Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 9 cả năm đầu đủ (Trang 63 - 69)

1. Kiến thức:

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế – xã hội.

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của vùng.

2. Kĩ năng:

- Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.

- Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên hoặc át lát địa lí tự nhiên để phân tích và trình bày về đặc điểm tự nhiên.

- Phân tích các bảng thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của vùng.

3. Thái độ:

- GD HS có ý thức học tập nghiêm túc, đúng đắn.

II. Chuẩn bị của GV và HS :

1. Chuẩn bị của GV: SGK + SGV Địa 9. Bản đồ tự nhiên VN 2. Chuẩn bị của HS: Phiếu học tập theo nhóm

III. Tiến trình bài dạy:

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ 3/ Bài mới

Hoạt động của Thầy- Trò. Ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng (13phút) GV: Treo bản đồ tự nhiên - giới thiệu- y/

c HS quan sát lược đồ sgk + bản đồ, hãy:

? XĐ giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?

HS: XĐ trên bản đồ các phía.

GV: Chốt kiến thức + chỉ bản đồ, kết

I/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:

luận.

? Vị trí địa lí có ý nghĩa như thế nào?

HS: Ngã tư đường Bắc- Nam, Đông- Tây.

GV phân tích- mở rộng:

- Các nước tiểu vùng sông Mê Công:

Lào- Thái Lan và Mianma.

- Với ngã tư đường của vùng, mở ra triển vọng hợp tác giao lưu kinh tế- văn hoá giữa các nước.

- Đường số 9 được chọn là một trong các con đường xuyên ASEAN và cửa khẩu Lao Bảo trở thành khu vực trọng điểm phát triển kinh tế và thương mại.

- Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang. Giới hạn lãnh thổ kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam.

- Tiếp giáp:

+ Bắc giáp:vùng TDvà MN Bắc Bộ; vùng ĐB sông Hồng.

+ Nam: giáp duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Đông: giáp biển.

+ Tây giáp: Lào.

- ý nghĩa : cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra Biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông –Tây của các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng (15 phút)

GV: Y/c HS quan sát bản đồ tự nhiên + lược đồ sgk + kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau theo nhóm:

? Dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ?

? So sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản ở phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn?

? Nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ? Nêu tác hại và biện pháp giảm thiểu tác hại thiên tai cho vùng?

HS: Các nhóm nhận nhiệm vụ; nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, thảo luận với thời gian 8 phút.

HS: Cử đại diện trình bày; các nhóm các bổ sung, nhận xét.

GV: CKT trên bản đồ tự nhiên:

II/ Điều kiện tự nhiên và tài ngưyên thiên nhiên.

- Đặc điểm :

+ Thiên nhiên có sự phân hoá giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ đông sang tây.

- Bắc Trung Bộ có sự khác biệt giữa phía bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.

- Dải Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu của vùng. Sườn đón gió mùa Đông Bắc gây mưa lớn, đón bão gây hiệu ứng phơn Tây Nam làm nhiệt độ cao, khô, nóng kéo dài suốt mùa hè.

- Địa hình thể hiện rõ nhất sự phân hoá từ Tây sang Đông (núi, gò đồi, đồng bằng, biển, hải đảo).

- Vùng là địa bàn sảy ra thiên tai rất nặng nề.

-Tài nguyên rừng, khoáng sản tập trung ở phía bắc dãy Hoành Sơn. Tài nguyên du lịch phát triển ở phía nam dãy Hoành Sơn.

+ Từ tây sang đông tỉnh nào trong vùng cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển

- Thuận lợi : có một số tài nguyên quan trọng là rừng, khoáng sản, du lịch, biển...

- Khó khăn : thiên tai thường xảy ra (bão, lũ, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay)

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư- xã hội của vùng (10 phút) GV: Y/c HS quan sát bảng 23.1 cho biết:

? Sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của Bắc Trung Bộ?

? So sánh đặc điểm dân cư Trung du và MN phía Bắc có gì khác nhau?

HS: Người kinh sống xen kẽ với người dân tộc.

? Tại sao có sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế của vùng?

HS: Do ảnh hưởng của địa hình.

GV kết luận:

? Dựa vào bảng 23.2 sgk hãy nhận xét sự chênh lệch của các chỉ tiêu của vùng so với cả nước?

HS: Trả lời, HS khác bổ sung.

GV nhấn mạnh: tiềm năng con người của vùng:

- Truyền thống hiếu học: tỉ lệ người biết chữ cao hơn cả nước (91,3%).

- Truyền trống lao động anh dũng.

- Tiềm năng du lịch sinh thái; văn hoá- lịch sử.

HS: Đọc kết luận chung sgk.

III/ Đặc điểm dân cư- xã hội.

- Đặc điểm: là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư, dân tộc và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa phía Đông và phía Tây của vùng.

- Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên.

- Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

4/ Củng cố

? Xác định vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng trên bản đồ tự nhiên?

? Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?

5/ Dặn dò

1. Lý thuyết: Học ND các mục I, II, III.

2. Bài tập: Làm bài tập 3 sgk trang 85 3. Chuẩn bị bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ:

+ Đọc, quan sát kĩ hình – Trả lời theo CH sgk.

Ngày soạn: 16/11/2012

TIẾT 26 - BÀI 24. VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tiếp theo).

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ.

