Phương pháp xác định độ âm điện theo Paulinh

Một phần của tài liệu Bai ging c s ly thuyt hoa vo c ngo (Trang 30 - 31)

Trên cơ sở thực nghiệm, Paulinh nhận xét rằng: trong phân tử AB, nếu liên kết giữa A và B là liên kết cộng hoá trị thuần tuý, năng lượng của liên kết

đơn EA-B bằng trung bình cộng của năng lượng các liên kết đơn EA-A và EB-B.

EA-B =

21 1

(EA-A + EB-B)

Nhưng thường là liên kết A-B phân cực theo sơ đồ A+ - B− hoặc A− - B+ và làm cho liên kết có một phần tính chất ion. Các phép tính tốn lý thuyết về liên kết hố học cho biết: năng lượng của liên kết hỗn hợp ion - cộng hoá trị lớn hơn là năng lượng của liên kết cộng hoá trị thuần tuý hoặc của liên kết ion

thuần tuý. Năng lượng chênh lệch đó được ký hiệu là ∆ và được xác định bởi

hệ thức:

∆ = EA-B -

21 1

(EA-A + EB-B)

Nếu liên kết là cộng hố trị thuần t thì ∆ = 0 và nếu ∆ ≠ 0 thì ở một mức

độ nào đó liên kết có tính chất ion. Vì tính chất ion của liên kết phụ thuộc vào

sự khác nhau về độ âm điện của nguyên tử tham gia liên kết, nên ∆ cũng phụ

thuộc vào sự khác nhau đó.

Nếu gọi χ là độ âm điện của mỗi nguyên tử thì hiệu số |χA - χB| phải liên

quan với ∆ theo hệ thức sau do Paulinh đề nghị:

|χA - χB| = 06 , 23 ∆ = 0,208 ∆

∆ được biểu thị bằng kcal/mol, độ âm điện χ bằng eV (1eV = 23,06 kcal/mol).

Đối với một nguyên tố bất kỳ, trị số độ âm điện có thể chọn tuỳ ý, Paulinh đề nghị lấy độ âm điện của flo bằng 4 làm trị số chuẩn để so sánh, từ đó có thể

xác định độ âm điện của các nguyên tố khác nếu biết những dữ kiện về năng

Thang độ âm điện của Paulinh hiện nay rất được phổ biến, tuy nhiên

nhược điểm của phương pháp này là nhiều dữ kiện về năng lượng liên kết

không xác định trực tiếp được.

Hiện nay chưa có phương pháp nào xác định trị số tuyệt đối của độ âm điện mà chỉ xác định được các trị số tương đối.

Một phần của tài liệu Bai ging c s ly thuyt hoa vo c ngo (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)