CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THỦ PHÁP SÁNG TẠO NGÔN TỪ TRONG TIỂU THUYẾT TẠ DUY ANH
3.4. Lặp lại nhiều lần những từ ngữ, những hình ảnh nhằm sáng tạo các biểu tƣợng trùng phức và ám ảnh
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra có nhiều quan niệm khác nhau về biểu tƣợng. Tuy nhiên, trong giới hạn của một luận văn, chúng tôi chỉ đi tìm hiểu biểu tượng dưới dưới góc độ văn học.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa thì “Biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [25, tr.23]. Trong văn học, khái niệm biểu tƣợng cũng đƣợc xem xét từ nhiều khía cạnh nhƣng chủ yếu ở giá trị khái quát, tƣợng trƣng. Vì thế có thể gọi là biểu tƣợng hoặc tƣợng trƣng. Biểu tƣợng hay tƣợng trƣng có nhiều điểm giống ẩn dụ. Để tránh nhầm lẫn, các nhà phong cách học và thi pháp học đã phân biệt điểm giống và khác nhau giữa biểu tƣợng và ẩn dụ nhƣ sau:
Biểu tƣợng và ẩn dụ giống nhau ở hai điểm là: Chúng đều đƣợc biểu thị bằng những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan. Chúng không chỉ mang nghĩa đen, nghĩa biểu vật mà nói đến biểu tƣợng và ẩn dụ là nói đến hiện tƣợng chuyển nghĩa, nghĩa biểu cảm, nghĩa hàm ẩn. Biểu tƣợng và ẩn dụ khác nhau ở tính bền vững và tính biến đổi, tính ước lệ và tính tự do. Biểu tượng thường mang tính kí hiệu, tính quy ƣớc, nghĩa là chỉ cần nêu lên hình ảnh biểu tƣợng là người đọc đã hiểu cái mà nó tượng trưng. Còn ẩn dụ tự do hơn, còn giữ nguyên dấu ấn cá nhân, biến đổi linh hoạt hơn, liên tưởng rộng rãi hơn biểu tượng, số lƣợng cũng nhiều hơn nhƣng không bền vững bằng biểu tƣợng.
Nhà nghiên cứu văn học Nga V.I.Erêmica đã phân biệt nhƣ sau: “ẩn
dụ là thơ ca dân gian, được sinh ra tức thời và mất đi khá nhanh. Biểu tượng được hình thành trong quá trình thời gian dài và sau đó hàng trăm năm. Ẩn dụ là yếu tố biến đổi, còn biểu tượng không biến đổi mà bền vững. Ẩn dụ là một phạm trù thẩm mĩ mà phần lớn tự do tách khỏi phong cách ước lệ. Biểu tượng thì lại được giới hạn nghiêm túc bởi hệ thống thi ca xác định” [63].
Các nhà nghiên cứu lý luận văn học của trường ĐHSP Hà Nội định nghĩa: “Biểu tượng là hình tượng từ ngữ có tính chất tĩnh tại, cố định, thường xuyên như là kí hiệu cho một hiện tượng đời sống” [31].
Tuy nhiên, việc phân định ranh giới giữa biểu tƣợng và ẩn dụ chỉ có ý nghĩa tương đối. Biểu tượng là ẩn dụ được sử dụng ở mật độ cao, lặp đi lặp lại, mang tính quy ƣớc. Nó không chỉ đơn thuần là tầng nghĩa hàm ẩn của một so sánh ngầm, ví ngầm mà nó đạt tới giá trị tƣợng trƣng. Biểu tƣợng có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, biểu tƣợng là đặc trƣng phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc của một loại hình nghệ thuật có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát đƣợc bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện được một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời [42].
Tóm lại, dù đƣợc định danh nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, biểu tượng luôn được khẳng định là một phương tiện tạo hình và biểu đạt có tính đa nghĩa thể hiện dưới dạng một hình tượng cụ thể, cảm tính, được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm và có giá trị gợi cảm cao. Những biểu tượng do các nhà văn, nhà thơ sáng tạo ra thường chứa đựng nhiều ý nghĩa ý tứ kín đáo, thâm trầm, thậm chí bí hiểm. Cho nên, muốn khám phá ý nghĩa của những biểu tƣợng nhƣ thế, ta phải thực sự thâm nhập vào phong cách, vào khuynh hướng sáng tác và toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ.
