Tiết 36 Bài 31 : VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
4/ Thực hành- luyện tập
Chứng minh rằng vùng Đông Nam Bộ có khả năng phát triển nền kinh tế toàn diện ?
HS : Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, đất đai,nguồn nước, sinh vật, dân cư lao động, trình độ, tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
Thành phố quan trọng nhất của Đông Nam Bộ là : a. Biên Hòa. b. Bà Rịa - Vũng Tàu.
c. TP. Hồ Chí Minh d. Cả 3 thành phố trên.
Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ với lao động cả nước ? 5/Vận dụng:
Vẽ biểu đồ cột chồng bài tập 3/116, sgk.
Hoàn thành tập bản đồ, xem lại các dạng bài tập vẽ biểu đồ.
Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về vùng Đông Nam Bộ.
V.TƯ LIỆU:
VI.RÚT KINH NGHIỆM:
--- -
--- -
--- -
--- -
--- --- -
--- -
--- -
---
NS:05/01/2013
TIẾT 37. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tt)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
- Hiểu được ĐNB là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng khác. Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng
- Hiểu một số khái niệm tổ chức lãnh thổ công gnhiệp tiên tiến như khu công nghiệp, khu chế xuất
2. Về kỹ năng
- Cần kết hợp kênh chữ và kênh hình để phân tích, nhận xét một số vấn đề quan trọng của vùng.
- Phân tích, so sánh các số liệu, dữ liệu trong các bảng, trong lược đồ II. Phương tiện dạy học
- Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ
- Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế của vùng III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng - Dựa vào nội dung kênh chữ, nhận xét sự
thay đổi đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp trước và sau khi miền Nam giải phóng
- Căn cứ vào bảng 32.1, nhận xét tỉ trọng CN-XD trong cơ cấu kinh tế của vùng ĐNB và của cả nước
- Quan sát hình 32.2, hãy nhận xét sự phân bố sản xuất công nghiệp ở ĐNB.
- Giải thích vì sao SXCN lại tập trung chủ yếu ở TPHCM?( Lợi thế về VTĐL như sân bay, cảng; nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao; có cơ sở hạ tầng phát triển; luôn đi đầu trong chính sách phát triển
- Trong sản xuất công nghiệp, vùng ĐNB gặp phải những khó khăn gì?
- Dựa vào bảng 32.2, nhận xét tình hình phân bố cây công nghiệp lân năm ở ĐNB.
- Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở
IV. Tình hình phát triển kinh tế 1. Công nghiệp
- Công nghiệp- xây dựng tăng trưởng nhanh chiếm tỉ trọng lớn nhất lớn nhất trong GDP toàn vùng
- Cơ cấu sản xuất cân đối đa dạng bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ chế biến lương thực thực phẩm
- Ngành công nghiệp hiện đại: khai thác dầu khí, điện tử, công nghệ cao
- TPHCM, Biên Hòa, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng
2. Nông nghiệp
- Nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng
vùng này?( điều kiện đất xám, đất ba dan, khí hậu nóng quanh năm, là vùng không có gió mạnh)
* chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh
- Quan sát hình 32.2, xá định vị trí hồ Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An
- Nêu vai trò của hai hồ chứa nước này đối với sự phát triển nông nghiệp của ĐNB?( Hồ Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay, tưới tiêu cho 170 nghìn hecta đất thiếu nước thường xuyên ở Tây Ninh và Củ Chi; hồ Trị An điều tiết nước cho nhà máy thủy điện, cung cấp nước tưới cho NN, khu công nghiệp và đô thị ở ĐNai) - Vấn đề đặt ra hiện nay cho vùng là vấn đề gì?
- ĐNB là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.
- Cây công nghiệp, cây ăn quả là thế mạnh nông nghiệp của vùng
- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản mang lại nguồn lợi lớn
* Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học
4. Củng cố
- Tình hình sản xuất công nghiệp ở ĐNB thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất
- Nhờ những điều kiện nào mà ĐNB trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?( đất đai, khí hậu, tập quán và kinh nghiệm sản xuất, thị trường tiêu thụ, cơ sở công nghiệp chế biến)
* Cây công nghiệp lâu năm nào chiếm diện tích lớn nhất ở ĐNB:
a. Cà phê b. Tiêu c. Cao su d. Điều
* Bà Rịa- Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp:
a. Dịch vụ du lịch b. Cơ khí c. Chế biến thực phẩm d. Khai thác dầu khí
* Hồ Dầu Tiếng thuộc tỉnh nào:
a. Bình Phước b. Bình Dương c. Đồng Nai d. Tây Ninh 5. Dặn dò
- Học bài
- Chuẩn bị “Vùng Đông Nam Bộ”(tt) - Làm bài tập 3 trang 120
6. Rút kinh nghiệm
NS:5/01/2013
TIẾT 38. VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tt)
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
1. Về kiến thức
- Hiểu được dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và KT-XH, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết việc làm.
- Nắm được vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 2. Về kỹ năng
- Nắm vững phương pháp kết hợp kênh chữ và kênh chữ để phân tích và giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng ĐNB.
- Khai thác thông tin trong bảng và lược đồ.
II. Phương tiện dạy học
- Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ
- Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế của vùng III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:
-Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà vùng ĐNB trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng - GV giới thiệu các ngành thuộc lĩnh vực
dịch vụ
( tiêu dùng: thương nghiệp, khách sạn), sản xuất( GTVT, tài chính), công cộng(KHCN, GD,ytế, văn hóa...)
- Dựa vào bảng 33.1, hãy nhận xét một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng so với cả nước?
- Vì sao TPHCM là đầu mối giao thông hàng đầu của vùng và cả nước?
- Dựa vào hình 14.1, hãy cho biết từ TPHCM có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?
* Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam gọi tắt là FDI
- Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ĐNB có sức hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài?( VTĐL, số dân, nguồn lao động, thị trường, cơ sở hạ tầng phát triển, chính sách thông thoáng...) - Hoạt động xuất khẩu của TPHCM có những thuận lợi gì?