, hơi thở thối hoắc…” [3, tr.72].

Hay đoạn đối thoại của ả gái điếm với gã đàn ông: “… Nhưng riêng em thì thời gian không hạn chế. Suốt đêm nhẩn nha cũng được, tàu nhanh lướt ván cũng được, nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng, ngồi xổm, chổng mông ghếch chân kiểu chó đái, trăn gió cuốn mồi, thằn lằn giãy chết, nhái ôm măng, khỉ cõng con hay đại bàng cắp thỏ như cách của người Nhật… em cũng chiều hết. Kiểu chó, kiểu rắn…OK. Kem mút, gặm ngô non, thổi kèn, bật bông, sóc đĩa… em biết đủ cả…[5, tr.48]. Những pha làm tình, những cuộc mua bán dâm đƣợc nhà văn miêu tả rất chân thực và trần trụi.

Nhƣ vậy, chúng ta thấy tiểu thuyết của Tạ Duy Anh xuất hiện khá nhiều từ ngữ thông tục (những câu chửi thề, những từ chỉ các bộ phận kín đáo của đàn ông, đàn bà; những từ ngữ chỉ hoạt động bản năng của con người). Đây không phải là sự tuỳ tiện hoặc dễ dãi của người sáng tác, mà thực ra, nó là một chủ ý của tinh thần hậu hiện đại. Nhà văn hậu hiện đại chủ chương xoá bỏ khoảng cách giữa cao cấp và bình dân, giữa tinh uyển và đại

chúng. Bên cạnh đó, người đọc ngày nay không còn thái độ tiếp nhận e dè, ngại ngùng và cũng không coi đó là thứ văn khiêu dâm, sa đoạ nữa. Vì thế, người viết sẵn sàng kết nhập lớp từ ngữ thông tục ở một giới hạn cho phép, không làm ảnh hưởng tính thẩm mĩ của tác phẩm văn chương bởi nếu lạm dụng quá mức những yếu tố này sẽ dẫn tới bão hoà, nhàm chán. Dù sao, tất cả những điều trên bộc lộ một xu hướng: những ngôn từ đặc trưng của xã hội hiện đại ùa vào tác phẩm, chi phối lời người trần thuật. Nói cách khác, ngôn ngữ trần thuật, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã tái hiện bức tranh sinh động xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)