Tạ Duy Anh nhập vào quỹ đạo của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại bằng cả một hệ thống biểu tƣợng đa nghĩa, giàu giá trị biểu trƣng. Những tiểu thuyết của nhà văn từ Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối và mới đây nhất là Giã biệt bóng tối mang các biểu tƣợng có ý nghĩa lớn, tạo thành công cho sáng tác của ông.
Đối với Tạ Duy Anh, biểu tƣợng là nhân tố quan trọng, là chìa khóa để mở ra thế giới nghệ thuật tiểu thuyết. Đặc biệt, biểu tƣợng cũng đƣợc xem là hạt nhân cơ bản giúp Tạ Duy Anh đổi mới nghệ thuật của thể loại, giúp Tạ Duy Anh có một diện mạo riêng, vị trí riêng trong giai đoạn văn học phức tạp và đầy thử thách đối với bản lĩnh sáng tạo của người nghệ sĩ. Khảo sát tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, chúng tôi thấy có các biểu tƣợng sau:
3.4.1. Biểu tượng “bào thai” trong “Thiên thần sám hối”
Nhân vật trẻ em từ trước đến nay vốn được các nghệ sĩ thực sự quan tâm ƣu ái. Chúng hiện lên qua những trang viết mang vẻ đẹp hồn nhiên, đáng yêu của lứa tuổi. Nhƣng những năm gần đây, do hiện thực đa đoan đa sự, những giá trị cuộc sống luôn bị chao đảo thì trẻ em bước vào trang sách với những âu lo trăn trở. Sáng tạo nhân vật bào thai là một sáng tạo đắt giá của Tạ Duy Anh . Giáo sƣ Hoàng Ngọc Hiến cho rằng “cái đặc sắc của truyện chính là ở chỗ nhà văn mượn mồm người không biết nói để nói về những hiện thực đang diễn ra ở đời”. Trước Tạ Duy Anh, trong Phong nhũ phì đồn (Mạc Ngôn) cũng đã để một em bé vừa mới lọt lòng nói chuyện về thế giới mà nó khám phá qua cặp mắt mình và đây là một ví dụ:
-“Mẹ tôi tỉnh lại, cái nhìn đầu tiên là nhìn tôi. Chính xác hơn là nhìn cái chim bé như con nhộng ở giữa hai chân tôi, cặp mắt u tối của mẹ chợt bừng sáng.”
… Tôi khóc oe oe, miệng tìm vú. Mẹ nhét vú vào miệng tôi. Tôi mút vú thành thạo như đã được huấn luyện trước.
… Mẹ cho tôi bú sữa. Tôi mút được một thứ sữa hỗn hợp có vị chua của táo, đường và trứng gà, một dịch thể vĩ đại và quý giá.
… Mẹ quỳ xuống, lết bằng gối bên bà nội, giơ tôi lên trước bà… dưới đít tôi, ánh mắt bà bỗng lóe lên những tia giận giữ.
… là mỗi lần âm thanh la dóng lên, các thân nhân lại oà khóc. Họ khóc không tự nhiên, dư âm của la thanh vừa dứt thì tiếng khóc cũng ngừng, hình như không phải vì đau xót, mà là để hoàn thành nhiệm vụ do trưởng trần giao cho…”.
Cặp mắt sắc đáng sợ của em bé vừa chào đời này khiến người đọc ngỡ ngàng bao nhiêu thì bào thai trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh làm người đọc thót tim bấy nhiêu. Bào thai là một biểu tượng đa nghĩa.
