- Hydrua dễ bay hơi: gồm hydrua của bo và tất cả các nguyên tố thuộc
R L Bậc tự do của hệ cân bằng này là:
2.3.1.1. Một số thuyết axit-bazơ trước Arrhénius
Ban đầu, các định nghĩa về axit-bazơ dựa trên những tính chất xác định bằng thực nghiệm chứ khơng dựa vào thành phần của chúng.
Từ thời cổ người ta đã biết axit axetic (dấm). Các nhà giả kim thuật đã
xếp bên cạnh axit axetic các axit clohidric, axit sunfuric, axit nitric ... Các chất này có những tính chất rất giống nhau nên được xếp thành một nhóm đặc biệt gọi tên là AXIT. Tên axit xuất phát từ tiếng latinh ACETUM nghĩa là chua ...
Người ta cũng đã biết có một loại hợp chất có những tính chất hồn tồn trái ngược với những tính chất của axit. Ban đầu người ta thu được những
chất này từ tro than của một số thực vật, vì vậy người ta gọi tên chúng là
Chương 2 – Các chất vô cơ
______________________________________________________________
Cuối thế kỷ 16, Van Helmout đã định nghĩa các chất kiềm, amoniac là
những bazơ và người ta cũng biết rằng các bazơ tác dụng với axit thì tạo ra muối.
Từ thế kỷ 17, Robert boyle)đã cho rằng: “Axit nguyên chất hay dung dịch axit là những chất có vị chua, hồ tan được nhiều chất khơng tan trong nước (đặc biệt hồ tan một số kim loại). Axit mất tất cả các tính chất đó khi thêm vào một lượng kiềm vừa đủ”.
Nhà hoá học Lemery (1645 - 1715) cho rằng: “Axit là những chất có gai
nhọn và điều đó được thực nghiệm xác nhận: chỉ cần nếm thử một chút axit
cũng đủ thấy cảm giác như là bị kim châm. Như vậy, vị chua của axit là do
các gai nhọn chích vào lưỡi gây nên ...”. Cũng tương tự như vây, ông giải thích tính chất của các bazơ như sau: “Kiềm là những chất gồm những phân tử có dạng tù, dễ bị vỡ và có những lỗ khuyết. Trong phản ứng trung hoà,
những gai nhọn của axit xâu vào lỗ khuyết của bazơ và làm mất tác dụng của cả axit lẫn bazơ”.
Đến giữa thế kỷ 18, người ta đã cố gắng hệ thống hoá khái niệm axit-
bazơ và dựa vào thành phần phân tử để định nghĩa axit-bazơ.
- Thuyết oxi về axit của A. Lavoisier (1743 - 1794):
Trước một số lớn các chất tạo thành do sự cháy trong oxi và chúng có tính axit trong dung dịch, Lavoisier cho rằng oxi là nguyên tố mang tính chất
axit. Theo ơng thì:
Axit = oxi + gốc axit
Dần dần, người ta thấy nhiều dữ kiện thực nghiệm không phù hợp với lý thuyết của Lavoisier.
Sau đó Davy chứng minh được rằng trong axit clohidric (HCl) cũng như axit xianhidric (HCN) khơng có oxi và ơng cho rằng: “Chứa axit của một chất phụ thuộc vào cấu tạo của nó chứ khơng phụ thuộc vào chỗ trong phân tử chất
đó phải có một nguyên tố đặc biệt mang tính axit” (ý kiến của Davy đã đi
trước Liuyt - tác giả thuyết electron về axit-bazơ một thế kỷ).
- Thuyết hidro về axit.
Tất cả các axit đã biết thời đó đều chứa nguyên tố hidro và người ta lại
trở về với ý nghĩ cho rằng có một nguyên tố đặc biệt mang tính axit và ngun
tố đó là hidro.
Dựa trên những dữ kiện của hoá học hữu cơ, nhà hoá học Đức Von
Liebig (1803 - 1900) cho rằng: “Không phải bất kỳ nguyên tử hidro nào trong
phân tử cũng đều mang tính axit mà chỉ những nguyên tử hidro có thể thay thế bằng kim loại mới mang tính axit”.