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của các trung tâm.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng lược đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ hoặc át lát địa lí Việt Nam để trình bày sự phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu của vùng Bắc Trung Bộ.

- Phân tích các bảng thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm tình hình phát triển một số ngành kinh tế của vùng.

3. Thái độ:

- GD HS có ý thức học tập nghiêm túc, đúng đắn.

II. Chuẩn bị của GV và HS :

1. Chuẩn bị của GV: SGK + SGV Địa 9. Át lát địa lí VN 2. Chuẩn bị của HS: sgk ; kiến thức

III. Tiến trình bài dạy:

Hoạt động của Thầy- Trò. Ghi bảng.

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)

? Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế- xã hội?

HS: - Thuận lợi : có một số tài nguyên quan trọng là rừng, khoáng sản, du lịch, biển... ; Vùng có nhiều sông, nhiều cửa sông nên thuận lợi cho GT vận tải đường thuỷ.

- Khó khăn : thiên tai thường xảy ra (bão, lũ, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay)

Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của vùng (25 phút) IV/ Tình hình phát triển kinh tế.

1. Nông nghiệp:

GV: Y/c HS quan sát H24.1 sgk hãy:

? Nhận xét mức độ đảm bảo lương thực ở BTB?

HS: Với 333,7 kg/người BTB lương thực vừa đủ ăn, không có phần dôi dư để dự trữ và xuất khẩu.

? Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng?

HS: Khí hậu, đất đai, hạ tầng cơ sở, dân số...

GV kết luận:

GV: Y/c HS quan sát H 24.3 hãy:

? Xác định các vùng nông lâm kết hợp?

HS: Xác định trên lược đồ.

? Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ?

HS: Phòng chống lũ quét, hạn chế cát bay, cát lấn, tác hại của gió phơn Tây Nam, bão, lũ....

? Các thế mạnh và thành tựu trong phát triển nông nghiệp?

HS: Trình bày; HS khác bổ sung, nhận xét.

GV: CKT.

GV: Y/c HS quan sát H 24.2 + lược đồ H24.3 và át lát địa lí VN hãy thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

? Dựa vào H24.2 nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ?

? Quan sát H24.3 XĐ vị trí của các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, ti tan, đá vôi. Ngành nào có thế mạnh ở BTB, dựa vào nguồn khoáng sản nào của vùng?

? Cho biết những khó khăn của CN ở Bắc

- Lúa : Sản xuất lương thực kém phát triển, năng suất lúa cũng như bình quân lương thực có hạt (lúa, ngô) theo đầu người ở mức thấp hơn so với cả nước.

- Vùng có thế mạnh phát triển :

+ Trồng rừng theo hướng nông- lâm kết hợp.

+ Trồng cây công nghiệp ngắn ngày như : lạc, vừng...

+ Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản : phát triển ở vùng ven biển phía đông.

2. Công nghiệp:

- Giá trị sản xuất công nghiệp từ 1995 đến 2002 tăng rõ rệt.

- CN khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng là ngành có thế mạnh ở Bắc Trung

Trung Bộ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng tự nhiên và kinh tế của vùng.

HS: Các nhóm hoạt động trong thời gian 5 phút.

HS: Đai diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

GV kết luận:

GV: Cùng với những triển vọng lớn do nhiều dự án kinh tế đang được triển khai trong xu thế kinh tế mở, dịch vụ của Bắc Trung Bộ phát triển như thế nào?

GV: Y/c HS quan sát H24.3 nhận xét hoạt động vận tải của vùng?

HS: Vị trí trên trục giao thông xuyên Việt và hành lang Đông- Tây.

? XĐ vị trí các quốc lộ 7,8,9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này?

HS: Nối liền các cửa khẩu biên giới Việt- Lào với cảng biển nước ta.

GV: CKT- kết hợp chỉ lược đồ.

? Hãy kể tên một số điểm du lịch ở Bắc Trung Bộ?

? Tại sao du lịch trở thành thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?

HS: Có đủ các loại hình du lịch dịch vụ: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá- lịch sử...

Bộ.

3. Dịch vụ:

- Hệ thống GTVT có ý nghĩa kinh tế và quốc phòng đối với toàn vùng và cả nước.

- Có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch.

Hoạt động 3: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế của vùng (10 phút)

? Nhận xét và XĐ trên lược đồ H24.3 những ngành công nghiệp chủ yếu của các thành phố trung tâm kinh tế quan trọng của vùng ?

V/ Các trung tâm kinh tế:

- Các TT kinh tế quan trong của vùng là: Thanh Hoá, Vinh, Huế.

Hoạt động 4: Củng cố (5 phút)

? Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở vùng Bắc Trung Bộ?

? Vùng có những trung tâm kinh tế quan trọng nào? Xác định trên lược đồ?

IV. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2phút ) 1. Lý thuyết: Học ND các mục III, IV

2. Bài tập: Làm bài tập sgk vào vở

3. Chuẩn bị trước bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, theo gợi ý sau:

+ Nghiên cứu kĩ lược đồ + các bảng số liệu + các ảnh sgk.

+ Trả lời theo gợi ý mỗi phần.

+ Sưu tầm tranh ảnh, tư lệu về vùng.

+ Mỗi nhóm tự chuẩn bị 1 phiếu học tập.

NS: 21/11/2011

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí 9 cả năm đầu đủ (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w