3.4.1.1. Bào thai - nhân chứng cho cái hiện thực đầy đắng cay, ác nghiệt Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi - ba ngày trước khi chào đời, nhưng nhân vật bào thai đã lắng nghe đƣợc tất cả những gì cuộc sống diễn ra xung quanh mình. Bằng kênh giao tiếp “lắng nghe” bào thai nhận thấy cuộc đời này thật nghiệt ngã và bất lương. Những số phận, những mảnh đời hiện lên cũng thật chua chát và đắng cay. Bệnh viện - nơi đón những chủ nhân tương lai của đất nước thì giống y như cái “lò sát sinh”. Việc sinh nở, những đứa trẻ sinh ra không còn là lẽ tự nhiên của tạo hóa nữa, mà nó là hậu quả, là tội nợ, là sản phẩm… của những thú vui, những định kiến hẹp hòi của việc thăng quan tiến chức, của công việc… chuyện người đàn bà đồng ý cho người ta ngâm cồn những đứa con chưa thành người của mình rồi nhận tiền một cách thản nhiên, tàn nhẫn: “Em được bồi dưỡng bốn triệu đồng mà chỉ phải kí xác nhận đồng ý cho người ta ngâm cồn những đứa con chưa thành người của em… Giá được thêm dăm bọc nữa thì em đủ tiền xây nhà” [4, tr.62]; chuyện cô Giang mang thai mà không biết cha của đứa bé là ai: “Tôi phát hiện ra mình có thai. Tôi dằn vặt ghê gớm bởi không biết nó là của chồng hay của
papa…” [4, tr.84]; đó còn là những câu chuyện về những cái thai đƣợc tạo ra từ sự bội bạc, dối trá, từ sự trụy lạc, bỉ ổi, từ sự cƣỡng hiếp, vì vậy sự ra đời của chúng cũng không được chào đón. Dường như sự ra đời của chúng đều có liên qua đến những tính toán vụ lợi. Bào thai thực sự kinh sợ trước những điều mà nó nghe thấy, cảm nhận thấy. Hiện thực hiện lên thật quá tàn khốc khiến nó không muốn ra đời, nó phân vân về việc tồn tại hay không giữa cái thế giới đầy rẫy cái xấu và hành động tàn ác của con người. Từ trong bụng mẹ, bào thai lắng nghe, hình dung và cảm nhận đƣợc rằng nhân cách của người lớn đang ở trong tình trạng suy thoái trầm trọng. Những bà mẹ giết con ngay từ khi còn trong trứng nước, không biết cha của con mình là ai, con giết cha chỉ vì nó phát hiện ra chính cha nó đã cƣỡng bức mẹ nó… Những đứa trẻ may mắn ra đời thì sao? Số phận của chúng nhiều khi không bằng một con chó hoang lang thang hay một vết xước sơn xe. Chúng “là chủ nhân của những bãi rác, mồi ngon của bọn buôn người, là lợi nhuận của các nhà chứa, là chiếc bia tập bắn của cảnh sát như thường thấy trên ti vi…” Chỉ nghĩ thôi bào thai đã thấy kinh sợ mà không dám ra đời. Hai lần quyết định ra đời, nó đều chạm phải những biến cố, cái tối tăm của cuộc sống, khiến nó thêm nghi ngờ đó có thực sự là cuộc sống tốt hơn trong bụng mẹ?
3.4.1.2. Bào thai - biểu tượng cho sức sống và niềm tin vào cái thiện của con người
Khảo sát tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, chúng tôi thấy rằng phần tăm tối, cái xấu, cái ác chiếm phần lớn dung lƣợng của tác phẩm. Nhƣng cái mà nhà văn và nhân vật của ông luôn hướng tới, đó chính là cuộc sống trong trạng thái thuần khiết nhất. Giống như một người gạn đục khơi trong, Tạ Duy Anh đã cố gắng chắt lọc từ trong thế giới đầy những gian dối, tàn nhẫn, ích kỉ, hận thù vẻ đẹp trắng trong của tâm hồn con người. Hình tượng cậu bé trong bào thai biểu lộ một cách sâu sắc và đầy đủ nhất thông điệp về cuộc sống. Thiên
thần sám hối là câu chuyện kể của một bào thai. Đó là một câu chuyện lạ.
Nhƣ tác giả tâm sự: “Xin đừng băn khoăn rằng sự đời nhẽ đâu lại thế bởi đọc xong quý vị không tin thì cũng không sao. Quan trọng là ở chỗ quý vị sẽ còn ám ảnh về chuyện có tin được hay không”? Từ trong bụng mẹ, bào thai lắng nghe, hình dung và cảm nhận được rằng nhân cách của người lớn đang ở trong tình trạng suy thoái trầm trọng. Nhƣng nếu chỉ biết sợ mà không làm gì cả thì hiện thực đó vĩnh viễn không thay đổi, nhân cách con người sẽ ngày càng trượt xa hơn. Sự tồn tại của con người là vĩnh viễn. Bào thai quyết định ra đời, quyết định chấp nhận thách thức, đương đầu với cuộc sống và cái chết. Vào cái thời điểm cần đƣa ra quyết định có nên ra đời hay không, bào thai nghe đƣợc nghe đƣợc những âm thanh vẫy gọi nhƣ bài thánh ca nhắn nhủ: “Sống là đức hạnh mỗi người cần mang theo khi trở về”. Bào thai ra đời là để khẳng định một chân lý ở sự tồn tại của mình, đó là “sự sống là ân sủng lớn nhất thì không thể dừng lại. Nhưng tôi chấp nhận sống còn bởi một sự thật ngàn lần khó tin hơn: con người chẳng làm được gì hơn ngoài sự chuẩn bị cho cái chết của mình. Vì thế, họ phải dám sống để chuẩn bị cho ngày đó đến nơi đến chốn. Còn có biết bao người không có cơ hội này và có thể coi đây là bí mật cuối cùng mà vì thế tôi cần phải đến thay vì bỏ đi”.[4, tr119].
Sự có mặt của bào thai trên đời chính là niềm tin vào cái thiện sẽ chiến thắng cái ác của con người. Một đứa trẻ chính là một thiên thần vì đứa trẻ chính là thuở ban sơ của loài người, là sự trắng trong, là đối tượng cần nhận được tất cả những yêu thương trân trọng của người lớn. Cho dù thế giới còn đầy tội ác và bất công nhưng con người hãy sống và biến những khoảnh khắc sống thành hy vọng. Hãy biết sám hối để hướng tới phía trước, biết sám hối tức là biết sống sao cho đúng Chân - Thiện - Mĩ. Đó phải chăng là thông điệp nhà văn muốn gửi tới chúng ta?
3.4.2. Biểu tượng “Bóng đêm” trong tiểu thuyết “Đi tìm nhân vật” và
“Giã biệt bóng tối”
Đêm tối vốn là khoảng không gian vũ trụ bí ẩn, là biểu hiện tất yếu theo quy luật vận động của tự nhiên. Mƣợn hình ảnh bóng đêm để nói về những khoảng tối, những khoảng xấu xa khuất lấp trong con người không phải đến Tạ Duy Anh mới có. Trước Tạ Duy Anh chúng ta đã bắt gặp biểu tượng này trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu. Nhƣng trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, biểu tƣợng này đƣợc nhà văn khai thác triệt để hơn. Bóng đêm trong sáng tác của Tạ Duy Anh là một thế lực vô hình, là môi trường tốt nhất cho cái ác lẩn tránh và hoành hành. Vì lẽ đó, bóng đêm là biểu tƣợng của cái xấu, cái ác, cái phi nhân, thế giới của ma quỷ và lòng thù hận.
Trong tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, nhân vật “tôi” luôn bị ám ảnh bởi kẻ giấu mặt trong bóng đêm. Kẻ đã gieo rắc và gây ra cái chết cho ông nội và bố của mình. Sau này, khi truy tìm nguyên nhân gây ra cái chết của một thằng bé đánh giầy, nhân vật “tôi” lại cảm giác nhƣ sắp đƣợc đứng đối diện với hắn. Không nhìn thấy hắn, nhƣng trong tâm trí của tôi thì “tôi thấy hắn như khỏe to lớn, biết tàng hình, có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu hắn muốn, chỉ trong chớp mắt là có cảnh tang tóc…”. “Hắn, một kẻ vô hình nhưng có mặt ở khắp mọi nơi, ở bất kỳ chỗ nào con người có sự ganh ghét, thù hận…”.
Ngay cả gã thợ săn khi bị tòa phán xét về hành vi nổ súng giết ông gác rừng, gã vẫn khăng khăng không nhận tội vì trong gã đã có một kẻ vô hình mƣợn tay hắn để bóp cò và kẻ giết người chính là kẻ vô hình đó chứ không phải là gã. Và “có thể là hắn, với bộ mặt khác đã hạ sát thằng bé đánh giầy”. Hắn chính là biểu tượng về tội ác, là phần tối tăm, là mặt trái của mỗi con người.
Khi trong con người còn chứa đựng lòng thù hận và chán ghét cuộc sống thì đó cũng là lúc cái ác xuất hiện, lôi kéo, thúc đẩy con người làm việc ác cho nó. Cô gái trong Thiên thần sám hối giữa lúc tuyệt vọng trước cái chết của cha và mẹ, cô tưởng rằng còn kéo dài cuộc sống ngày nào thêm khổ đau ngày đó, lập tức cô nhận ra tiếng nỉ non, mời gọi của đấng chúa tể bóng tối “còn
chờ gì mà không đi theo ta”. Cô lao xuống một chiếc vực đêm sâu hun hút và liền sau đó, cô nghe thấy tiếng cười nhạo báng, đắc thắng của chính kẻ đã mời gọi mình. Cô nhận ra mình vừa sa bẫy của con quỷ siêu phàm gian sảo thì đã muộn. Cô chỉ có thể chuộc được tội của mình khi còn những người dám đấu tranh đến cùng để giành lấy sự sống cho dù họ biết, để đƣợc sống họ phải trả giá đắt.
Biểu tƣợng bóng đêm xuất hiện nhiều và đậm đặc nhất trong tiểu thuyết Giã biệt bóng tối, biểu tƣợng qua nhân vật lão già bóng tối. Giữa lúc chú bé Thƣợng côi cút, lang thang lạc vào một miếu hoang thì lão già xuất hiện lôi kéo nó vào đội quân của lão. Thằng Thƣợng không hề tin vào những lời nói khi thì huênh hoang tự đắc, lúc lại đầy vẻ đe dọa của lão, nên khi tỉnh dậy nó lại tiếp tục cuộc sống mưu sinh của mình. Chỉ đến khi làng Thổ Ô xuất hiện nhiều người chết với những kiểu chết lạ kỳ, nó mới hoang mang và cho rằng mình cần phải gặp lão già bóng tối để cầu xin lão cho rút lại lời nguyền. Đầu tiên là cái chết của ông Tung. Ông này chết trên đường do bị sét đánh lúc đi mua rƣợu. Anh San thì say rƣợu chết ngay trên bụng vợ. Ông Thìn thì chỉ vì vướng vào bó rau muống ai đó đánh rơi mà ngã xuống mặt đường, đầu đập vào đá và chết. Chị Hường chết trong tư thế ngồi. Ông Định thì lao từ sân thƣợng tầng ba xuống mà chết. Xem lại những cái chết bất đắc kỳ tử đó, thằng Thượng hoảng sợ thực sự vì nó biết tất cả những người trên đều liên quan đến nó. Họ chửi mắng, bóc lột sức lao động của nó, trong lúc không kiềm chế đƣợc nó đã nguyền rủa cho họ phải chết. Nó nghi ngờ và không muốn tin vào sức mạnh của lão già bóng tối nên đã làm một cuộc thử nghiệm, thách đấu với với lão già. Đối tƣợng nó chọn là một cô giáo của làng, hiền thục, hết lòng vì trẻ con, bởi nó tin cô là người đức hạnh sẽ được thần linh phù hộ. Thế nhƣng sau lời thách thức “ông thử làm cho cô giáo ngã xuống ngay trước mặt tôi”, cô giáo bị chết ngay trên bục giảng mà người ta